Áp xe não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng hướng người sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong do vỡ ổ áp xe hoặc các biến chứng nguy hại khác.
Áp xe não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng hướng người sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong do vỡ ổ áp xe hoặc các biến chứng nguy hại khác.
Áp xe não là bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành mủ trong mô não. Não có mủ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương từ đó gây nguy cơ tử vong rất cao.
Não bộ chính là cơ quan điều hành mọi hoạt động của cơ thể. Bản thân não bộ được bảo vệ bởi sọ não cùng các lớp mô xung quanh và hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều vi khuẩn và một số sinh vật vẫn có thể vượt qua lớp bảo vệ trên để tấn công não, từ đó nên tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, não bộ sẽ phản ứng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn bằng cách hình thành nhiều khoảng trống nhỏ có chứa mủ. Khoảng trống chứa mủ này chính là các ổ áp xe não.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra áp xe não, trong đó thường gặp nhất là:
Chấn thương hoặc phẫu thuật: Những người từng phẫu thuật thần kinh hoặc bị chấn thương sọ não sẽ có nguy cơ cao bị áp xe ở não. Ngoài ra, trường hợp bị đánh vào đầu dẫn tới vỡ xương sọ, những mảnh xương này có nguy cơ đâm vào các tế bào não và gây ra hiện tượng áp xe.
Có dị vật lạ trong não: Người có dị vật lạ trong não, chẳng hạn như viên đạn nếu không được loại bỏ sẽ có nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm và hình thành áp xe.
Các bộ phận khác bị nhiễm khuẩn, lan rộng lên não: Đây được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh áp xe não. Khi tình trạng nhiễm trùng xuất hiện ở một bộ phận nào đó trong cơ thể, mầm bệnh hoàn toàn có thể qua đường máu xâm nhập lên não và lây nhiễm vào bộ phận này. Chính vì thế, đối với những trường hợp này khởi phát bệnh do nguyên nhân trên, bác sĩ cần phải tìm ra được nguồn bệnh, vi sinh vật gây bệnh từ đó điều trị tận gốc.
Ngoài ra, những trường hợp có hệ miễn dịch kém cũng có khả năng xảy ra áp xe não vì nhiễm trùng máu. Đó thường là những đối tượng sau đây:
Một số trường hợp nhiễm trùng phổ biến gây ra áp xe ở não có thể kể đến như viêm phổi; nhiễm trùng phổi, van tim; viêm phúc mạc; viêm vùng chậu; viêm bàng quang,…Bên cạnh đó, não cũng có thể bị nhiễm trùng nếu bạn đang bị viêm tai giữa, nhiễm trùng tai giữa, nhiễm trùng xương sau tai hay viêm xoang,… mà không được điều trị kịp thời.
Khi bị áp xe não, người bệnh sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Người bị áp xe não thường có biểu hiện sốt, nhức đầu liên tục
Bệnh áp xe não căn là bệnh nguy hiểm, hiếm gặp và bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này. Cụ thể đó là những người đang gặp phải một hoặc nhiều vấn đề về sức khỏe như:
Theo các chuyên gia, bác sĩ, đối tượng chủ yếu mắc bệnh áp xe não là những người có hệ miễn dịch yếu. Trường hợp những đối tượng khỏe mạnh bị áp xe não thường do nguyên nhân chính là nhiễm vi khuẩn. Theo thống kê tỷ lệ mắc áp xe não nhiều nhất là ở những người nằm trong độ tuổi từ 30 – 45 tuổi.
Bệnh áp xe não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
Các biện pháp thường được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán bệnh áp xe não bao gồm:
Phương pháp điều trị bệnh áp xe não phổ biến hiện nay là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ chữa bệnh phù hợp
Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa thường áp dụng cho những trường hợp sau:
Ổ áp xe nhỏ đồng thời vị trí áp xe ở sâu trong não.
Ổ áp xe đã vỡ khiến tình trạng mũ đã lan rộng.
Thể trạng người bệnh quá yếu nên không thể phẫu thuật.
Nguyên tắc chung trong điều trị nội khoa áp xe não là dùng kháng sinh mạnh, phổ tác dụng rộng. Bên cạnh đó cũng cần phối hợp nhiều kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Kháng sinh thường được dùng trong trường hợp này thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 kết hợp với nhóm quinonone.
Ngoài kháng sinh ra, người bệnh cũng cần phải điều trị chống phù não, nuôi dưỡng và săn sóc bệnh nhân cẩn thận để chống viêm phổi do nằm lâu, chống loét; cho thuốc an thần, thuốc giảm đau và hạ sốt.
Phẫu thuật
Có 3 phương pháp phẫu thuật điều trị áp xe hiện nay đó là chọc hút; dẫn lưu và lấy toàn bộ bọc áp xe não.
Chọc hút ổ áp xe não: Là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của chọc hút ổ áp xe là không gây tổn thương nhiều tổ chức não lành. Cách điều trị này được chỉ định khi ổ áp xe lớn ở sâu trong tổ chức não, ổ áp xe nhiều ngăn, khi tình trạng bệnh tiến triển quá nặng. Nhược điểm của chọc hút ổ áp xe não là không lấy triệt để nên dễ tái phát.
Dẫn lưu ổ áp xe: Biện pháp điều trị này được chỉ định trong các trường hợp áp xe ngoài màng cứng, áp xe tụ mủ DMC và ổ áp xe lớn ở sâu hoặc ở nông so với vỏ não.
Lấy bỏ toàn bộ bọc áp xe: Là phương pháp triệt để tuy nhiên lại thực hiện khó khăn. Nó có thể gây tổn thương nhiều tổ chức não lành, gây thủng vỡ bọc áp xe nếu kỹ thuật bác sĩ không tốt. Lấy bỏ toàn bộ bọc áp xe được chỉ định trong trường hợp bọc áp xe có bao xơ chắc nằm không sâu so với tổ chức não, áp xe não do vết thương hoả khí. Tức trong bọc áp xe có thể bao gồm các mảnh kim khí, mảnh xương hoặc các dị vật khác.
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh áp xe não tốt nhất, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
Bài viết này đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về căn bệnh áp xe não. Có thể thấy đây là căn bệnh nguy hiểm và mỗi chúng ta nên có ý thức phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay, nhất là việc điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang, viêm tai giữa,viêm phổi, viêm phế quản,…