Bà bầu bị cảm lạnh có sao không? Phải làm gì?

Thu Hiền

01-12-2023

goole news
16

Trong thời gian mang thai, mọi vấn đề về sức khỏe đều cần chú ý. Khi bà bầu bị cảm lạnh, việc chăm sóc cần thận trọng để cơ thể nhanh phục hồi và không ảnh hưởng lâu dài đến thai nhi. Trong bài viết này, Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử trí khi bà bầu bị cảm. Từ đó, có cách chăm sóc mẹ khi mang thai tốt nhất.

Bà bầu bị cảm lạnh có sao không?

Thông thường, cảm lạnh với triệu chứng ho sốt không quá nguy hiểm. Nhưng nó gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ng.

Đối với bà bầu, tình trạng cảm lạnh cần được chú ý do mẹ bầu bị cảm lạnh thì có ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra những dấu hiệu bất thường khác của cơ thể có thể giống triệu chứng cảm lạnh. 

Khi bị cảm lạnh, bà bầu sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ gây biến chứng thai nhi

Những mẹ bầu bị sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ khiến nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi tăng lên. Còn ở 3 tháng cuối, tình trạng sốt cao khiến mẹ đối diện với nhiều biến chứng thai kỳ như sinh non, co bóp tử cung, trẻ sinh ra chậm phát triển.

Nhìn chung, mẹ bầu cần chú ý đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng cảm sốt. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cần được điều trị nhanh chóng để cơ thể để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Nguyên nhân dẫn đến bị cảm lạnh khi mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của chị em thường suy giảm do sự thay đổi của hormone. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ dễ chịu ảnh hưởng từ các tác động xấu của môi trường. Đặc biệt, cơ thể bà bầu sẽ rất dễ nhiễm các bệnh viêm nhiễm, ho và cảm cúm hơn hẳn khi thời tiết thay đổi.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, em bé đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần. Cơ thể mẹ cần đáp ứng lại những thay đổi này nên càng dễ suy yếu hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị mắc cảm lạnh do những nguyên nhân sau đây:

  • Không giữ ấm cơ thể đúng cách khiến người bị nhiễm lạnh.
  • Tắm khuya, tắm với nước quá lạnh khiến cơ thể suy yếu.
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột, không chịu được thời tiết giao mùa.
  • Bị sốc nhiệt khi ra, vào phòng điều hòa và điều kiện ngoài trời liên tục.
  • Môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm nặng, có nhiều khói bụi.
  • Bị lây nhiễm virus, vi khuẩn thông qua các tiếp xúc thường ngày.

Dấu hiệu cảm lạnh ở bà bầu

Để điều trị bệnh hữu hiệu, mẹ bầu cần nhận diện triệu chứng để phát hiện bệnh ngay từ đầu thai kỳ. Dưới đây là những dấu hiệu cảm lạnh rõ ràng nhất ở bà bầu.

  • Ho khan
  • Bị sốt, sốt từ vừa phải đến sốt cao
  • Viêm họng
  • Ớn lạnh toàn thân
  • Đau cơ nghiêm trọng, đau toàn bộ cơ thể
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài hơn 2 tuần.

Các triệu chứng này thường xuất hiện nhanh, gần như cùng lúc. Thông thường, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn ở bà bầu cho đến khi biến mất hẳn sau khoảng 2 tuần mắc.

Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh

Mang thai bị cảm lạnh xử trí như thế nào?

Lúc này, mẹ bầu nên áp dụng những điều sau để nhanh chóng đẩy lui cảm sốt và giữ sức khỏe thật tốt nhé.

Nên xông mũi với tinh dầu

Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, bà bầu nên xông mũi với các loại lá bưởi, lá bạc hà, sả, gừng… Hoặc sử dụng tinh dầu để thay thế. Lưu ý là chỉ xông vùng mặt để tinh dầu theo hơi nóng đi sâu vào đường hô hấp, làm sạch và diệt khuẩn, làm dịu đường hô hấp.

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi

Nước muối sinh lý đóng chai sẽ giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, làm giảm lượng dịch nhầy tiết ra để mẹ bầu dễ thở hơn. Đặc biệt, nó cũng giúp sát khuẩn, làm dịu các tổn thương bên trong niêm mạc mũi một cách hiệu quả.

Giữ ấm và nghỉ ngơi để giữ sức cho bà bầu bị cảm lạnh

Khi cảm lạnh, bà bầu nên chú ý giữ ấm cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, nên che kín, giữ ấm vùng cổ, tai và bụng, gáy. Đừng quên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Dùng nước muối ấm súc miệng

Bạn nên pha nước muối ấm súc miệng nhiều lần trong ngày (có thể cách giờ, hoặc cách 2 giờ). Lúc này, nước muối sẽ giúp tiêu diệt, giảm bớt lượng vi khuẩn khu trú ở họng và làm giảm cảm giác ho. Đặc biệt, nước muối còn giúp làm dịu cảm giác đau rát họng nhanh chóng nhất.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Vitamin C giúp cơ thể nhanh chóng khỏe lên, giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều. Chính vì vậy, bạn nên chăm chỉ dùng các loại trái cây có vitamin C như ổi, cam, quýt để làm các triệu chứng khó chịu biến mất nhanh chóng hơn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Với người mang thai, mọi tác động nhỏ nhất đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Và việc sử dụng thuốc cần được chú trọng cẩn thận để không gây ảnh hưởng xấu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bảo đảm an toàn cho mẹ bầu khi dùng thuốc.

Hãy sử dụng thuốc an toàn

Tuyệt đối không tự ý mua hay sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Rất nhiều thành phần trong các loại thuốc có thể chứa thành phần gây hại, tác động xấu đến thai. 

Các loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường như paracetamol, aspirin, Ibuprofen, codeine đều không tốt cho thai nhi. Và chúng không được phép sử dụng trong thai kỳ nếu không có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Chú ý khi sử dụng kháng sinh

Uống kháng sinh có gây hại cho thai nhi là điều được lưu truyền rộng rãi. Đây cũng là thông tin y học được công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn những loại kháng sinh nhất định an toàn với sức khỏe của bà bầu. Nếu bạn được bác sĩ kê đơn kháng sinh, hãy an tâm sử dụng nhé.

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu đều phải tham khảo ý kiến bác sĩKhi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ

Mẹ bầu chỉ cần ghi nhớ, tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào. Việc này cần được theo dõi, chỉ định bởi các bác sĩ. 

Các thói quen hạn chế phụ nữ mang thai bị cảm lạnh

Do có ảnh hưởng đến thai nhi, nên cảm lạnh ở bà bầu thực sự gây lo lắng cho nhiều người. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa cảm lạnh hữu hiệu hơn chỉ bằng cách bảo vệ bản thân mình.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên sử dụng các thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, rau quả và các loại thực phẩm chưa qua tinh chế. Những loại thực phẩm đa dạng sẽ giúp cơ thể có thêm khoáng chất, vitamin để phòng chống sự gây hại của vi khuẩn. Đồng thời giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng.

Đặc biệt mẹ bầu cần chú ý sử dụng thêm nhiều nước lọc, trà, các loại đồ uống thảo dược, nước trái cây tươi. Chúng giúp môi trường trong cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất cho việc trao đổi chất. Đồng thời, tăng sức đề kháng của mẹ bầu lên một cách hiệu quả hơn.

Nghỉ ngơi một cách hợp lý

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt với thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Lúc này, mẹ sẽ cần ngủ nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho giải trí. Đồng thời, tránh xa các công việc nặng nhọc, có khả năng gây stress.

Khi mang thai, mẹ bầu cũng nên chú ý lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Chúng sẽ giúp cơ thể linh hoạt và gia tăng khả năng phòng chống bệnh tật tự nhiên.

Tuyệt đối không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích

Bạn nên từ bỏ những thói quen không tốt như dùng thuốc lá, các chất, đồ uống có chứa chất kích thích. Không chỉ gây hại cho hệ miễn dịch, nó còn làm mẹ bị mất nước nghiêm trọng. Lúc này, nguy cơ bị cảm lạnh sẽ tăng lên rất nhiều.

Đặc biệt, các chất kích thích có thể thông qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Từ đó, khiến nguy cơ sảy thai, làm thai nhi gặp các vấn đề bẩm sinh tăng lên nhiều.

Chú ý giữ ấm cơ thể

Mẹ bầu và cả thai nhi trong bụng đều rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Chính vì vậy nên chú ý giữ ấm mỗi khi ra ngoài. Ngay cả khi ở trong nhà, mẹ cũng cần chú ý giữ nhiệt độ phòng ở mức phù hợp nhé.

Hạn chế tiếp xúc đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài

Khi tiếp xúc đông người, nguy cơ mắc cảm lạnh sẽ tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chú ý hạn chế đến nơi đông người. Nếu phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang cẩn thận để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn nhé.

Cảm lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Không phải ngẫu nhiên việc cảm lạnh ở bà bầu cần được xem trọng. Nguyên Nguyên nhân là do bệnh cảm lạnh ở bà bầu có thể dẫn tới các dị tật bẩm sinh ở trẻ như sau:

  • Suy nhược cơ thể
  • Bệnh gai cột sống bẩm sinh
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Sứt môi, hở hàm ếch
  • Suy thận hai bên
  • Sinh non, kém hấp thụ dinh dưỡng sau sinh

Đặc biệt, một vài nghiên cứu cho thấy, khi bà bầu bị sốt cao kéo dài trong tam cá nguyệt thứ 2 có thể tăng nguy cơ sinh con bị tự kỷ lên mức 40%. Còn nếu việc này xuất hiện sau tuần thứ 12, nguy cơ tự kỷ sẽ tăng lên 3 lần.

Chú ý chăm sóc sức khỏe để bảo vệ thai nhi nhéChú ý chăm sóc sức khỏe để bảo vệ thai nhi nhé

Chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng phòng chống cảm lạnh. Đồng thời, đến gặp bác sĩ để điều trị triệt để các triệu chứng đầu tiên, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hay thai nhi.

Lời kết

Với bài viết này đã bạn đã hiểu hơn về việc bà bầu bị cảm lạnh và có cách chăm sóc phù hợp. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, nên đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Quý khách hàng liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp cần Bệnh viện Phương Đông giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,054

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám