Bệnh ám ảnh sợ hãi còn gọi là rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay rối loạn ám ảnh sợ hãi. Đây là hội chứng mà người bệnh gặp phải cảm giác sợ quá mức các tình huống và các vật hoàn toàn không có tính nguy hiểm. Không giống như chứng lo âu ngắn hạn bình thường như khi làm bài kiểm tra hoặc phát biểu trước đám đông, bệnh ám ảnh sợ hãi là tình trạng rối loạn tâm thần lâu dài, gây ra tâm lý căng thẳng và các phản ứng thể chất như lo lắng, run sợ, phản ứng thái quá…
Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thường ngày của người bệnh ở ngoài xã hội hoặc tại nơi làm việc. Hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất là sợ độ cao, sợ thang máy, sợ đi máy bay, sợ không gian kín, sợ bị tiêm, sợ nơi đông người, sợ nhìn thấy máu…
Theo các chuyên gia tâm lý học, bệnh nhân mắc chứng ám ảnh sợ hãi thường xây dựng “vùng an toàn” và thực hiện các “hành vi an toàn” cho bản thân như luôn đi cùng người thân, chọn vị trí thuận lợi để thoát thân hay mang theo các đồ vật yêu thích.
Hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất là sợ độ cao, sợ bị tiêm, sợ nơi đông người, sợ động vật...
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia đồng ý rằng hội chứng này có xu hướng liên quan đến yếu tố gia đình và thường xuất hiện sau khi người bệnh trải qua một sự kiện gây chấn động. Tình trạng này có thể khởi phát đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi là tình trạng rối loạn tâm thần nhưng có rất nhiều triệu chứng dễ nhận thấy, cụ thể như:
Thông thường, khi người bệnh tiếp xúc với các tình huống liên quan đến chứng sợ hãi, các biểu hiện sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, làm người bệnh lo lắng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn mà người bệnh không thể kiểm soát được hành động của mình. Vì thế họ có thể gây ra các phiền toái hay “tai nạn” trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày hoặc tại nơi làm việc.
Theo các nhà tâm lý học, hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi thường khởi phát ở tuổi dậy thì nhưng với chứng ám ảnh sợ hãi máu, động vật, sấm chớp, bão giông và nước thường bắt đầu khi còn bé.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng ám ảnh sợ hãi, bao gồm:
Theo các chuyên gia y tế, hội chứng ám ảnh sợ hãi không có sự lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Những người từng trải qua các sang chấn tâm lý nặng nề có nguy cơ cao mắc phải hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Để chẩn đoán người bệnh có mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi hay không, chuyên gia tâm lý sẽ thực hiện thông qua việc khai thác tiền sử gia đình, bệnh sử, đặt câu hỏi khi bệnh nhân thăm khám lâm sàng trực tiếp. Ngoài áp dụng biện pháp trên, bác sĩ sẽ không thực hiện bất kỳ xét nghiệm hay thủ thuật nào khác để chẩn đoán hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Nhiều người khi mới bắt đầu mắc hội chứng này thường đặt ra câu hỏi chứng ám ảnh sợ hãi có điều trị khỏi hoàn toàn được không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia y tế, mục đích của việc điều trị là giảm nhẹ các biểu hiện sợ hãi nghiêm trọng xuống mức bình thường và hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Đối với trường hợp ám ảnh sợ hãi xã hội, quá trình điều trị thường kéo dài nhiều tháng, tuy nhiên với các chứng ám ảnh sợ hãi sự vật, sự việc cụ thể, thời gian điều trị sẽ nhanh hơn. Để điều trị hội chứng này, bác sĩ tâm lý sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi.
Để hạn chế diễn tiến của chứng ám ảnh sợ hãi hay phòng tránh hội chứng này, bạn nên: