Tại sao không nên chủ quan với tình trạng xơ nhĩ ?

Ngọc Anh

09-07-2025

goole news
16

Xơ nhĩ là bệnh lý khá hiếm thấy trên lâm sàng, thường được phát hiện dưới dạng màng nhĩ có các vết màu trắng đục, to phồng và dày lên khi soi tai. Đây là bệnh lý diễn biến âm thầm, tuy không gây nguy hiểm nhưng theo thời gian có thể khiến người bệnh ù tai, đau nhức tai và nghe kém. 

Xơ nhĩ là gì?  Xơ nhĩ có nguy hiểm không?

Màng nhĩ là lớp màng mỏng trong suốt ngăn cách giữa tai ngoài với tai giữa, có tác dụng rung lên để đáp ứng với sóng âm, giúp người bệnh lắng nghe được âm thanh. Xơ nhĩ (xơ hóa màng nhĩ) là tình trạng màng nhĩ bị tổn thương qua phẫu thuật, chấn thương hoặc canxi tích tụ trên màng nhĩ khiến màng nhĩ dày lên, kém linh hoạt và truyền âm kém.

Theo thời gian, người bệnh có thể bị mất thính lực dẫn truyền dẫn đến không nghe được (tiến triển chậm) mà không hề chảy dịch hay đau tai. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lý này, tuy nhiên nguy cơ bị xơ hóa màng nhĩ cao hơn ở những bệnh nhân có tiền sử viêm tai mãn tính.

Minh hoạ hinh ảnh xơ nhĩ

Minh hoạ hinh ảnh xơ nhĩ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh xơ nhĩ

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bất thường ở màng nhĩ này qua các dấu hiệu như sau:

  • Màng nhĩ có màu trắng (phát hiện khi soi tai hoặc nội soi)
  • Nghe kém, không nghe thấy gì
  • Đau tai 
  • Cảm giác đầy tai, ù tai

Nguyên nhân gây bệnh xơ nhĩ

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra lý do trực tiếp gây bệnh xơ nhĩ nhưng các nguy cơ khiến bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn đã được chỉ ra, bao gồm:

  • Viêm tai giữa, đặc biệt là viêm tai mãn tính
  • Ảnh hưởng sau khi đặt ống thông khí, thực hiện khi bé bị viêm tai nhiều lần cần dẫn lưu dịch từ tai giữa ra ngoài
  • Thủng màng nhĩ do tai nạn, áp lực lên tai thay đổi đột ngột hay ngoáy tai bằng vật lạ tạo thành vết rách và để lại sẹo trên màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có thể khiến người bệnh bị xơ nhĩ

Thủng màng nhĩ có thể khiến người bệnh bị xơ nhĩ

Chẩn đoán bệnh xơ nhĩ như thế nào?

Bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng để khai thác tiền sử bệnh lý, triệu chứng và thực hiện một số chỉ định để phát hiện các bất thường khác ở khu vực này như:

  • Soi tai, nội soi tai để đo độ dày màng nhĩ và đánh giá mức độ dày của màng nhĩ
  • Đo thính lực đánh giá khả năng nghe ở các tần số khác nhau
  • Đo nhĩ lượng kiểm tra chức năng của màng nhĩ và tai giữa
  • Chụp X Quang để quan sát cấu trúc của màng nhĩ: Bệnh nhân bị xơ hóa màng nhĩ giai đoạn đầu thường có màng nhĩ dày lên với niêm mạc ống tai ngoài phù nề và dày nhẹ. Khi bệnh đã diễn biến đến giai đoạn muộn, khu vực hình lưỡi liềm của mô mềm sẽ dày lên bề mặt màng nhĩ bên và kéo dài sang bên để lấp đầy ống tai ngoài giữa. 

Điều trị bệnh xơ nhĩ như thế nào?

Mục tiêu chính của các biện pháp điều trị trong trường hợp này là giải quyết triệt để nguyên nhân gây xơ hoá và phục hồi thính lực. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo và tái tạo tai giữa, bao gồm chuỗi xương con (xương nhỏ ở tai giữa) là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Một số bệnh nhân có thể cần vá nhĩ, sửa chữa màng nhĩ bị thủng hoặc cần phẫu thuật tạo hình màng nhĩ. 

Bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa để loại bỏ các phần sẹo cứng của màng nhĩ và sửa chữa lại tổn thương của xương con (nếu có). Với các bệnh nhân bị thủng hoặc rách màng nhĩ không tự liền được, bác sĩ sẻ dùng 1 mảnh ghép làm từ sụn của bệnh nhân để vá lỗ thủng.

Sau cùng, bệnh nhân sẽ được nhét bông vào tai và băng tai ngoài. 

Bạn có thể phải phẫu thuật để điều chỉnh lại các triệu chứng của tình trạng xơ hoá màng nhĩ

Bạn có thể phải phẫu thuật để điều chỉnh lại các triệu chứng của tình trạng xơ hoá màng nhĩ

Dùng máy trợ thính

Đây là phương án nếu sau khi phẫu thuật bạn vẫn không phục hồi thính lực thì sẽ được gợi ý dùng máy trợ thính để cải thiện khả năng nghe.

Phòng ngừa bệnh xơ nhĩ như thế nào?

Nguyên nhân của xơ nhĩ vẫn chưa làm rõ nên các chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh lý này. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ như sau:

  • Kiên trì điều trị các bệnh lý ở tai như viêm tai giữa, viêm tai trong, áp xe quanh tai,...
  • Hạn chế đưa các vật dụng vào trong tai như tăm bông,...
  • Đeo nút bịt tai khi bạn ở gần tiếng ồn lớn hoặc tiếng nổ 
  • Sử dụng nút bịt tai, tai nghe chụp khi bạn ở nơi có nhiều tiếng ồn hoặc đi máy bay,...

Hãy dùng nút bịt tai để ngăn ngừa tiếng ồn làm tổn thương màng nhĩ

Hãy dùng nút bịt tai để ngăn ngừa tiếng ồn làm tổn thương màng nhĩ

Câu hỏi thường gặp

Xơ nhĩ có cần điều trị không?

Tuỳ trường hợp. Bạn chỉ phải điều trị nếu được chẩn đoán có quá nhiều mô sẹo ở màng nhĩ gây mất thính lực tạm thời. Ngược lại, nếu bạn vẫn nghe được bình thường thì chưa cần điều trị.

Để hạn chế các nguy cơ về mặt sức khoẻ có thể xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên phù hợp. Đối với một số trường hợp sẹo màng nhĩ dày làm mất khả năng nghe thì bắt buộc phải điều trị, nếu không sẽ dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. 

Khi nào nên đi khám? 

Bạn phải đi gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện cơ thể có các triệu chứng bất thường như mất thính lực, đau nhức tai hoặc gặp các triệu chứng khác. 

Xơ nhĩ có lây không?

Không. Bệnh không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp nhưng các tác nhân nhiễm trùng có thể lây lan qua tiếp xúc qua các bề mặt hay vật dụng chung. Do đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc chung và chủ động rửa tay sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng, không gian sống thường xuyên.

Có thể nói, xơ nhĩ là bệnh lý phải được điều trị đúng lúc nhưng các triệu chứng lại khá mờ nhạt. Do đó, bạn nên thăm khám Tai mũi họng định kỳ và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho đôi tai của mình. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

15

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám