Suy giãn tĩnh mạch sâu không chỉ là một rối loạn tuần hoàn thông thường, mà căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như huyết khối hoặc thậm chí là thuyên tắc phổi. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết đáp án.
Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì?
Suy giãn tĩnh mạch sâu gây ra các tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch ngoại vi gây sưng phù chân
Tĩnh mạch sâu là một phần của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, thường nằm ở trong cơ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, có tác dụng vận chuyển máu về tim.
Bệnh suy tĩnh mạch sâu là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch, khiến cho máu lưu thông không ổn định dẫn đến ứ đọng máu. Bản chất của bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, tuy nhiên chúng thường xảy ra nhất ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp và phải chịu áp lực lớn.
Nguyên nhân người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch sâu
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch sâu. Cụ thể là:
- Di truyền;
- Do bị khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh;
- Do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ;
- Do mang thai, trải qua quá trình sinh đẻ nhiều lần;
- Hệ thống tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu về tim, làm hư hại van tĩnh mạch;
- Viêm tĩnh mạch gây ra hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông/sâu;
- Thừa cân, béo phì;
- Sử dụng thuốc tránh thai;
- Người ít hoặc không có thói quen vận động, tập thể dục;
- Hút thuốc lá;
- Tuổi tác.
Nhận biết triệu chứng bị suy giãn tĩnh mạch sâu
Mỗi bệnh nhân đều có thể gặp các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch khác nhau.
Giai đoạn sớm
Các triệu chứng ở giai đoạn này khá mờ nhạt, không rõ ràng. Chính vì vậy rất nhiều người bệnh thường chủ quan mà bỏ qua. Cụ thể:
- Cảm giác đau nhức mỏi ở bắp chân, nặng chân khi đứng lâu, có khi lại cảm giác như kiến bò, nóng rát;
- Thường bị chuột rút hoặc tê ở bắp vào ban đêm;
- Xung quanh mắt cá chân bị sưng phù, rõ vào buổi tối;
- Kèm theo hiện tượng giãn tĩnh mạch nông, nổi ngoằn ngoèo thấy được trên bề mặt da;
- Các triệu chứng thường tăng lên vào chiều tối, giảm đi ngay sau khi ngủ dậy, nghỉ ngơi, chườm lạnh hay kê chân cao,...
Giai đoạn sau
- Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu gây nên các triệu chứng như sưng đỏ, đau nhức gối, ngứa, chân nóng, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp tệ hơn có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi;
- Da phù nề, bong vảy da, chảy nước và màu sắc da thay đổi;
- Xuất hiện các vết loét từ nông đến sâu dần, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Suy giãn tĩnh mạch sâu gây sưng nhẹ trong thời gian dài và kèm theo các vấn đề khác về da
Tham khảo:
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu
Có một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu khác nhau, bao gồm phẫu thuật và không phẫu thuật. Cụ thể:
Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng tất áp lực để hạn chế tình trạng máu ứ trệ chảy ngược và giảm phù nề. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu nhằm bảo tồn tĩnh mạch bị suy, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
Hiệu quả lâm sàng của phương pháp này phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Lực áp bề mặt và độ cứng của bắp cơ chân.
Tất áp lực được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt để luôn ôm lấy chân
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc được dùng thông thường bao gồm giảm đau, chống viêm, tan cục máu đông, tăng trương lực thành mạch,...
Điều trị can thiệp
- Chích xơ: Do tính chất tỷ lệ tái phát cao, nguy cơ thuyên tắc phổi nên chích xơ tạo bọt chỉ được áp dụng cho những trường hợp suy tĩnh mạch độ C1 (nghĩa là giãn mao mạch và các tĩnh mạch mạng lưới nằm nông dưới da), chứ không chỉ định để làm tắc, loại bỏ dòng trào ngược trong tính mạch hiển.
- Can thiệp nội tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA) hay laser: Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị các tính mạch hiển lớn. Bệnh nhân được gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ tiến hành luồn một sợi laser vào tĩnh mạch hiển lớn, năng lượng phát ra được chuyển thành nhiệt năng làm co rút và teo đoạn tĩnh mạch cần can thiệp. Các kỹ thuật can thiệp nội mạch luôn ưu thế hơn ở tính chất ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh và có tính thẩm mỹ cao hơn.
- Keo tĩnh mạch VenaSeal: Đây là công nghệ điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu mới và hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm keo VenaSeal qua một ống nhỏ vào tĩnh mạch bất thường để làm cứng nó lại. Quá trình này sẽ khiến cho máu chuyển hướng an toàn vào các tĩnh mạch khác khỏe mạnh hơn ở chân.
Mọi thắc mắc cần giải đáp chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại website để được hỗ trợ thăm khám sớm nhất.
Câu hỏi liên quan
Câu 1: Suy giãn tĩnh mạch sâu có thể điều trị dứt điểm không?
Việc điều trị dứt điểm tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thời gian phát hiện và phương pháp điều trị của từng bệnh nhân.
Ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bảo tồn như dùng thuốc, tất áp lực, tránh đứng và ngồi lâu, tránh mang vác nặng. Một số trường hợp khác cần phải sử dụng các biện pháp can thiệp y khoa như cắt bỏ tĩnh mạch bị tổn thương, laser, sóng cao tần. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, phẫu thuật ghép tĩnh mạch hoặc tạo hình mạch máu có thể được chỉ định, nhưng đây là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả.
Câu 2: Người bị suy giãn tĩnh mạch sâu nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sâu. Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, do đó cần hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn:
- Thực phẩm nhiều muối và natri: Đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, thịt xông khói, xúc xích hoặc các món ướp muối.
- Đồ ăn chứa nhiều đường: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, đồ uống có đường hóa học.
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn mỡ), đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, bơ thực vật và dầu thực vật không bão hòa.
- Rượu bia và đồ uống có cồn
- Các thực phẩm gây viêm: Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản.
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E và các chất chống oxy hóa để hỗ trợ sức khỏe mạch máu, giảm viêm và cải thiện lưu thông máu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Kết luận
Suy giãn tĩnh mạch sâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Hãy lắng nghe cơ thể và hành động kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết sớm dấu hiệu và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tĩnh mạch bền vững.