Viêm tủy thị thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bích Ngọc

02-07-2025

goole news
16

Viêm tủy thị thần kinh tủy thị thần kinh là bệnh ảnh hưởng đến mắt và tủy sống. Đây là một bệnh lý khá hiếm gặp nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy vì sao lại mắc bệnh? Có thể xuất hiện các triệu chứng nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau. 

Viêm tủy thị thần kinh là gì?

Bệnh viêm tủy thị thần kinh hay bệnh Devic là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh ở hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống). 

Những đợt tấn công thường diễn ra trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần còn được gọi là viêm đơn pha. Nếu tình trạng diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm còn được gọi là viêm tái phát. Đối với tình trạng tái phát, các triệu chứng có thể biến mất nhưng sẽ xuất hiện trở lại và nặng hơn theo thời gian. 

Cả nam và nữ đều có tỷ lệ mắc bệnh tương tự nhau. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới ở thể tái phát. Ngoài ra, trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. 

Viêm tủy thị thần kinh là tình trạng hệ thần kinh trung ương bị hệ thống miễn dịch tấn côngViêm tủy thị thần kinh là tình trạng hệ thần kinh trung ương bị hệ thống miễn dịch tấn công

Nguyên nhân gây ra viêm tủy thị thần kinh

Hơn 95% người bệnh mắc viêm tủy thị thần kinh thường không do yếu tố di truyền từ gia đình. Mặc dù vậy, có khoảng 50% bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân mắc các bệnh lý tự miễn.

Các rối loạn tự miễn thường xảy ra quá trình bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc các sinh vật ngoại lai, không rõ lý do đột nhiên tấn công lại các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. 

Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều do mất myelin, đặc biệt là xơ cứng rải rác và có thể tái phát. 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh

Các triệu chứng của bệnh viêm tủy thị thần kinh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí, mức độ viêm. Thông thường có hai loại chính bao gồm: 

  • Viêm dây thần kinh thị giác: Là tình trạng viêm dây thần kinh thị giác, chúng có nhiệm vụ truyền thông tin từ mắt đến não. Người bệnh có thể bị đau mắt, mờ mắt, thị lực yếu thậm chí là mất hoặc mù mắt. 
  • Viêm tủy ngang: Là tình trạng viêm ở tủy sống, phụ trách truyền dẫn thông tin từ não đến các giác quan và cơ của cơ thể. Người bệnh có các triệu chứng như đau, yếu, tê liệt tay hoặc chân, mất kiểm soát vùng bàng quang và ruột, cảm thấy buồn nôn, nôn, cứng cổ, nấc cụt hoặc đau đầu. 

Bên cạnh đó, bệnh viêm tủy thị thần kinh có thể gây ra các triệu chứng khác, bao gồm: 

  • Viêm vùng não thùy: Là tình trạng viêm tại vùng não thùy, có nhiệm vụ điều hòa nhịp tim, hô hấp, huyết áp, tiêu hóa,.... Người bệnh có thể bị hôn mê, suy hô hấp, co giật,... 
  • Viêm vùng não địa: Đây là tình trạng viêm vùng não đại, phụ trách điều khiển nhận thức,ngôn ngữ, tư duy,... Người bệnh khi bị viêm vùng não này có thể bị rối loạn nhận thức, mất trí nhớ, khó khăn trong giao tiếng, khó tập trung. 
  • Viêm vùng não nhỏ: Là tình trạng viêm vùng nào nhỏ, có vai trò điều hòa cân bằng, cử động và cảm xúc. Người bệnh có thể xảy ra tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng, run, nói lắp, thay đổi cảm xúc. 

Tùy vào mức độ và vị trí viêm mà người bệnh có những triệu chứng khác nhauTùy vào mức độ và vị trí viêm mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau

Xem thêm:

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tủy thị thần kinh

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách giúp giảm thiểu triệu chứng và hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện bài kiểm tra tư duy, thị lực, sức cơ và phản xạ. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu và một loại dịch trong tủy sống. Có khoảng hơn 70% người mắc bệnh có một loại protein đặc hiệu được gọi là kháng thể. 

Bác sĩ có thể kiểm tra cột sống để xác định có gặp tình trạng viêm hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định vùng bị tổn thương. 

Ngoài ra, người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt và chụp cắt lớp quang học để kiểm tra vùng và mức độ tổn thương dây thần kinh thị giác.

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay, viêm tủy thị thần kinh vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Một số loại thuốc và cách điều trị thường được chỉ định bao gồm: 

  • Thuốc phòng ngừa các cơn bùng phát của bệnh như: Eculizumab (Soliris) và inebilizumab-cdon (Uplizna) và các thuốc khác giúp ức chế hệ thống miễn dịch. 
  • Steroids: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng steroids hoặc corticosteroid giúp giảm viêm. Các loại thuốc khác có thể khiến kháng thể không tấn công các tế bào khỏe mạnh và ngăn ngừa bùng phát bệnh. 
  • Thay huyết tương: Đây là phương pháp loại bỏ kháng thể có hại ra khỏi máu bằng cách phân tách các thành phần trong máu. Sau cùng, máu đã được lọc và thay thế sẽ được truyền lại vào cơ thể. 

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc dựa theo tình trạng bệnhBác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc dựa theo tình trạng bệnh

Phòng ngừa bệnh viêm tủy thị thần kinh

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp ngăn ngừa mắc bệnh hoặc phục hồi nhanh hơn khi bị nhiễm viêm tủy thị thần kinh. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, cần chú ý một số yếu tố sau: 

  • Dinh dưỡng: Cần ăn đủ chất, đa dạng và cân bằng các nhóm thực phẩm. Ngoài ra, cần bổ sung cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết. Đồng thời, hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo,... vì có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Xây dựng lối sống năng động và vận động thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày. Nên lựa chọn hoạt động phù hợp với sức khỏe và sở thích cá nhân như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, yoga,... 
  • Nghỉ ngơi đủ giấc: Cần ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, nên xây dựng thói quen ngủ đúng giờ. 
  • Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm. Có thể giải tỏa bằng cách tham gia các hoạt động yêu thích như thiền định, hội họa, âm nhạc,... hoắc tâm sự với bạn bè, người thân, chuyên gia tâm lý. 
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Cần hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, nước ngọt,... vì chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Nên lựa chọn các thức uống lành mạnh như nước lọc, nước chanh, nước ép trái cây, trà xanh, trà thảo mộc,... 

Xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnhXây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Viêm tủy thị thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy cần theo dõi và chăm sóc thường xuyên, đồng thời chủ động tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra vấn đề cho hệ thống miễn dịch. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm tủy thị thần kinh. Nếu nghi ngờ mắc bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, hạn chế biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám các bệnh lý về thần kinh, trong đó có viêm tủy thị thần kinh có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

11

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám