Bệnh bạch hầu là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây tử vong lên tới 20%, ngày càng tăng cao ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Bệnh tác động tiêu cực đến tim, thận, hệ thần kinh nên cần được can thiệp sớm, tích cực điều trị và chăm sóc y tế chuyên môn.
Bệnh bạch hầu họng là gì?
Bệnh bạch hầu họng (Diphtheria) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium gây ra. Bệnh dễ dàng lây truyền từ người sang người, tạo thành dịch trong cộng đồng.
Bệnh bạch hầu họng là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính
Người nhiễm vi khuẩn bạch hầu sẽ xuất hiện các lớp giả mạc dày, trắng ngà bám chặt và lan rộng ra toàn bộ vòm họng, thanh quản, mũi, tuyến hạnh nhân. Những bộ phận khác cũng có thể bị ảnh hưởng như da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục,...
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu, tên quốc tế Corynebacterium Diphtheriae là nguyên nhân chính gây bệnh bạch hầu. Người khỏe mạnh tiếp xúc gián tiếp với đồ vật dính dịch tiết người bệnh đều có nguy cơ phơi nhiễm.
Bệnh tác động tiêu tục đến cơ quan hô hấp như mũi, họng. Độc tố của vi khuẩn bắt đầu giải phóng độc tố, xâm nhập vào máu làm xuất hiện các lớp màng màu xám, dày ở mũi, họng, lưỡi, khí quản.
Một số ít trường hợp độc tố do vi khuẩn tiết ra có thể gây tổn thương các cơ quan như tim, não, thận. Song rất hiếm gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ do đã được tiêm phòng ngay từ khi sinh ra.
Bệnh khởi phát do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae
Tỷ lệ nhiễm bệnh cao tập trung ở nhóm đối tượng:
- Không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch hẹn.
- Du lịch đến nơi dịch bệnh đang lưu hành.
- Mắc các bệnh rối loạn miễn dịch như AIDS.
- Môi trường sinh hoạt mất vệ sinh, quá đông đúc, chật hẹp.
Phân loại bệnh bạch hầu
Nhằm điều trị chính xác, tối ưu hiệu quả, ngành y tế phân loại bạch hầu gồm 2 dạng chính:
- Bạch hầu cổ điển là bệnh phổ biến nhất hiện nay, tác động đến mũi, cổ họng, amidan và thanh quản. Trong đó phân chia nhỏ hơn thành bạch hầu họng, mũi; thanh quản, ác tính, tùy mức độ người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
- Bạch hầu ngoài da là dạng hiếm gặp nhất, thường làm xuất hiện các vết loét, mụn nước hoặc phát ban trên da. Bệnh lưu hành phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, dân cư đông đúc, điều kiện môi trường còn kém.
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Sau 2 - 5 ngày phơi nhiễm vi khuẩn bạch hầu, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Trường hợp nhẹ có thể không khởi phát bất kỳ biểu hiện nào, dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường.
Mảng bám xám, dày ở cổ họng, amidan là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất mà người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường. Kèm theo đó là những triệu chứng không đặc trưng như:
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Các tuyến chức năng ở cổ bị sưng.
- Ho dai dẳng.
- Viêm họng, sưng họng.
- Da tái xanh.
- Chảy nước dãi.
- Tinh thần lo lắng, sợ hãi.
Người nhiễm vi khuẩn bạch hầu xuất hiện các mảng bám xám và dày ở cổ họng
Trong giai đoạn bệnh diễn tiến, người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở, nuốt khó, thị lực thay đổi, nói lắp, vã mồ hôi, tim đập nhanh. Tình trạng này cần theo dõi sát sao, cấp cứu khi chuyển biến xấu.
Bệnh bạch hầu có lây không?
Bệnh bạch hầu có thấy lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, phổ biến nhất là đường hô hấp. Giọt bắn chứa mầm bệnh sẽ đi vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải tạo điều kiện cho tác nhân gây hại xâm nhập.
