Mang thai là một trình vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng. Niềm vui đó lại nhân lên gấp bội phần khi người mẹ biết tin mình mang thai đôi khác trứng. Tuy nhiên, điều này cũng tăng nguy cơ gặp các biến chứng trong thai kỳ. Vậy nên trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề sinh đôi khác trứng.
Hiện tượng sinh đôi khác trứng là gì?
Sinh đôi khác trứng (cặp song sinh không giống nhau) là trường hợp người mẹ có 2 quả trứng rụng cùng một lúc với nhau và được thụ với 2 tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng thời điểm. Theo thống kê, cứ 100 bà bầu sẽ có khoảng 5 người mang thai đôi và 2/3 trường hợp trong số đó là mang song thai khác trứng.
Hình ảnh hai em bé sinh đôi khác trứng
Những cặp sinh đôi khác trứng sẽ có nhiều khác biệt về mặt di truyền hơn so với các cặp sinh đôi cùng trứng. Cấu trúc ADN của các cặp này chỉ giống nhau chừng 50%. Chính vì vậy, các em bé song sinh khác trứng khi chào đời có thể có ngoại hình và giới tình không giống nhau.
Cũng có một số trường hợp đặc biệt, người mẹ mang thai sinh đôi khác trứng bắt nguồn từ việc người mẹ đã mang thai nhưng thụ thai thêm 1 lần nữa. Trường hợp này xảy ra khi có thêm một quả trứng của người mẹ rụng sau khi mang thai và được thụ tinh với một tinh khác trong cùng tháng. Hiện tượng này được gọi là bội thụ tinh kỳ khác.
Sự khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và khác trứng mà các mẹ nên biết
Quá trình phát triển của thai sinh đôi khác trứng
“Thai sinh đôi khác trứng phát triển như thế nào?” - Chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các ông bố, bà mẹ khi biết tin vui mình mang song thai khác trứng. Quá trình phát triển của 2 thai nhi khác trứng được tóm tắt như sau:
- Đầu tiên, 2 quả trứng sau khi đã được thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển, phân chia thành hàng trăm tế bào và gắn chặt vào thành tử cung người mẹ. Mỗi thai nhi được nằm trong một túi ối riêng biệt và hình thành các bộ phận trên cơ thể. Cho đến tuần thứ 8 của thai kỳ, các em bé sẽ có 2 tay, 2 chân và bắt đầu phát triển hệ thần kinh.
- Đến tuần thai thứ 12, hai em bé bắt đầu biết duỗi và đá, mí mắt và móng tay cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển. Đến 16 tuần tuổi, mỗi em bé sẽ hình thành một dấu vân tay riêng. Tóc của em bé sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần 20.
- Đến thời điểm 24 tuần tuổi, bắt đầu hình thành lông mày. Thường đến tuần thứ 28, cặp song thai có thể mở mí mắt và hình thành lớp mở đầu tiên ở dưới da. Đến 32 tuần tuổi thì chân và tay của em bé đã phát triển khá đầy đủ. Lúc này, hai em bé đã sẵn sàng chào đời trong vài tuần tiếp theo.
[Giải đáp] Cơ chế sinh đôi khác trứng xảy ra như thế nào?
Những điều thú vị của cặp song sinh khác trứng
Nhiều người thường lầm tưởng rằng các cặp sinh đôi đều giống nhau, vậy “sinh đôi khác trứng có giống nhau không?”. Trên thực tế, điều này chỉ đúng với những cặp sinh đôi cùng trứng còn những cặp sinh đôi khác trứng thì không. Dưới đây là một số điều thú vị của cặp song sinh khác trứng mà bạn nên biết:
- 2 em bé sinh ra có thể có giới tính giống nhau hoặc khác nhau, nghĩa là người mẹ có thể sinh ra 2 bé trai hoặc 2 bé gái hoặc 1 bé trai và 1 bé gái.
- 2 bé có thể không giống nhau nhiều như các cặp sinh đôi cùng trứng, 2 em bé có thể khác màu da, nếu bố và mẹ có màu da khác nhau.
- Tỷ lệ phụ nữ sinh đôi khác trứng ở các quốc gia Trung Phi là cao nhất, còn châu Mỹ Latinh và châu Á là thấp nhất.
- Mang thai song sinh có thể khiến cho nhiều nhu cầu trong thời gian thai kỳ của người mẹ tăng cao.
- Sinh đôi nhưng không cùng cha: Trường hợp này xảy ra khi người phụ nữ rụng 2 quả trứng và có quan hệ với nhiều người đàn ông. Mỗi quả trứng được thụ tinh bởi tinh trùng của một người đàn ông khác nhau.
- Song sinh không trùng ngày thụ thai: Khi người mẹ đã mang thai nhưng vẫn rụng thêm 1 quả trứng và tinh trùng khác thụ tinh trong tháng đó.
- Song sinh không trùng sinh nhật: Thông thường, mỗi em bé trong ca sinh đôi chỉ chào đời cách nhau vài phút. Nhưng y khoa thế giới đã ghi nhận nhiều ca sinh đôi cách nhau nhiều ngày và thậm chí là nhiều tuần. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân thú vị là người mẹ chuyển dạ và sinh con vào lúc nửa đêm, em bé đầu tiên sinh vào đêm hôm trước và em bé thứ hai sinh vào sáng hôm sau.
Cặp sinh đôi khác trứng cùng giới nhưng có màu da không giống nhau
Yếu tố nào làm gia tăng khả năng sinh đôi khác trứng?
Theo nghiên cứu, việc sinh đôi khác trứng phụ thuộc khác nhiều vào khía cạnh di truyền, trong khi đó khả năng mang song thai cùng trứng thì không. Cụ thể, một số yếu tố có khả năng làm tăng cơ hội sinh đôi khác trứng như:
- Độ tuổi: Với những người phụ nữ trên 30 tuổi mang thai thì tỷ lệ mang đa thai sẽ cao hơn. Bời vì ở độ tuổi này, lượng nội tiết tố FSH (hormone kích thích rụng trứng) được cơ thể người phụ nữ giải phóng nhiều hơn, làm tăng khả năng rụng nhiều trứng cùng lúc.
- Yếu tố di truyền: Nếu thai phụ từng mang thai sinh đôi khác trứng hoặc có mẹ, bà và người thân từng mang song thai khác trứng thì khả năng sinh đôi sẽ cao hơn những người khác.
- Chỉ số BMI: Những phụ nữ có chỉ số BMI cao trên 30 thì khả năng mang thai đôi cao hơn so với người có chỉ số BMI thấp.
- Vóc dáng: So với những phụ nữ thấp bé thì những phụ nữ cao to thường có cơ hội sinh đôi khác trứng cao hơn.
- Mang thai càng nhiều lần, cơ hội mang song thai khác trứng càng cao. Đặc biệt là đối với những người phụ nữ cho con bú.
- Phụ nữ sử dụng nhiều sản phẩm làm từ sữa sẽ có khả năng sinh đôi cao hơn so với những người khác.
- Áp dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản, như kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có sử dụng thuốc kích thích rụng trứng hay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ chuyển cùng lúc nhiều phôi vào tử cung người mẹ.
Tiêm thuốc kích thích rụng trứng khi áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản làm tăng khả năng sinh đôi khác trứng
Sinh đôi khác trứng có nguy hiểm không?
Tương tự như các trường hợp mang đa thai thì sản phụ mang thai đôi khác trứng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ hơn so với mang thai đơn. Những biến chứng thai kỳ khi sinh đôi khác trứng thường gặp bao gồm:
- Các em bé sinh ra có thể nhẹ cân hơn so với tuổi thai bình thường.
- Trong những tuần cuối thai kỳ, khi hai bé đã phát triển khá lớn, không gian bên trong tử cung sẽ bị bó hẹp lại. Điều này có thể phần nào ảnh hướng đến sự phát triển của các bé.
- Thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như tăng huyết áp.
- Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai cao hơn hoặc khả năng có một trong hai bé sẽ tử vong khi chào đời.
- Tăng nguy cơ sinh non tăng cao.
Một số lưu ý khi sinh đôi khác trứng
Mang song thai chắc chắn sẽ có những khó khăn và nguy hiểm hơn so với mang thai đơn. Vậy nên dù mẹ mang thai đôi cùng trứng hay khác trứng thì trong quá trình mang song thai, mẹ bầu cần lưu ý:
Khám thai định kỳ
Mẹ bầu mang thai đôi thường được khuyên nên khám thai thường xuyên, theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, việc siêu âm càng được chú trọng hơn. Điều này nhằm phát hiện sớm các biến chứng thai sản nguy hiểm và đánh giá tình trạng của thai nhi để có hướng can thiệp kịp thời.
Đặc biệt, đối với những thai phụ mang thai đôi thì việc làm các xét nghiệm trước sinh như Double test, Triple test, NIPT,... cũng rất quan trọng. Vì những trường hợp này có nguy thai nhi dị tật cao hơn những trường hợp mang thai đơn thông thường khác.
Mẹ bầu mang song thai khác trứng nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết
Hiện tại, BVĐK Phương Đông đang có chính sách khám thai ngoài giờ (Phòng khám chuyên khoa Sản hoạt đồng từ 7h00 - 20h00), mẹ bầu có nhu cầu khám thai cùng chuyên gia trên 30 kinh nghiệm vui lòng Đăng ký khám hoặc liên hệ đến Hotline 1900 1806 để đặt lịch trước.
Chế độ dinh dưỡng
Phụ nữ mang thai đôi cần phải bổ sung nhiều năng lượng hơn so với khi mang thai đơn. Vì vậy, mẹ bầu cần phải xây dựng một chế độ sinh dưỡng khoa học để phòng ngừa tối đa các biến chứng trong thai kỳ. Thực đơn của mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, phong phú, ưu tiên các sản phẩm giàu sắt như các loại ngũ cốc, các loại thịt đỏ,...
Ngoài ra, trong quá trình mang thai đôi, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng để giúp thai nhi luôn khỏe mạnh. Trong đó, các thực phẩm bổ sung canxi, sắt, kẽm, vitamin D,... là lựa chọn hàng đầu giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Bổ sung đủ nước
Nước chiếm khoảng 75% cơ thể của mỗi chúng ta và khi mang thai, nội tiết rau thai có xu hướng giữ nước. Nhu cầu sử dụng nước của thai phụ tăng hơn so với người bình thường khoảng 20 - 30%, đặc biệt là đối những mẹ bầu mang thai đôi, thai ba,... Nếu thiếu nước thì có gây ảnh hưởng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy nên mẹ bầu mang thai đôi cần lưu ý bổ sung đầy đủ nước.
Mẹ bầu sinh đôi an tâm “vượt cạn” thành công cùng thai sản trọn gói Phương Đông
Nếu mẹ đang phân vân chưa biết lựa chọn “điểm dừng chân lý tưởng nào” để an tâm chào đón con yêu thì thai sản trọn gói Phương Đông - “Top 10 tin dùng Việt Nam” chắc chắn là một gợi ý không nên bỏ quả. Đến với Phương Đông cả mẹ và bé sẽ được chăm sóc toàn diện cả trước, trong và sau sinh cùng các chuyên gia, bác sĩ Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, từng giữ các chức vị quan trọng tại các bệnh viện tuyến đầu như Sản TW, Sản HN,... Vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 1806 để đặt lịch khám thai cùng chuyên gia hoặc tư vấn thêm về gói thai Phương Đông.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến sinh đôi khác trứng như quá trình phát triển thai nhi, các biến chứng gặp phải, cách chăm sóc thai kỳ,... Hy vọng với những thông tin trên thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp các mẹ bầu mang song thai sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái.