Thực tế cho thấy, khá nhiều chị em vẫn còn ngại ngùng và lúng túng khi nhắc đến “âm đạo”. Trong khi đó đây là một bộ quan trọng thuộc cơ quan sinh dục nữ. Thậm chí, có khá nhiều bệnh lý tại âm đạo có thể xảy ra khi chị em vệ sinh không đúng cách mỗi ngày.
Thông tin chung về âm đạo
Âm đạo chính là một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ. Về hình dáng, nó là một đường kênh hẹp, được cấu tạo bởi các cơ, bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể phụ nữ. Bên ngoài cửa âm đạo có một lớp màng mỏng bao phủ, hay còn được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là cổ tử cung - bộ phận được nối liền với âm đạo.
Âm đạo là một cơ quan quan trọng, giúp người phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản và thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình. Ngoài ra, đây cũng chính là nơi kinh nguyệt chảy ra hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt.
Âm đạo là một bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục nữ
Cấu tạo của âm đạo: Âm đạo bao gồm phần mô và ống của cơ quan sinh dục nữ kéo dài từ âm hộ đến tử cung với 3 lớp:
- Lớp thành âm đạo có hình lưới, trơn, có chữa lớp niêm mạc và các mô cơ sinh học mang nhiều dây thần kinh.
- Lớp thứ hai bao gồm một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ chiều dọc ở bên ngoài. Hại lớp cơ này thường hoạt động co bóp mạnh trong sinh hoạt tình dục hoặc lúc sinh nở.
- Lớp thứ ba có gồm một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô khác có chứa mạch máu liên kết yếu, các dây thần kinh và mạch bạch huyết. Sau này, nó sẽ trở thành các cơ quan nằm trong vùng chậu.
Hình dạng âm đạo: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, âm đạo không có kích thước hoặc hình dạng tiêu chuẩn nào. Điều này đồng nghĩa với việc bộ phận này ở hai người nữ bất kỳ trong độ tuổi sinh sản sẽ có nhiều sự khác biệt.
Kích thước âm đạo: Về kích thước, khả năng giãn nở của âm đạo tương đối tốt nên bộ phận này hầu như không có một kích thước cố định. Ở trạng thái bình thường, kích cỡ chiều dài âm đạo ở phụ nữ trưởng thành rơi vào khoảng 7 – 8cm, nhưng khi bị kích thích, con số này có thể lên đến 11cm. Tùy vào mức độ kích thích cũng như các giai đoạn phát triển của người phụ nữ mà kích thước của âm đạo sẽ khác nhau. Cụ thể, phụ nữ khi chưa quan hệ tình dục thì âm đạo thường nhỏ hơn 1,5cm, tuy nhiên trong lúc sinh nở, cơ quan này có thể giãn tới 10cm. Các yếu tố như tuổi tác và chiều cao, cận nặng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến kích thước âm đạo của nữ giới.
Như vậy, nhìn chung việc xác định kích cỡ chính xác của âm đạo còn khó khăn hơn cả kích cỡ của dương vật.
Vị trí của âm đạo
Như đã đề cập ở trên, âm đạo là một bộ phận có hình ống kéo dài nối từ âm hộ đến cửa tử cung. Về vị trí, bộ phận này nằm trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Cửa âm đạo được bảo vệ bởi lớp màng trinh mỏng và các môi âm hộ, gồm môi lớn và môi bé.
Vị trí của âm đạo ở cơ quan sinh dục nữ
Chức năng của âm đạo
Chức năng của âm đạo rất đa dạng, nhưng nhìn chung nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới. Cụ thể:
- Là nơi giải phóng kinh nguyệt định kỳ theo chu kỳ nguyệt san của phụ nữ
- Là một bộ phận quan trọng cho phép nữ giới quan hệ tình dục và sinh sản. Âm đạo sở hữu tính đàn hồi cao, khả năng co giãn cực tốt. Điều này là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc đón nhận dương vật, thụ tinh tự nhiên, đặc biệt là mang thai và sinh nở.
- Trong quá trình sinh hoạt tình dục, độ ẩm âm đạo sẽ tăng lên đáng kể khi được kích thích, đồng thời thành niêm mạc giúp tiết ra chất nhờn tự nhiên để bôi trơn, từ đó giúp giảm ma sát và cho phép dương vật thâm nhập dễ dàng hoạt động tình dục. Được biết, đây cũng là chất có khả năng làm sạch âm đạo, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể thăm khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của nữ giới để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa, xác định cụ thể thời điểm rụng trứng.
Các bệnh thường gặp về âm đạo
Âm đạo là bộ phận nhạy cảm, nếu không được bảo vệ và vệ sinh sạch sẽ, nó có thể gặp phải một số vấn đề như:
Khô âm đạo: Tình này thường xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh. Khô âm đạo khiến phụ nữ đau dai dẳng trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, đau khi quan hệ cũng không loại trừ khả năng bởi sự co thắt không tự nguyện của các cơ của thành âm đạo.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe âm đạo, bao gồm: Chlamydia, lậu, giang mai, mụn cóc sinh dục và mụn rộp sinh dục (herb sinh dục). Trong đó Chlamydia trachomatis (Chlamydia) có thể xuất hiện ở cả hai giới và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của các bệnh lây qua đường tình dục có thể bao gồm: Dịch tiết âm đạo bất thường về màu sắc, số lượng; nổi mẩn ngứa ngáy, hoặc nổi mụn hoặc loét sinh dục.
Viêm âm đạo: Tình trạng nhiễm trùng hoặc thay đổi sự cân bằng của nấm âm đạo và vi khuẩn chính là tác nhân gây gây viêm âm đạo. Các triệu chứng bệnh bao gồm: Tiết dịch âm đạo bất thường kèm mùi hôi, cảm giác ngứa và đau. Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất hiện nay là: Viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm do nhiễm nấm và nhiễm trichomonas.
Yếu cơ sàn chậu: Nếu dây chằng đảm nhiệm chức năng hỗ trợ và các mô liên kết giữ tử cung và thành âm đạo tại chỗ trở nên yếu đi sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy như tử cung, bàng quang, trực tràng, thành âm đạo bị tụt xuống. Tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây rò rỉ nước tiểu trong khi ho và hắt hơi (chứng són tiểu).
U thành âm đạo: Là bệnh lý có thể gây đau khi quan hệ tình dục.
Ung thư âm đạo: Là bệnh lý xuất hiện dưới dạng chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh hoặc quan hệ tình dục, tuy nhiên bệnh này khá hiếm gặp.
Cách ngăn ngừa các bệnh thường gặp về âm đạo
Các bác sĩ sản, phụ khoa khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe âm đạo và sức khỏe tổng thể, chị em nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc duy trì mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng để hạn chế tối thiểu nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Trong trường hợp có dùng đồ chơi tình dục (sex toy), hãy chú ý làm sạch chúng trước và sau mỗi lần sử dụng.
- Tiêm phòng: Phụ nữ cần tiêm vắc-xin chống virus HPV để ngăn ngừa bệnh liên ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác. Ngoài ra, nếu có thể, hãy tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B, C bởi việc quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể lây lan các bệnh về viêm gan.
- Khám phụ khoa: Phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần tại các cơ sở y tế uy tín để có thể kịp thời phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Mỗi ngày, chị em cần làm sạch vùng kín sạch sẽ, giữ bộ phận này luôn khô thoáng, tắm rửa và thay đồ lót thường xuyên. Chú ý, sử dụng nước ấm để rửa nhẹ nhàng vùng kín, tránh xa các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa để làm sạch âm đạo, âm hộ.
- Tìm hiểu kỹ các loại thuốc khi sử dụng cho âm đạo: Nếu bạn sử dụng những loại dược phẩm không được bác sĩ kê đơn., hãy đảm bảo rằng nó an toàn với âm đạo. Chỉ nên mua những sản phẩm này ở địa chỉ phân phối uy tín, chất lượng.
- Hạn chế dùng rượu bia và không hút thuốc: Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc lạm dụng rượu lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng tình dục. Ngoài ra, việc dùng chất gây nghiện quá thường xuyên cũng có thể gây ra sức khỏe thể chất và tinh thần kém.
Có thể thấy, âm đạo là một phần cơ quan sinh dục quan trọng của phụ nữ. Tuy nhiên, nó rất nhạy cảm và dễ mắc phải bệnh lý, nhất là tình trạng viêm nhiễm. Do vậy khi có các vấn đề sức khỏe liên quan đến âm đạo, chẳng hạn như dịch huyết trắng bất thường, kèm mùi hôi, ngứa và đau khi quan hệ, chị em nên thăm khám phụ khoa ngay để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.