Viêm họng hạt có lây không? Tại sao nên hạn chế tiếp xúc người bệnh?

Ngọc Anh

15-03-2025

goole news
16

Bên cạnh triệu chứng, cách điều trị thì “viêm họng hạt có lây không” cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được giải đáp chi tiết, kịp thời!

Viêm họng hạt có lây không? Vì sao?

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm kéo dài, dẫn đến các hạt lympho ở thành họng sưng to, gây cảm giác ngứa rát, vướng víu, khó chịu. Bệnh thường là hậu quả của viêm họng mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần mà không được điều trị triệt để. Nhìn chung, đây là bệnh phổ biến, đặc biệt rất thường gặp ở trẻ em 5 - 15 tuổi, do đó không ít bậc phụ huynh lo lắng viêm họng hạt có lây không?

Bệnh viêm họng hạt có lây không?

Bệnh viêm họng hạt có lây không?

Câu trả lời là “Không”. Như đã giải thích ở trên, đây là bệnh lý mãn tính hình thành do sự kích thích lâu dài của niêm mạc họng, không phải do virus hay vi khuẩn trực tiếp gây ra. Do đó, trên lý thuyết viêm họng hạt không phải bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là các loại vi khuẩn, virus. Đặc biệt các tác nhân này tồn tại trong dịch mũi hoặc dịch miệng của người bệnh vẫn có khả năng lây lan nếu tiếp xúc gần với người bệnh. 

Xem thêm: Nguyên nhân viêm họng mãn tính và phương pháp điều trị

Đường lây lan của bệnh viêm họng hạt?

Viêm họng hạt có lây không? Mặc dù bệnh không lây, nhưng các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp - nguyên nhân gián tiếp gây bệnh cũng là tác nhân kích thích khiến bệnh nặng thêm có xu hướng dễ dàng lây lan qua:

  • Giọt bắn, dịch bắn trong cự ly gần: Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện ở khoảng cách gần, các giọt bắn chứa virus hoặc vi khuẩn có thể bám vào không khí và lây lan sang người xung quanh.
  • Tiếp xúc gần với dịch tiết của người bệnh: Nước bọt, nước mũi hoặc dịch tiết của người bệnh khi bắt tay, ôm hôn hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, thìa, khăn mặt cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh cho người trưởng thành.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Qua tay nắm cửa, bàn phím, điện thoại di động,... cũng tiềm ẩn virus hoặc vi khuẩn, nếu người khoẻ mạnh thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt này rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường hô hấp cũng tăng lên đáng kể.
  • Môi trường sống đông người: Các không gian kín như văn phòng, lớp học hoặc nơi công cộng vô tình tại thành môi trường dễ lây lan các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Tiếp xúc với các giọt bắn của người bệnh trong cự ly gần cũng tăng nguy cơ mắc bệnh

Tiếp xúc với các giọt bắn của người bệnh trong cự ly gần cũng tăng nguy cơ mắc bệnh

Ai dễ bị lây viêm họng hạt?

Dù viêm họng hạt không trực tiếp lây nhiễm, nhưng những đối tượng sau dễ mắc các bệnh lý liên quan và gặp biến chứng viêm họng hạt như sau:

  • Người có hệ miễn dịch yếu (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính).
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.
  • Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc chế độ sinh hoạt thiếu khoa học.

Xem thêm: Biến chứng viêm họng hạt là gì? Có diễn biến thành ung thư vòm họng không?

Làm thế nào để phòng tránh lây bệnh viêm họng hạt?

Chúng ta có thể chủ động phòng chống các nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc chạm vào các bề mặt công cộng.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng, hạn chế phát tán giọt bắn chứa vi khuẩn, virus ra môi trường.
  • Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên lau dọn, khử khuẩn các bề mặt dễ tiếp xúc như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng: Đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc khi ra ngoài vào sáng sớm, tối muộn.
  • Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin C từ các loại rau quả, uống đủ nước và ngủ đủ giấc.
  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc họng, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Sử dụng khẩu trang: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt trong môi trường đông người hoặc khi tiếp xúc với người đang có triệu chứng viêm họng, cảm cúm.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt nếu bạn thường xuyên bị viêm họng hoặc có các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp.

Ngoài ra, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám định kỳ và kiên trì điều trị các bệnh lý đường hô hấp tại các Bệnh viện uy tín. Hiện nay, Khoa tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ quy tụ các chuyên gia y tế tận tâm, dày dặn kinh nghiệm và sở hữu hệ thống trang thiết bị chất lượng cao giúp nâng cao hiệu quả thăm khám, rút ngắn thời gian chờ đợi và đem lại trải nghiệm điều trị bệnh thoải mái, dễ chịu.

Hãy chủ động vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Hãy chủ động vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Câu hỏi liên quan

Viêm họng hạt có tự khỏi được không?

Dừ bệnh lý ở giai đoạn nào thì khả năng viêm họng hạt tự khỏi mà không cần điều trị là khá thấp. Đa số các ca bệnh sẽ phải điều trị bệnh theo nguyên nhân (nếu nguyên nhân gây bệnh là 1 bệnh lý khác) bằng cách dùng thuốc . Đồng thời, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân áp dụng các cách chăm sóc sức khoẻ tại nhà để rút ngắn thời gian phục hồi. 

Viêm họng hạt có tái phát không?

Có. Viêm họng hạt được chia thành viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh dễ điều trị hơn nhưng nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm họng hạt rất dễ tái phát nhiều phần do:

  • Lớp niêm mạc yếu, dễ tổn thương
  • Ảnh hưởng do tiếp xúc lâu ngày với không khí ô nhiễm, thuốc lá, khói bụi, nước đá,...
  • Dùng kháng sinh quá nhiều gây ra hệ quả nhờn thuốc
  • Trì hoãn trong việc điều trị, chỉ điều trị khi bệnh đã diễn biến nặng
  • Sức đề kháng yếu, dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus,...

Bệnh có thể tái phát 

Bệnh có thể tái phát 

Khi nào phải đi khám?

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi có các dấu hiệu sau:

  • Khi tình trạng viêm họng kéo dài trên 2 tuần mà không thuyên giảm.
  • Họng đau rát, sốt cao, khó thở, đau họng dữ dội hoặc nổi hạch cổ.

Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết về “viêm họng hạt có lây không”. Mặc dù bệnh không lây lan trực tiếp nhưng bạn vẫn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dùng chung vật dụng liên quan để hạn chế nguy cơ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh sâu xa như vi khuẩn, virus,... và kiên trì đi thăm khám, điều trị để chữa bệnh dứt điểm ở giai đoạn cấp tính, hạn chế các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

96

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám