Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm trong buồng tử cung, xảy ra thường là do thủ thuật can thiệp ở buồng tử cung không đảm bảo vô trùng. Ngoài gây đau bụng dữ dội thì bệnh còn có thể khiến nữ giới vô sinh. Phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng. Vậy nội mạc tử cung viêm nên ăn gì và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng xem bài viết để có câu trả lời chi tiết.
Viêm nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm, xốp nằm bên trong tử cung. Khu vực này có nhiệm vụ tiếp nhận trứng thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không được thụ tinh, các mô nội mạc tử cung bị phá hủy và bị tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Viêm nội mạc tử cung có thể gây vô sinh
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong buồng tử cung, thường là do can thiệp một số thủ thuật ở buồng tử cung không đảm bảo vô trùng như nạo hút thai, nạo sinh thiết, đặt vòng, lấy vòng... Hoặc xảy ra ở phụ nữ sau sinh, mổ lấy thai có sót nhau hoặc ứ dịch, máu trong lòng tử cung kéo dài…
Viêm nội mạc tử cung ra máu là do điều trị không đúng hoặc không điều trị, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tinh, ngoài chảy máu tử cung thì còn có biểu hiện khác là đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh lý này nếu không được điều trị đúng cách và sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và hậu quả cuối cùng chính là vô sinh do tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh hoặc trứng đã thụ tinh như không thể về tử cung để làm tổ hoặc tử cung không đảm bảo chức năng để trứng làm tổ.
Viêm nội mạc tử cung điều trị bằng cách nào?
Sau khi được thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho người bệnh. Phác đồ này được xây dựng dựa trên nguyên tắc điều trị cũng như triệu chứng và mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra.
- Nguyên tắc điều trị
Làm giảm các triệu chứng đau, rối loạn kinh nguyệt, giảm và ngăn ngừa vùng viêm lan rộng, tăng khả năng thụ thai.
Việc điều trị chỉ được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng đau hoặc sức khỏe sinh sản vị ảnh hưởng. Viêm nội mạc tử cung là bệnh lành tính và hoàn toàn có thể trị dứt điểm bằng kháng sinh.
- Điều trị nội khoa
Phương pháp này là sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cân bằng nội tiết tố cho cơ thể. Các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh qua hình ảnh siêu âm hoặc sinh thiết nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục như bệnh lậu, nấm chlamydia.
Điều trị viêm nội mạc tử cung bằng nội khoa
Vậy viêm nội mạc tử cung uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị viêm nội mạc tử cung chủ yếu là clindamycin qua đường uống và gentamicin qua tiêm tĩnh mạch trong 2 tuần. Trường hợp mãn tính thì có thể dùng doxycyclin.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào tác nhân gây bệnh để chỉ định kháng sinh nhằm tiêu diệt mầm bệnh như:
- Viên nhiễm do khuẩn lậu: có thể tiêm duy nhất mũi Ceftriaxone 250mg.
- Viêm nhiễm do nấm chlamydia: có thể uống liều duy nhất Azithromycin 1g.
- Viêm nhiễm do mụn rộp sinh dục: uống liên tiếp trong 5 ngày kháng sinh Acyclovir.
Thuốc đặt âm đạo cũng có thể được chỉ định để điều trị viêm nhiễm phụ khoa, bổ sung lợi khuẩn cho môi trường tử cung. Việc điều trị này có thể được chỉ định trong 2- 3 tuần và cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian điều trị.
- Điều trị ngoại khoa
Trường hợp mức độ nguy hiểm của bệnh tăng cao, vùng viêm nhiễm lan rộng dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc xuất hiện tế bào ác tính có nguy cơ tiến triển thành ung thư thì điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nạo buồng tử cung có thể được chỉ định.
Phương pháp này không khuyến khích thực hiện ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ vì khả năng gây vô sinh là rất cao.
Phương pháp nạo buồng tử cung trị bệnh viêm nội mạc tử cung
Phương pháp nạo buồng tử cung là thủ thuật bác sĩ đưa dụng cụ vào buồng tử cung để lấy đi lớp niêm mạc bị sưng, viêm để cơ thể tái tạo lại lớp tế bào niêm mạc mới. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, vô sinh vĩnh viễn.
- Lưu ý khi thực hiện điều trị viêm nội mạc tử cung
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi có triệu chứng bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Ngoài ra cũng cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý phụ khoa nếu có
- Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc
- Thực hiện sinh nở hoặc các thủ thuật phụ khoa ở bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh nhiễm trùng
- Tránh việc nạo hút thai nhiều lần, quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh
- Vệ sinh vùng kín đúng cách nhẹ nhàng và sạch sẽ
Lưu ý khi điều trị bệnh để đạt hiệu quả cao
- Mặc quần áo rộng, thoáng, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và an toàn
- Nghỉ ngơi hợp lý và kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị
- Giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh bị căng thẳng, mệt mỏi
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng, tránh những đồ ăn gây hại cho sức khỏe.
Viêm nội mạc tử cung nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nhiều người chủ quan, chỉ quan tâm đến phương pháp điều trị mà quên mất rằng chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình khỏi bệnh, phục hồi cơ thể. Dưới đây là những món ăn tốt và không tốt cho người nội mạc tử cung bị viêm.
Viêm nội mạc tử cung nên ăn gì
- Tỏi: các nghiên cứu cho thấy, tỏi không chỉ giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể mà còn có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả nhờ thành phần chứa kháng sinh tự nhiên allicin sẽ tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập đồng thời điều trị nhiễm trùng hiệu quả.
- Nhóm thực phẩm giàu Folate: các nghiên cứu khoa học chỉ ra, thực phẩm giàu Folate (vitamin B tan trong nước) như quả bơ, đậu phụ, ngũ cốc, nước cam, dâu tây, rau diếp cá... góp phần làm giảm nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở những người bị viêm nội mạc tử cung. Folate góp phần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng sức đề kháng từ bên trong.
- Nhóm rau củ giàu Carotenoids: bao gồm cải xoăn, rau bina, cà rốt,... chứa nguồn vitamin A hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài rau củ kể trên thì bạn cũng có thể bổ sung Carotenoids từ thực phẩm màu cam như bí ngô, cam...
Ăn nhiều rau củ màu cam để hỗ trợ trị bệnh
- Sữa chua: chứa lượng lớn lợi khuẩn Lactobacillus giúp cân bằng hệ vi sinh bên trong môi trường âm đạo, hỗ trợ điều trị viêm nội mạc tử cung. Mặc dù sữa chua không thể giúp ngăn ngừa và điều trị tất cả các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay nhiễm trùng âm đạo thì chị em cũng cứ yên tâm sử dụng vì nó không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tốt nhất nên dùng sữa chua nguyên chất và không đường.
Viêm nội mạc tử cung không nên ăn gì?
- Thực phẩm cay nóng: thức ăn cay nóng khiến cho độc tố trong cơ thể bị ứ đọng và gia tăng trong thời gian rất ngắn, làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường: làm tăng mức độ nhiệt của vùng sinh dục và số lượng bài tiết khí hư, tạo môi trường cho virus phát triển, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Tránh xa các loại hải sản nếu không muốn bệnh nghiêm trọng hơn
- Đồ hải sản: cua, tôm, mực,... chứa nhiều đạm khiến thân nhiệt gia tăng, tạo môi trường tiện lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm cho khu vực kín ngứa ngáy và khó chịu. Do đó, kiêng gì khi bị viêm nội mạc tử cung thì phái nữ cần nhớ đến nhóm thực phẩm này.
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc ăn gì khi bị viêm nội mạc tử cung và cách điều trị. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần là cách tốt nhất để mỗi người biết được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện bệnh hoặc mầm mống gây bệnh sớm, từ đó tăng cơ hội điều trị cho người bệnh. BVĐK Phương Đông cung cấp dịch vụ khám và điều trị các bệnh phụ khoa với đội ngũ y bác sĩ chuyên gia cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo thăm khám chuẩn xác, nhanh chóng, điều trị an toàn và hiệu quả. Liên hệ ngay Hotline 1900 1806 để được đặt lịch nhanh nhất.