Siêu âm đầu dò có vệ sinh không? Có lây bệnh không?

Dương Thị Trà My

14-04-2021

goole news
16

Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật siêu âm vùng chậu để thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý ở cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng... Tuy nhiên rất nhiều chị em phụ nữ khi thực hiện siêu đâm đều thắc mắc “Siêu âm đầu dò có vệ sinh không, có lây nhiễm các bệnh không?" Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Siêu âm đầu dò có vệ sinh không?

Siêu âm đầu dò có vệ sinh không?

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm sử dụng một đầu dò đi vào ống âm đạo. Đầu dò sẽ phát ra sóng siêu âm tần số cao, sau đó thu lại và mã hóa, từ đó hiển thị lên màn hình hình ảnh tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản với độ phân giải cao giúp chẩn đoán các bệnh lý phụ khoa.

Siêu âm đầu dò thường được chỉ định với những trường hợp nghi ngơ mang thai hoặc đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ; người có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung; kiểm tra tim thai; đánh giá các khối u ở buồng trứng và trong tiểu khung…

Tùy theo từng mục đích chẩn đoán mà bác sĩ sẽ có chỉ định siêu âm đầu dò hậu môn hoặc là siêu âm đầu dò âm đạo cho bệnh nhân:

Khi nào cần thực hiện siêu âm đầu dò?

Người bệnh nên siêu âm đầu dò khi có những dấu hiệu dưới đây:

Cơ thể có dấu hiệu bất thường

Đau tức vùng xương chậu

Âm đạo chảy máu bát thường không rõ nguyên nhân

Người có u xơ tử cung, u nang buồng trứng

Người cần kiểm tra vị trí vòng tránh thai

Phụ nữ gặp vấn đề về kinh nguyệt: rối loạn kinh nguyệt, thống kinh…

Khám phụ khoa định kỳ

Khi thăm khám phụ khoa định kỳ, chị em phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm đầu dò để kiểm tra kỹ hơn về hệ cơ quan sinh dục và chẩn đoán các bệnh lý phụ khoa:

Nghi ngờ mang thai ngoài tử cung

Đánh giá các khối u

Đo độ dày niêm mạc tử cung

Đo kích thước trứng nhằm xác định thời điểm rụng trứng (trong thụ tinh nhân tạo)

Chẩn đoán các bệnh lý vùng tiểu khung, trực tràng, tuyến tiền liệt.

Chị em có thể được chỉ định siêu âm đầu dò khi khám phụ khoa

Chị em có thể được chỉ định siêu âm đầu dò khi khám phụ khoa

Khám cho phụ nữ đang mang thai

Đối với những phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò giúp:

Xác nhận sớm tình trạng mang thai

Kiểm tra tim thai ở tuần 6 - 8, phát hiện sớm tim bẩm sinh hay các dấu hiệu bất thường khác

Phát hiện bất thường nhau thai

Xác định nguyên nhân gây tình trạng ra máu âm đạo

Chẩn đoán nguy cơ sẩy thai, sinh non

Siêu âm đầu dò thường được chỉ định trong những tháng đầu của thai kỳ. Đây là bước rất quan trọng giúp nhận biết có thai trong giai đoạn phôi thai còn rất nhỏ.

Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò còn hỗ trợ trong những trường hợp thai nhi đã phát triển lớn và quay đầu xuống dưới che khuất sóng âm khiến bác sĩ khó xác định vị trí của bánh nhau.

Các bước tiến hành siêu âm đầu dò

Bệnh nhân không cần chuẩn bị nhiều khi siêu âm đầu dò. Lưu ý quan trọng nhất đó là cần đi vệ sinh trước khi thăm khám hoặc phải uống nước nếu cần làm căng bàng quang tùy thuộc mục đích kiểm tra.

Bước 1: Bệnh nhân có thể được yêu cầu mặc váy, bỏ quần lót.

Bước 2: Bệnh nhân nằm lên bàn siêu âm, gác 2 chân lên giá đỡ, bác sĩ có thể kê một gối nhỏ ở phần hông để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 3: Bác sĩ đưa đầu vào bên trong âm đạo (sâu khoảng 5-7cm).

Một số trường hợp có thể truyền nước muối vào lòng tử cung để giúp tạo hình ảnh rõ nét hơn. Tuy nhiên thủ thuật này không được thực hiện trên phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân đang bị nhiễm trùng.

Bước 4: Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu. Tín hiệu này được mã hóa và được thể hiện bằng những hình ảnh hiện trên màn hình máy tính (kết nối trực tiếp với đầu dò). Trong quá trình siêu âm, đầu dò siêu âm có thể được xoay nhẹ để thu được hình ảnh tổng thể về hệ cơ quan bên trong.

Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ có thể chẩn đoán kịp thời các bệnh lý nếu có.

Siêu âm đầu dò có vệ sinh không?

Rất nhiều chị em phụ nữ khi tiến hành siêu âm đầu dò đều có thắc mắc rằng: Siêu âm đầu dò có vệ sinh không? Có nguy cơ lây bệnh không bởi một đầu dò được sử dụng với tất cả các bệnh nhân?

Tuy nhiên các chị em cần lưu ý, trước khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ dùng bao cao su bọc lại đầu dò siêu âm. Khi siêu âm xong, bác sĩ sẽ dùng giấy y tế bọc luôn cả bao cao su để lấy bao cao su ra, đồng thời lau đầu dò siêu âm và thay bao cao su mới. Vì vậy chị em phụ nữ không nên cần lo lắng về vấn đề vệ sinh đầu dò hay lây nhiễm bệnh. Siêu âm đầu dò thường sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu tuy nhiên không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chị em cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để tiến hành siêu âm đầu dò để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Đội ngũ Chuyên gia Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm giúp chị em yên tâm thăm khámĐội ngũ Chuyên gia Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm giúp chị em yên tâm thăm khám

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa lành nghề, có chuyên môn cao cùng hệ thống máy siêu âm hiện đại mang giúp chị em không có rủi ro sức khỏe nào khi thực hiện siêu âm qua ngã âm đạo.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 19001806!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,073

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám