Sốt rét là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, sốt rét rất dễ gây nhiều biến chứng phức tạp cho cả người mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị sốt rét phải làm sao? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây về biểu hiện, nguyên nhân của tình trạng mẹ bầu bị sốt rét để có khả năng phát hiện bệnh sớm hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị sốt rét
Trong quá trình mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường, đặc biệt là bị sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium Falciparum gây ra.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do cơ thể phụ nữ mang thai thường tạo ra lượng CO2, độ ẩm và mùi hấp dẫn muỗi truyền bệnh sốt rét.
Hơn nữa, khi sống trong vùng có nguy cơ cao mắc bệnh, phụ nữ mang thai sẽ dễ là đối tượng mắc sốt rét nhất do sức đề kháng khi có bầu không cao như người bình thường.
Nguyên nhân do muỗi mang ký sinh trùng gây bệnh đốt khiến sốt rét khi mang thai
Bà bầu bị sốt rét có nguy hiểm không?
Trên thực tế, có thể gây ra những biến chứng khôn lường, khó chữa trị cho bà bầu. Vậy sốt rét có thể ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi?
Những ảnh hưởng của sốt rét đối với mẹ bầu
Sốt rét có thể được phân loại thành hai dạng: nhiễm trùng không biến chứng và nhiễm trùng nặng.
- Nhiễm trùng không biến chứng liên quan đến các triệu chứng như đau đầu, sốt, run rẩy và đổ mồ hôi trong khoảng 2-3 ngày và kéo dài từ 6-10 giờ mỗi lần.
- Sốt rét nặng là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng, gây thiếu máu, hội chứng suy hô hấp cấp tính, sốt rét não và tổn thương nội tạng.
Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bà bầu bị sốt rét:
- Thiếu máu: Ký sinh trùng Plasmodium Falciparum có thể phá hủy lượng lớn tế bào máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu nếu cơ thể không sản xuất đủ máu để đáp ứng nhu cầu. Tình trạng thiếu máu sau sinh hoặc xuất huyết nghiêm trọng có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi.
- Phù phổi cấp: Nếu không được điều trị kịp thời, sốt rét có thể gây viêm phổi nghiêm trọng, khiến phổi bị chất lỏng xâm nhập và gây ứ dịch trong phổi.
- Ức chế miễn dịch: Sốt rét ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của mẹ bầu, làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và giảm khả năng chống chọi với vi khuẩn và vi trùng.
- Hạ đường huyết: Tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng bà bầu mắc sốt rét cần được theo dõi liên tục để đảm bảo đường huyết ổn định.
- Suy thận: Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sốt rét có thể dẫn đến suy thận và rối loạn chức năng thận.
Sốt rét có thể khiến phụ nữ mang thai mắc chứng suy thận.
Những ảnh hưởng của sốt rét đối với thai nhi
Tình trạng sốt rét nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động đáng lo ngại đến sức phát triển của thai nhi trong bụng.
- Khi bà bầu bị sốt rét, cơ thể xảy ra hiện tượng thiếu máu, gây ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể của thai nhi. Điều này khiến sự phát triển của em bé chậm hơn so với bình thường. Trong trường hợp diễn biến nặng bé có thể sinh dưới 2,5kg thậm chí có thể tử vong.
- Nguy cơ sảy thai do mẹ bầu bị sốt rét cũng rất cao. Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị sốt rét mà không được điều trị đúng cách, tỷ lệ sảy thai có thể lên tới 50%. Do đó, các mẹ bầu không nên coi nhẹ tình trạng sức khỏe khi mắc bệnh.
- Ngoài ra nếu sốt rét khi mang thai và không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến em bé bị nhiễm ký sinh trùng giống với người mẹ.
Nếu bà bầu bị sốt rét không được điều trị đúng cách, trường hợp nghiêm trọng nhất là người mẹ có thể sảy thai, mất thai nhi.
Dấu hiệu mẹ bầu bị sốt rét
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng sốt rét thường giống như nhiễm cúm hoặc nhiễm virus. Để xác định chính xác tình trạng nhiễm trùng, chỉ có xét nghiệm máu mới có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.
Các dấu hiệu phổ biến của sốt rét khi mang thai có thể kể đến:
- Đau cơ
- Vàng da
- Khó chịu
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Da nhợt nhạt
- Lá lách phình to
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Sốt cao, đổ mồ hôi hoặc có cảm giác ớn lạnh
Việc phát hiện sớm và tích cực điều trị sốt rét khi mang thai là điều quan trọng vì căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác cho cả mẹ lẫn em bé.
Bà bầu khi bị sốt rét sẽ thấy chóng mặt và sốt cao.
Chẩn đoán bệnh cho bà bầu bị sốt rét
Việc phát hiện và điều trị sốt rét trong thai kỳ là rất quan trọng vì căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Để chẩn đoán sốt rét khi mang thai, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra như sau:
- Xét nghiệm phết máu: Một giọt máu được lấy ra và trải ra trên phiến kính hiển vi để kiểm tra ký sinh trùng.
- Xét nghiệm chẩn đoán nhanh: Phát hiện các kháng nguyên sốt rét trong máu bệnh nhân.
- Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR)L: Là một công cụ sử dụng để chẩn đoán tổ hợp gen sốt rét.
- Kiểm tra mô học: Phương pháp này cung cấp kết quả chính xác hơn trong việc phát hiện sốt rét khi mang thai bằng cách kiểm tra các mẫu mô dưới kính hiển vi.
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc an toàn cho thai kỳ để điều trị sốt rét.
Cách chữa sốt rét cho bà bầu
Khi điều trị cho bà bầu bị sốt rét, quan tâm và chăm sóc đặc biệt là cần thiết. Cách điều trị thường bao gồm sử dụng các loại thuốc an toàn cho bà bầu, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Paracetamol cũng có thể được sử dụng để giảm sốt cao với số lần sử dụng khoảng 3-4 lần/ngày và tác dụng kéo dài trong khoảng 4-6 giờ.
Trong quá trình điều trị, bà bầu cần đảm bảo uống đủ nước để tránh mất nước. Ngoài ra, việc ăn nhẹ và chọn các món ăn nhẹ nhàng cũng có thể giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Uống lượng nước cần thiết đủ cho cơ thể.
Ngăn ngừa sốt rét khi mang thai
- Để ngăn ngừa sốt rét khi mang thai, có một số biện pháp hữu ích, bao gồm:
- Lắp lưới chống muỗi khu vực các cửa sổ trong nhà.
- Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa muỗi như kem bôi và thuốc xịt.
- Ưu tiên mặc quần áo có màu sắc tươi sáng để tránh thu hút muỗi.
- Dọn dẹp khu vực sinh hoạt để giữ cho nó thoáng mát và sạch sẽ, thay nước cho bình hoa và cây cảnh để giữ nhiệt độ mát mẻ.
Những lưu ý khi bà bầu bị sốt rét
Nếu bị sốt rét khi mang thai, hãy tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế. Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để xác định có ký sinh trùng trong máu hay không và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Mặc dù kháng sinh thường được hạn chế sử dụng cho bà bầu, trong một số trường hợp cần phải điều trị sớm bằng kháng sinh dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Một số gợi ý về các món ăn tốt cho bà bầu bị sốt rét, bao gồm:
- Cung cấp năng lượng bằng cách nạp thực phẩm giàu protein.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng nước ép trái cây tươi.
- Đảm bảo uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước cơ thể.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đông lạnh. đóng hộp, đồ ăn cay nóng, ngũ cốc nguyên hạt, đồ uống kích thích (cà phê, trà, cacao) và ray có màu xanh đậm...
Bổ sung nước ép từ hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Mong rằng những thông tin về bà bầu bị sốt rét ở trên sẽ hữu ích với các mẹ bầu nói chung và các chị em phụ nữ nói riêng. Hãy chăm sóc sức khỏe, áp dụng những phương pháp phòng bệnh và đến những cơ sở y tế, bệnh viện khi có những triệu chứng liên quan đến sốt rét xuất hiện khi mang thai. Quý khách có nhu cầu thăm khám và điều trị tại bệnh viện Phương Đông vui lòng liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc tại đây để được tư vấn và đặt lịch ngay hôm nay.