Bệnh có thể lây lan gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với đồ vật dính dịch tiết. Vậy nên bệnh nhân cần thận trọng khi đến nơi công cộng, chú ý vệ sinh tay, tránh để trẻ ngậm, mút đồ chơi chung.
Biến chứng nguy hiểm
Tổ chức WHO đánh giá biến chứng bạch hầu rất nguy hiểm, nếu không được can thiệp có thể đe dọa đến sức khỏe lẫn tính mạng người bệnh. Hệ lụy điển hình nhất là tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, dây thần kinh bị tổn thương, liệt màn hầu, mất kiểm soát chức năng bàng quang, suy hô hấp, viêm phổi.
Những biến chứng nguy hiểm khi bệnh bạch hầu không được điều trị kịp thời
Tình trạng nghiêm trọng, không được can thiệp y khoa kết hợp chăm sóc tích cực, bệnh nhân có thể thiệt mạng sau 6 - 10 ngày. Bệnh nhân và gia đình cần đặc biệt lưu tâm.
Phương pháp chẩn đoán
Bệnh dễ nhầm lẫn với viêm họng giả mạc mủ, viêm amidan hốc mủ, cần có phương pháp chẩn đoán phân biệt cụ thể. Trong đó lấy mẫu bệnh phẩm dịch ngoáy họng đem soi dưới kính hiển vi được áp dụng phổ biến.
Mẫu bệnh có thể được nhuộm Gram, Albert để xác định nguyên nhân do vi khuẩn bạch hầu. Nếu dương tính, mẫu bệnh sẽ bắt màu Gram (+), quan sát hai đầu to hoặc trực khuẩn bắt màu xanh với mẫu nhuộm Albert.
Phương pháp phân lập vi khuẩn trong môi trường đặc biệt cũng có thể được sử dụng. Song cho kết quả chẩn đoán chậm nên thường không được ưu tiên.
Phương pháp điều trị
Hiện nay, bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên người bệnh không được chủ quan, cần nhanh chóng thăm khám y tế khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ, tránh giảm hiệu quả thuốc trong trường hợp diễn tiến đến tim, thận hoặc hệ thần kinh.
Bệnh bạch hầu hiện đã có thuốc điều trị đặc hiệu
Dựa theo mức độ nhiễm độc, bác sĩ sẽ có phác đồ can thiệp khác nhau. Song cơ bản tuân theo nguyên tắc:
- Điều trị chống ngoại độc tố bạch hầu với huyết thanh kháng độc 20.000 - 100.000 đơn vị. Bệnh nhân cần được thử phản ứng trước tiêm.
- Chống nhiễm khuẩn với Penicilin 25.000 - 50.000 đơn vị/kg/ngày cho trẻ nhỏ; 1,2 triệu đơn vị, chia làm 2 lần/ngày cho người lớn. Sử dụng Erythromycin liều 40 - 50mg/kg/ngày, tiêm tối đa 2g/ngày, liên tục trong 7 ngày thay thế Penicilin khi có triệu chứng dị ứng.
- Điều trị dự phòng bằng Penicillin G benzathin cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi với liều 600.000 đơn vị, trẻ trên 6 tuổi tiêm 1,2 triệu đơn vị hoặc uống 40mg/kg/ngày; người lớn sử dụng 1g/ngày.
Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu họng
Bệnh bạch hầu họng hiện có thể chủ động phòng ngừa với vaccine. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa lưu hành vaccine bạch hầu đơn, vaccine thường được kết hợp với kháng nguyên ngừa bệnh ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B,...
Chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế công bố, trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vaccine vào 3 thời điểm 2, 3, 4 tháng tuổi. Thực hiện các mũi nhắc lại khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi, 4 - 6 tuổi, 9 - 15 tuổi do khả năng bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian.
Thời điểm tiêm ngừa và tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu
Phụ huynh liên hệ hotline Tiêm chủng 0911615115 hoặc Đặt lịch khám ngay hôm nay với Trung tâm Tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bệnh bạch hầu họng là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây lan bởi vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae. Bệnh được WHO đánh giá có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao, cần chủ động phòng ngừa bằng vaccine và can thiệp điều trị bằng thuốc.