Viêm xoang không chỉ gây khó chịu với các triệu chứng quen thuộc như nghẹt mũi, đau đầu mà còn có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng dai dẳng. Viêm xoang gây hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn là cơ sở hình thành tâm lý e ngại trong cuộc sống hằng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả, cải thiện chất lượng sống đáng kể.
Tại sao viêm xoang gây hôi miệng?
Nguyên nhân viêm xoang gây hôi miệng có thể đến từ lượng dịch mủ lớn tích tụ trong các xoang. Khi các xoang bị viêm, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Những vi khuẩn này tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi như hydrogen sulfide có mùi hôi khó chịu. Theo Viện Nghiên cứu Xoang Hoa Kỳ (American Sinus Institute), có đến 60% người bị viêm xoang mạn tính gặp tình trạng hơi thở có mùi.

Viêm xoang gây hôi miệng là tình trạng khá phổ biến
Ngoài ra, dịch mủ trong xoang có thể chảy xuống họng qua đường hậu mũi (hay còn gọi là chảy dịch mũi sau), mang theo vi khuẩn và mùi hôi đến khoang miệng. Hiện tượng này khiến hơi thở có mùi dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Viêm xoang cũng làm cản trở luồng không khí, tạo điều kiện để vi khuẩn kỵ khí sinh sôi trong miệng và họng, từ đó làm gia tăng mùi hôi.
Nếu tình trạng hôi miệng kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu hoặc cảm giác căng tức quanh vùng mặt, khả năng cao tình trạng hơi thở có mùi này liên quan đến các vấn đề viêm xoang. Bạn nên quan sát kỹ các triệu chứng của cơ thể để phân biệt hôi miệng do viêm xoang với hôi miệng do bệnh dạ dày, thực quản,... hay hơi thở có mùi do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
Các phương pháp điều trị viêm xoang gây hôi miệng
Việc điều trị viêm xoang gây hôi miệng cần kết hợp điều trị dứt điểm viêm xoang và giảm mùi hôi trong khoang miệng. Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây
Phương pháp điều trị tại nhà
Triệu chứng hôi miệng do viêm xoang gây ra có thể được đẩy lùi bằng các cách chăm sóc sức khoẻ đơn giản tại nhà như sau:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (0,9%) loại bỏ dịch mủ, giảm vi khuẩn trong xoang, thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Xông hơi với tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp giúp thông mũi và khử mùi tự nhiên.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng hỗ trợ làm loãng dịch, ngăn mùi hôi phát sinh.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: Duy trì độ ẩm thích hợp giúp niêm mạc mũi không bị khô, ngăn dịch nhầy đặc lại gây mùi.

Người bị viêm xoang nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên
Can thiệp y tế
Nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả, bạn có thể cần áp dụng các biện pháp y tế để kiểm soát triệu chứng hôi miệng và điều trị dứt điểm viêm xoang. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân viêm xoang mạn tính: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc như Amoxicillin để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang, dùng trong 10-14 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc chống dị ứng (antihistamine): Loại thuốc này giúp giảm viêm do kích ứng, đặc biệt hiệu quả với viêm xoang mãn tính do dị ứng.
- Phẫu thuật:Tuỳ vào tình trạng bệnh lý như có polyp hoặc tắc nghẽn lỗ thông xoang, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật nội soi xoang, nạo VA, dẫn lưu dịch tiết,….
Cách phòng ngừa viêm xoang gây hôi miệng
Để chủ động phong ngừa tình trạng hôi miệng do viêm xoang, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Thường xuyên rửa tay và tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt trong môi trường ô nhiễm hoặc mùa lạnh.
- Duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở mức 40-50% để ngăn xoang khô và dịch tích tụ.
- Tránh hút thuốc lá và hít khói thuốc thụ động

Bạn nên rửa tay thường xuyên
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm xoang
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý. Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp cải thiện bệnh viêm xoang và giảm nhẹ triệu chứng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn, cụ thể như sau:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi để tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc nhiều sữa vì chúng có thể làm dịch xoang đặc lại, tăng nguy cơ hôi miệng.
- Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và giảm áp lực lên xoang.
- Tập thở sâu mỗi sáng giúp lưu thông không khí trong khoang mũi, hạn chế vi khuẩn phát triển.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng hôi miệng kéo dài hơn 10 ngày mà không cải thiện. Hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sốt cao trên 38°C, đau mặt dữ dội hoặc dịch mũi có máu xuất hiện,...
Không ít người hiểu lầm rằng, viêm xoang là bệnh lý mãn tính, khi đã mắc sẽ phải chung sống với các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt thởl đau nhức đầu, đau vùng mặt - mũi,... cả đời. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng đều thống nhất rằng: Viêm xoang là bệnh lý có thể chữa trị dứt điểm nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
Xem thêm: Nhức đầu do viêm xoang: Triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Do đó, thay vì tự ý điều trị tại nhà, bệnh nhân nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt. Chuyên khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám các bệnh lý tai mũi họng uy tín. Bệnh nhân sẽ được trực tiếp đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, thực hiện khám và các thủ thuật (nếu có) bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao hiệu quả thăm khám.
Có thể nói, viêm xoang gây hôi miệng là tình trạng khá phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn kết hợp điều trị đúng cách và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Việc vệ sinh mũi họng đều đặn, giữ ẩm không khí và chăm sóc sức khỏe tổng quát sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng hôi miệng. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.