Trong số các căn bệnh được coi là đặc trưng của xã hội hiện đại, trầm cảm có lẽ là căn bệnh ít nhận được sự quan tâm đúng mức nhất. Trong khi đó tác hại mà nó gây ra không thua kém bất cứ loại bệnh nào.
Trong số các căn bệnh được coi là đặc trưng của xã hội hiện đại, trầm cảm có lẽ là căn bệnh ít nhận được sự quan tâm đúng mức nhất. Trong khi đó tác hại mà nó gây ra không thua kém bất cứ loại bệnh nào.
Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện lâm sàng là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi từ 18-45,phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, mỗi năm có tới 850.000 thiệt mạng vì bệnh trầm cảm. Theo thống kê, trầm cảm là căn bệnh phổ biến thứ 2 trên Thế giới. Số người mắc bệnh này dự kiến lên tới 121 triệu vào năm 2020.
Điều đáng nói là trong số đó chỉ có 25% được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm rõ rệt chiếm khoảng 3-5% dân số.
Ths. Bác Sỹ Quách Văn Ngư - chuyên gia trên 35 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh tâm-thần
Các chuyên gia ngành y tế Thế giới thống kê được những biểu hiện dễ nhận biết sau đây của người mắc chứng trầm cảm:
Là một căn bệnh trầm kha của xã hội hiện đại, con đường dẫn tới bệnh trầm cảm thường được người ta nghĩ đến nhất là do nguyên nhân tự phát. Áp lực công việc, cuộc sống, những nỗi lo lắng cơm, áo, gạo, tiền,...đều có thể tổng hòa lại thành một áp lực không ngừng nghỉ, dẫn tới trầm cảm.
Tuy vậy, trầm cảm còn có thể đến với bất cứ ai, nếu họ trải qua một biến cố lớn trong cuộc đời. Biến cố này có thể tiêu cực và mang tính bước ngoặt. Nó khiến họ cảm thấy cuộc đời mình mãi mãi thay đổi, không còn như trước nữa, hay không còn như mong muốn nữa. Nó được gọi là nguyên nhân do sang chấn tâm lí.
Ngoài ra, người bệnh trải qua quá trình dài điều trị một chứng bệnh mãn tính, như đái tháo đường, bệnh tim, bệnh Parkinson, ung thư,...cũng có thể gây ra các áp lực lớn về tâm lý dẫn tới trầm cảm.
Biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng cơ thể như đau ống tiêu hóa, bệnh nhân hay đi khám xét về dạ dầy, đại tràng nhiều lần nhưng không phát hiện ra tổn thương ống tiêu hóa.
Bệnh nhân đau vùng trước tim, cảm giác đau rất mơ hồ ở ngực trái và bệnh nhân đã đi khám tim mạch như siêu âm tim, điện tim nhưng kết quả tim mạch hoàn toàn bình thường.
Bệnh nhân đau xương, đau cơ, đau bả vai, đau tiết niệu đau sinh dục… cảm giác đau thường mơ hồ, không cố định không đặc trưng cho cơ quan nào.
Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật, luôn đi khám và điều trị ở nhiều chuyên khoa khác nhau như tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp. Tuy nhiên bệnh không thuyên giảm với những điều trị đặc hiệu của những chuyên khoa này.
Dần dần người bệnh mất niềm tin vào thầy thuốc, mặc dù trong lòng rất lo lắng và rất muốn đi chữa bệnh. Trầm cảm che giấu ( trầm cảm ẩn) tuy triệu chứng rất đa dạng và khó nhận biết nhưng khi đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và phát hiện ra bệnh thì vấn đề điều trị cũng không quá phức tạp.
Đây là một thể nặng của bệnh. Cùng với những triệu chứng ở trên bệnh nhân còn có hoang tưởng và ảo giác kèm theo. Bệnh nhân thường có hoang tưởng nghi bệnh và hoang tưởng tự buộc tội.
Với người già, bệnh có thể kèm theo rối loạn nhận thức. Như rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ. Bệnh nhân thường quên nhiều đặc biệt là quên những sự việc mới xẩy ra (giảm trí nhớ gần). Nó còn gọi là mất trí giả. Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng…
Các triệu chứng giống như người lớn nhưng có một vài điểm khác biệt sau:
Hiểu được nhu cầu khám chữa bệnh tâm lý đang ngày một gia tăng; BVĐK Phương Đông đã thiết lập phòng khám Tâm-Thần, với chức năng:
Khám, tư vấn, điều trị các vấn đề về rối loạn, loạn thần như: Trầm cảm, lo âu và các vấn đề rối loạn khác.
Đến với phòng khám, bệnh nhân được trực tiếp thăm khám bởi ThS. Bác sỹ Quách Văn Ngư - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Với trên 35 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh lý liên quan đến tâm thần, thần kinh.
Liên hệ ngay tới đường dây nóng: 1900 1806 hoặc đặt lịch khám và nhận sự tư vấn miễn phí.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống!
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.