Thai lưu 6 tuần là tình trạng đau lòng mà không một bố mẹ nào muốn gặp phải. Nếu chẳng may thai bị lưu mẹ cần nén nỗi đau để can thiệp xử lý cho kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến thai 6 tuần bị lưu và cách xử trí mà BVĐK Phương Đông gửi đến bạn đọc.
Thai lưu 6 tuần
Thai lưu 6 tuần là tình trạng thai nhi ngừng phát triển trong bụng mẹ khi ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Lúc này, thai không thể phát triển và ra đời bình thường nữa. Thường thì thai 6 tuần bị lưu sẽ tồn tại trong tử cung khoảng 48 giờ, sau đó sẽ tiêu biến và đào thải ra bên ngoài. Thai lưu nếu không được đưa ra ngoài kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ.
Thai lưu 6 tuần phải làm sao?
Thai chết lưu là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm trong thai kỳ, nhiều trường hợp mất khả năng sinh con về sau, thậm chí là có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp và đúng kỹ thuật.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu 6 tuần
Có nhiều nguyên nhân thai lưu 6 tuần, có thể xuất phát từ bố mẹ hoặc chính bản thân thai nhi. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều trường hợp thai lưu mà không rõ lý do. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng lưu thai, mời mọi người cùng theo dõi để có được cách phòng ngừa thai lưu:
Nguyên nhân xuất phát từ bố mẹ
Người mẹ mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nội tiết như thiếu máu, huyết áp cao, bệnh về tim mạch, suy gan, viêm thận, tiểu đường, suy giáp, cường năng tuyến thượng thận,... sẽ có nguy cơ cao thai chết lưu. Tình trạng này sẽ dễ gặp phải ở những lần mang thai tiếp theo nếu người mẹ không khắc phục được các bệnh lý trên.
Ngoài ra thai chết lưu cũng thường gặp ở những bố/mẹ:
- Quá trình mang thai mẹ bị nhiễm độc, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, quai bị, sởi, giang mai, cúm,...
- Mẹ tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, carbon monoxide,...
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,...
- Mẹ bị béo phì cũng có nguy cơ cao thai chết lưu.
- Mẹ mang thai khi ở độ tuổi không phù hợp, dưới 15 tuổi và ngoài 35 tuổi.
- Những mẹ thường xuyên lao động vất vả, dinh dưỡng kém dẫn tới không đủ chất để nuôi thai nhi.
- Thai phụ hoặc người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi.
- Nhiễm sắc thể của bố hoặc mẹ có bất thường
- Mẹ và thai nhi bất đồng về nhóm máu hoặc bất đồng nhóm máu giữa bố mẹ.
- Mẹ có tiền sản giật, dị tật tử cung
- Trước đó từng sảy thai, thai chết lưu.
Có nhiều nguyên nhân làm thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai lưu không rõ lý do
Nguyên nhân xuất phát từ thai nhi
Không chỉ do bố mẹ mà thai bị chết lưu cũng có thể xuất phát từ chính thai nhi, cụ thể như thai bị:
- Rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền từ bố mẹ hoặc do đột biến gen trong quá trình tạo noãn, thụ tinh và phát triển của phôi
- Thai bị dị tật bẩm sinh, não úng thủy, phù thai rau.
- Bánh rau bị xơ hóa làm cho oxy và dinh dưỡng không được cung cấp đủ cho thai nhi.
- Mẹ mang đa thai nhưng các thai phát triển không đồng đều, đây là lý do mà ban đầu siêu âm thấy 2 thai như sau lại chỉ còn 1.
- Do suy dinh dưỡng bào thai.
Nguyên nhân xuất phát từ phần phụ của thai
- Xảy ra tình trạng thiếu ối hoặc đa ối nhưng không được phát hiện và xử lý sớm.
- Các vấn đề bất thường về dây rốn như dây rốn bị thắt nút, xoắn quá mức, ngắn tuyệt đối, dây rốn bị chèn ép, dây rốn quấn cổ, thân, chi,... đều có thể khiến thai nhi bị chết lưu. Những bất thường này nếu được phát hiện bằng siêu âm và can thiệp sớm thì mẹ vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh.
Đối tượng có nguy cơ bị thai lưu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu và nó có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bằng cách thăm khám sàng lọc, kiểm tra định kỳ, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao bị thai chết lưu phải kể đến như:
Những đối tượng có nguy cơ cao bị thai lưu nên khám sàng lọc và kiểm tra định kỳ
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai
- Thai phụ bị nhiễm khuẩn trong thời gian có bầu
- Mang thai khi dưới 15 tuổi hoặc ngoài 35 tuổi
- Người từng mang thai và thai chết lưu
- Phụ nữ hút thuốc, uống rượu bia hoặc lạm dụng thuốc trong thời kỳ mang thai
- Phụ nữ béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
- Có bệnh lý nền trước khi mang thai, ví dụ như động kinh nhưng không được can thiệp và điều trị tốt.
Dấu hiệu nhận biết thai lưu 6 tuần
6 tuần là giai đoạn đầu của thai kỳ, ở thời điểm này nếu thai chết lưu sẽ không có triệu chứng. Có một số trường hợp có triệu chứng bất thường nhưng không biểu hiện rõ ràng. Với những phụ nữ được xác định có thai trước đó với các dấu hiệu như mất kinh, nghén, dùng que thử thai,... dấu hiệu thai lưu 6 tuần có thể nhận biết sớm như:
Một vài dấu hiệu tuy không rõ những cũng có thể giúp bạn nhận biết thai đã lưu ở tuần thứ 6
- Ra một ít máu ở âm đạo, máu có thể là màu hồng nhạt, nâu hoặc nâu đậm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai lưu nhưng không ra máu.
- Các dấu hiệu ốm nghén giảm đi.
- Không còn có cảm giác căng tức ở bầu ngực.
- Bị đau lưng, đau bụng.
- Bụng không to lên do thai không còn phát triển.
Phương pháp xử trí thai lưu 6 tuần
Vậy thai lưu 6 tuần phải làm sao? Khi mẹ nhận thấy những bất thường hay nghi ngờ thai chết lưu cần tới ngay cơ sở uy tín thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp xử lý hiệu quả.
Với trường hợp thai chết lưu 6 tuần, bác sĩ sẽ siêu âm hoặc dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Khi đã xác định chính xác thai không còn nhịp tim bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của người mẹ để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Thường thì khi thai chết lưu ở tuần thứ 6 sẽ được đưa ra ngoài bằng 1 trong 2 cách: dùng thuốc phá thai hoặc hút thai.
Thuốc phá thai
Trong trường hợp thai lưu sớm thì đình chỉ thai bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng tạo ra những cơn co bóp để tử cung đẩy thai ra ngoài cơ thể mẹ. Phương pháp này có hiệu quả lên đến 98% và được chỉ định với những thai 7 tuần trở xuống.
Thuốc phá thai là phương pháp phổ biến với trường hợp thai lưu 6 tuần
Điều kiện áp dụng: mẹ không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp hay nội khoa.
Nguy cơ có thể gặp phải khi dùng thuốc phá thai:
- Dị ứng thuốc: mẹ có thể xuất hiện hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa, choáng váng, tụt huyết áp.
- Buồn nôn, tiêu chảy
- Đau đầu, chóng mặt
- Sốt nhẹ trong vài giờ đồng hồ
- Băng huyết, ra máu
- Viêm nhiễm phụ khoa
- Rối loạn nội tiết.
Phương pháp hút thai
Phương pháp này sẽ dùng ống hút thai nhỏ và bơm hút chân không để hút túi thai ra ngoài. Phù hợp với những người bị rối loạn kinh nguyệt, niêm mạc tử cung không chịu bong ra. Khi hút thai sẽ hút hết những mảng niêm mạc bong và hỗ trợ tạo chu kỳ kinh nguyệt mới.
Hút thai là biện pháp được đánh giá an toàn nhất hiện nay
Trong các biện pháp phá thai thì đây là phương pháp được đánh giá là an toàn nhất. Thai phụ cần chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín, có độ tin cậy cao và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Tránh xa các cơ sở chui để không phải đối mặt với những nguy cơ sau:
- Thủng hoặc dính tử cung
- Sót nhau thai, nhiễm trùng, tắc vòi trứng
- Băng huyết do mất máu quá nhiều
- Làm tăng nguy cơ vô sinh, mang thai ngoài tử cung khi mang thai lần tiếp theo.
Thai lưu 6 tuần để lâu có sao không? Khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (cụ thể là 3- 4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở người mẹ sau khi sảy thai hoặc sinh con. Thai bị lưu khiến mẹ đối mặt với nỗi đau mất con nhưng mẹ cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như không gây ảnh hưởng cho lần mang thai sau.
Biện pháp phòng tránh trình trạng thai lưu 6 tuần
Trước khi mang thai
Để phòng tránh, giảm thiểu tình trạng thai chết lưu 6 tuần thì trước khi mang thai mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Áp dụng lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi
- Khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh về di truyền, truyền nhiễm, quan hệ huyết thống, bệnh sử của các thành viên trong gia đình cũng như tiền sử mắc bệnh của cả 2 vợ chồng.
- Không nên kết hôn và sinh con sớm, nên đẻ thưa và đẻ ít để có thời gian phục hồi sức khỏe và chăm sóc người mẹ.
- Với những chị em mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch,… thì nên chữa khỏi hẳn trước khi mang thai, đồng thời hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên mang thai hay là không.
- Thai phụ có tiền sử bị thai chết lưu cần khám tìm nguyên nhân trước khi mang thai lại.
Trong thai kỳ
Để ngăn ngừa tình trạng thai lưu 6 tuần và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh thì trong thai kỳ bạn hãy thực hiện tốt những điều dưới đây:
- Tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé
- Tự nấu ăn tại nhà để tránh bị ngộ độc thực phẩm
- Khi phát hiện có thai cần đi khám ngay và không bỏ lỡ lịch hẹn khám thai nào
Siêu âm ngay khi phát hiện có thai
- Tăng hấp thu axit folic để giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
- Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, nếu bạn không biết tăng bao nhiêu kilogam trong 1 tháng cân nặng tiêu chuẩn ở từng giai đoạn của thai kỳ thì hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa
- Khám sàng lọc các nguy cơ khi mang thai, xác định những bất thường trong tăng trưởng của thai nhi
- Thường xuyên kiểm tra, quản lý huyết áp, đường trong máu theo tiêu chuẩn
- Đi đứng nhẹ nhàng để tránh bị ngã, không nên đi giày cao gót, và chú ý thắt dây an toàn nếu ngồi ô tô.
Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề thai lưu 6 tuần. Để có thai kỳ khỏe mạnh, hãy đăng ký gói thai sản trọn gói tại BVĐK Phương Đông để được chăm sóc toàn diện từ khi mang thai đến quá trình sinh đẻ và sau khi sinh. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.