Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Hương Thắm

29-08-2020

goole news
16

Khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo để quan sát. Do đó, nhiều mẹ bầu vẫn lo ngại rằng không biết phương pháp này có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Siêu âm đầu dò và những điều cần biết 

Siêu âm đầu dò là gì?

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản phụ khoa. Với đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tử cung, buồng trứng, chẩn đoán thai giai đoạn sớm,... 

Điểm nổi bật của đầu dò là quan sát thấy tất cả các bộ phận khung dưới mà siêu âm bụng không thể thấy được. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng với phụ nữ đã quan hệ tình dục. Và nó cũng đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm, tránh những rủi ro khi thao tác như làm tổn thương niêm mạc bên trong,...

Thiết bị đầu dò được thiết kế an toàn khi đặt vào âm đạo.

Thiết bị đầu dò được thiết kế an toàn khi đặt vào âm đạo.

Siêu âm đầu dò có ý nghĩa như thế nào với mẹ bầu?

Siêu âm đầu dò là một trong những bước thăm khám quan trọng với mẹ bầu. Phương pháp này hay được chỉ định trong giai đoạn mới mang thai. Cụ thể, phụ nữ mang thai khoảng 4 - 8 tuần, trong lần siêu âm đầu tiên. Khi này phôi thai còn quá nhỏ, siêu âm bụng rất khó thấy. Nhờ đầu dò siêu âm chuyên dụng đặt ở âm đạo, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác có thai hay không, đồng thời: 

- Xác định vị trí thai nhi nhằm phát hiện sớm các trường hợp thai ngoài tử cung. Nhờ đó, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người mẹ. Phòng ngừa nguy cơ vỡ tử cung gây nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng....  

- Giúp quan sát được sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu, sự hoạt động của tim thai. Đồng thời, đánh giá tim thai. Nếu thai khoảng 6 - 8 tuần, không thấy hoạt động của tim thai nghi ngờ thai ngừng phát triển.

- Đánh giá sớm số lượng thai, thai 1 noãn hay khác noãn. 

Một số trường hợp ít hơn, siêu âm đầu dò được chỉ định khi thai đã lớn. Đầu thai nhi quay xuống dưới che khuất sóng âm, khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Kỹ thuật đầu dò sẽ xác định vị trí chính xác của bánh nhau.

Siêu âm đầu dò

Nếu có nhiều điều lo lắng, trước khi siêu âm mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ hơn.

Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Do thao tác thực hiện là đưa dụng cụ vào vùng nhạy cảm khiến phần đông mẹ bầu lo lắng điều này ảnh hưởng tới thai nhi. Thậm chí có những mẹ e ngại nó sẽ gây đau, gây sảy thai và nhất định không siêu âm. Vậy thực hư như thế nào?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa BVĐK Phương Đông cho biết, trong quá trình siêu âm, bác sĩ chỉ đưa đầu dò và di chuyển nhẹ nhàng thiết bị quanh âm đạo chứ không hề đưa sâu vào bên trong. Phương pháp khám bệnh này được chứng minh là an toàn, không sử dụng bức xạ. Nó không gây bất kỳ ảnh hưởng gì tới thai nhi hay tử cung, cổ tử cung của người mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa sản. Tại đây sẽ có thiết bị hiện đại và bác sĩ giàu kinh nghiệm.  

Để tìm hiểu thêm về siêu âm đầu dò, thai sản trọn gói hoặc đặt lịch khám siêu âm thai với TTUT.BSCKII Nguyễn Đức Thuấn (Nguyên Trưởng khoa Sản 2 - BV Phụ sản Trung ương); TTND.TS.BSCKII Nguyễn Huy Bạo (Nguyên Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội) hãy nhắn tin tại đây m.me/benhviendakhoaphuongdong hoặc gọi ngay 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,236

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám