Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Hương Thắm

23-07-2020

goole news
16

Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường bùng phát vào mùa hè. Tỷ lệ tử vong là khá cao, hiện chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin dự phòng. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp điều trị về bệnh lý qua bài viết sau.

Sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền sang người do vật chủ trung gian là muỗi vằn cái. Khi người bị muỗi chích, virus sẽ lây truyền sang người và thâm nhập vào máu. Ngược lại, nếu người đã có sẵn virus Dengue do nhiễm bệnh trước đó, virus sẽ truyền ngược lại sang muỗi.

Sốt xuất huyết đã trở thành mối quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới những năm gần đây. Sự lan tràn của muỗi và virus tăng cao tỷ lệ bệnh trong khoảng 25 năm qua, cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều trùng huyết thanh khác nhau ở các đô thị vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. 

Nhiễm sốt xuất huyết do muỗi thuộc chi Aedes đốtNhiễm sốt xuất huyết do muỗi thuộc chi Aedes đốt

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn do virus Dengue, muỗi chi Aedes chích. Đây là giống muỗi truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các trường hợp. Thời gian hoạt động của muỗi thường vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt và truyền bệnh. Virus Dengue bao gồm 4 chủng lần lượt là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh nhiễm chủng virus Dengue nào, chỉ có khả năng tạo miễn dịch với chính chủng virus đó. Điều này có nghĩa là, người đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue vẫn có khả năng mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời.

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em, trong tùng giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng nhất định, như:

Giai đoạn đầu sốt xuất huyết ở trẻ em

Giai đoạn đầu tiên khi bệnh sốt xuất huyết khởi phát, trẻ sẽ gặp hiện tượng chán nóng ran, sốt cao 39 đến 40 độ C trong 2 đến 5 ngày đầu.

Một số dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em mà phụ huynh cần lưu ý:

  • Sốt cao không thuyên giảm dù được uống thuốc hạ sốt và chườm ấm.
  • Đau cơ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi.
  • Xuất huyết dưới da: phát ban, chảy máu mũi, nổi phát ban, chảy máu chân răng, nổi mẩn trên da.

Giai đoạn nguy cấp ở trẻ

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh, vào ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ được xem là giai đoạn nguy hiểm. Lúc này trẻ có thể đã hạ sốt, tuy nhiên bắt đầu có biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch gây ra.

Biểu hiện sốc khi thoát huyết tương bao gồm: Vật vã, bứt rứt, lờ đờ, mệt mỏi, đầu chi lạnh, da lạnh ẩm, huyết áp kẹt, mạch nhanh nhỏ hoặc huyết áp tâm trương tăng, ít đi tiểu, xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết nhiều dưới da, đau bụng, hay khát nước, chướng bụng, buồn nôn do thoát huyết tương.

Khi điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, trẻ rất nhanh hồi phụcKhi điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, trẻ rất nhanh hồi phục

Một số biểu hiện nghiêm trọng khác của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ như: Sưng đau gan, tràn dịch màng bụng, màng phổi hay mô kẽ, nề mi mắt.

Giai đoạn hồi phục ở trẻ em sau sốt xuất huyết

Sau khi điều trị đúng cách vượt qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Sức khỏe dần bình phục, cơ thể trẻ được cải thiện với những tín hiệu đáng mừng như đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác thèm ăn trở lại, huyết áp ổn định hơn.

Trẻ bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Theo ghi nhận, trong 5 tháng đầu 2022, TP. HCM ghi nhận 10.052 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2021. Số ca sốt xuất huyết nặng chiến 194, tăng gần gấp 5 lần so với cùng ký năm 2021. 

Tại nhiều bệnh viện nhi, số lượng trẻ nhập viện do sốt xuất huyết ngày một gia tăng. Đặc biệt, những ca tiên lượng nặng, trẻ sẽ bị tổn thương đa cơ quan như thận, gan, thận, lọc máu và phải thở bằng máy. Nhóm tuổi sốt xuất huyết nặng thường gặp là từ 8 đến 13 tuổi. Tuy vậy sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh cũng cần được chú ý vì khi đó hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

Trẻ bị sốt xuất huyết nặng có khả năng phải sử dụng máy thởTrẻ bị sốt xuất huyết nặng có khả năng phải sử dụng máy thở

Các chuyên gia cho biết, nhiều trường hợp sốt xuất huyết trở nặng do nhập viện muộn. Mặt khác, triệu chứng ban đầu của bệnh có điểm tương đồng, khó phân biệt với những bệnh nhiễm siêu vi như virus Rhinovirus, cúm,... Đặc biệt triệu chứng ở giai đoạn khởi phát của bệnh có khi giống với Covid-19 nên thường bị bỏ sót.

