Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người quan tâm rằng sốt xuất huyết có bị lại hay không? Khi bị tái nhiễm có nguy hiểm hay không? Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải pháp những thắc mắc trên.
Các chủng virus gây ra bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết được biết đến là bệnh truyền nhiễm thường xuyên xảy ra do virus Dengue, đặc biệt vào thời điểm mưa ẩm. Chúng lây nhiễm qua vật thể trung gian là muỗi vằn. Muỗi nhiễm virus sau đó lây sang người khoẻ mạnh qua nốt muỗi đốt.
Virus gây ra bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau gây ra. Khi bị mắc bệnh, người bệnh có thể nhiễm 1 trong 4 chủng: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.
Cơ bản, 4 chủng virus Dengue này đều giống nhau về khả năng gây sốt xuất huyết và các biểu hiện của bệnh. Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là kháng nguyên.
Virus Dengue có bốn chủng khác nhau có thể gây ra bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có bị lại không?
Như đã nói ở trên, sốt xuất huyết có đến 4 chủng khác nhau, mỗi lần bị sốt xuất huyết thì người bệnh chỉ bị tấn công bởi 1 trong 4 chủng này. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Liệu như thế thì sốt xuất huyết có bị lại không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là “Có”. Bởi vì khi mắc bệnh sẽ do 1 chủng virus khác nhau, vậy nên cơ thể chỉ có thể miễn dịch với 1 loại đã từng bị còn vẫn có nguy cơ mắc các chủng virus sốt xuất huyết còn lại. Vì vậy, khả năng bị sốt xuất huyết lại là hoàn toàn bình thường.
Mỗi người có thể bị sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời nhưng rất hiếm trường hợp như vậy. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, những lần tái nhiễm sẽ nặng hơn lần đầu tiên, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ trụy mạch, tăng đông máu, tăng xuất huyết thành mạch,... Chính vì vậy, người bệnh mắc bệnh sốt xuất huyết từ lần thứ 2 trở đi cần sớm đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết có thể bị tái nhiễm tối đa 4 lần trong cuộc đời
Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên đây là điều kiện cho mầm bệnh và trung gian lây bệnh có thể phát triển. Khi môi trường ẩm ướt rất thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết bùng phát bởi muỗi vằn sinh sôi nhanh chóng.
Ngoài ra, hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh nên sốt xuất huyết càng dễ bùng phát hơn. Vì vậy, cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết và tránh tái nhiễm bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Nếu bản thân hoặc các thành viên trong gia đình xuất hiện các biểu hiện sau thì có thể đã mắc bệnh sốt xuất huyết:
- Có tình trạng sốt cao (39- 41 độ) liên tục.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức,
- Xuất hiện các nốt đỏ dưới da, lan rộng khắp cơ thể (thường xuất hiện sau 3 ngày sốt)
Bệnh sốt xuất huyết trải qua ba giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn sốt - giai đoạn nguy hiểm - giai đoạn phục hồi. Giai đoạn bệnh để lại nhiều biến chứng nhất là ở giai đoạn nguy hiểm, tính từ ngày thứ 4 kể từ khi bắt đầu sốt. Ở thời điểm này sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết có tình trạng sốt cao và liên tục
Khi bị tái nhiễm bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Nếu đã bị sốt xuất huyết, việc tái nhiễm bệnh khá nguy hiểm. Khi cơ thể có kháng thể với chủng đã nhiễm sẽ khiến lần nhiễm virus sốt xuất huyết đó trở nên nghiêm trọng hơn. Các phản ứng miễn dịch sẽ khiến tình trạng bệnh nặng nề và có thể có những biến chứng trầm trọng.
Để lý giải có điều này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, người bệnh bị sốt xuất huyết lần đầu, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp người bệnh sẽ không mắc lại chủng virus Dengue đó. Tuy nhiên, các kháng thể của chủng này sẽ không phù hợp với các chủng còn lại. Vậy nên, khi tái nhiễm với một chủng khác của virus Dengue, kháng nguyên sẽ đánh lừa hệ thống miễn dịch gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Khi bị tái nhiễm bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng
Ngoài ra, ở lần tái nhiễm, cơ thể sẽ sản sinh ra thêm một loại kháng thể mới chống lại chủng virus đó. Lúc này, các kháng mới và kháng thể cũ tồn tại song song gây ra xung đột và gây ra tình trạng:
- Xuất huyết ồ ạt.
- Gây tổn thương gan, có thể dẫn đến suy gan.
- Sốt cao gây mê sang
- Lượng tiểu cầu giảm mạnh
- Có tình trạng khó thở.
- Nguy cơ sốc sốt xuất huyết tăng, có thể gây ra tử vong nhanh chóng.
Do đó, nếu bị tái nhiễm sốt xuất huyết, người bệnh cần được gia đình và bác sĩ theo dõi sát sao để phát hiện và xử lý những dấu hiệu bất thường nhanh chóng. Đặc biệt, đối với người bệnh tái nhiễm sốt xuất huyết và mắc bệnh mãn tính như: đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh gan,... hoặc mẹ bầu, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi cần theo dõi chặt chẽ hơn.
Xem thêm:
Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết lần hai
Hầu hết, sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà ở lần mắc bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, sốt xuất huyết lần thứ 2 nguy hiểm nên bệnh nhân không được chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Người bệnh cần thực hiện một số chú ý sau đây:
- Thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Uống nhiều nước (nước trái cây, điện giải,...), ăn đồ ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hoá (cháo, súp,...)
- Cần theo dõi chặt chẽ đối với bệnh nhân bị béo phì, tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai,...
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và tái nhiễm sốt xuất huyết, hãy chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp phòng tránh sau đây:
- Loại bỏ nơi sinh sản và trú đậu của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy như: Bình, chum, vại,...
- Dọn dẹp môi trường xung quanh thường xuyên: Loại bỏ rác thải, dọn dẹp cỏ, lật úp vật chứa nước khi không dùng,...
- Mặc áo dài tay, ngủ trong màn để chống muỗi
- Sử dụng bình xịt chống muỗi, hương chống muỗi,... giúp xua đuổi muỗi.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch
Phun hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết giúp phòng tránh bệnh
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng hiện này chưa có biện pháp phòng tránh hoàn toàn. Đặc biệt là khả năng tái nhiễm của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức về phòng chống sốt xuất huyết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Qua bài viết này, hy vọng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho bạn đọc. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.