Sốt xuất huyết gây biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ như:

  • Giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến sốc sốt xuất huyết do thoát huyết tương nặng.
  • Xuất huyết phần mềm và trong cơ, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, chảy máu cam nặng, đông máu.
  • Suy thận cấp, suy tạng nặng, suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
  • Suy tim, viêm cơ tim.

Phương pháp chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ

Chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ em thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cơ bản dựa trên số lượng tiểu cầu, bạch cầu và hematocrit. Sốt xuất huyết Dengue thường gây giảm bạch cầu, vì vậy trường hợp bạch cầu tăng thường là cơ sở để loại trừ bệnh. 

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết chính xác Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết chính xác 

Một số xét nghiệm khác để đánh giá mức độ bệnh như khí máu, điện giải đồ, đánh giá chức năng đông máu, đo men gan, X-quang để phát hiện tràn dịch ở phổi. Phân lập virus để phát triển mầm bệnh trong huyết thanh và máu, xác định kháng nguyên virus bằng các phương pháp phát hiện bộ gen của virus bằng kỹ thuật khuếch đại chuỗi DNA (PCR) hoặc phương pháp miễn dịch.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em hiệu quả

Vì sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị nên phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng như truyền dịch, bù nước, hạ sốt,... Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt xuất huyết rất dễ tiến nặng và nguy kịch do hệ miễn dịch, sức đề kháng còn kém. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà cho trẻ dưới 1 tuổi, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.

Tùy vào triệu chứng mà trẻ gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết mà các bác sĩ có thể chỉ định điều trị riêng. Một số trường hợp nhẹ được chỉ định điều trị ngoại trú, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp:

  • Uống thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol đơn chất nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C.
  • Khi trẻ sốt cao không thuyên giảm, phụ huynh kết hợp cho trẻ uống paracetamol và mặc quần áo thoáng mát, lau người bằng nước ấm.

Cho trẻ ăn những món lỏng, mềm, dễ tiêu hóaCho trẻ ăn những món lỏng, mềm, dễ tiêu hóa

  • Bù nước và chất điện giải bằng đường uống với nước lọc, nước cháo loãng, nước trái cây.
  • Cập nhập thân nhiệt và tình trạng trẻ thường xuyên.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc sốt cao liên tục không hạ.

Những điều cha mẹ tuyệt đối nên tránh khi trẻ mắc sốt xuất huyết

Ngoài theo dõi sát tình trạng của trẻ, phụ huynh cần tuyệt đối tránh những điều sau khi trẻ mắc sốt xuất huyết:

  • Không tự ý dùng thuốc: Khi chưa xác định được trẻ sốt do bệnh gì thì không tự ý sử dụng các thuốc hạ nhiệt như ibuprofen hay aspirin.
  • Không ăn thực phẩm có màu: Khi uống hoặc ăn các loại thực phẩm có màu, phân của bệnh nhân sốt xuất huyết có thể tối màu. Điều này, khiến bác sĩ khó phân biệt với phân có lẫn máu trong trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết tiêu hóa.
  • Không ăn trứng: Trứng có thể sinh ra một lượng nhiệt lượng lớn tích trữ trong cơ thể bệnh nhân. Đặc biệt đối với trẻ em, khi ăn trứng gà sẽ làm thân nhiệt tăng, nhiệt lượng không phát ra ngoài khiến cho tình trạng sốt không thuyên giảm. 

Tuyệt đối tránh thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ Tuyệt đối tránh thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ 

  • Không uống trà đặc, thức uống có gas: Nước có gas, bánh kẹo ngọt, trà đặc và các thực phẩm có chứa đường là những thứ mà người bệnh cần tránh. Việc hấp thu quá nhiều đường vào cơ thể khiến các tế bào bạch cầu hoạt động chậm, khả năng diệt vi khuẩn yếu đi và tình trạng sốt kéo dài.
  • Hạn chế tiếp xúc muỗi: Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ em chính là muỗi truyền virus. Khi đã mắc bệnh tức là khả năng bạn nằm trong vùng dịch. Do vậy, không được để muỗi tiếp xúc với trẻ, không những bị truyền thêm lượng virus làm bệnh nặng thêm, mà còn xảy ra nguy cơ lây bệnh cho người thân xung quanh.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, dễ diễn biến nặng, thường bị lầm tưởng với nhiều căn bệnh nhiễm trùng khác, dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Vậy nên, ngay khi có triệu chứng, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện để chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Liên hệ hotline BVĐK Phương Đông 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,090

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám