Cảm lạnh nhức đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Thu Hiền

05-12-2023

goole news
16

Những lúc giao mùa, rất nhiều người bị cảm lạnh nhức đầu. Nguyên nhân chính của tình trạng này do virus thuộc 2 chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus gây nên. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây nên những triệu chứng khó chịu của đường hô hấp. Cùng các bác sĩ của Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé.

Nguyên nhân gây cảm lạnh nhức đầu

Các triệu chứng cảm lạnh nhức đầu có thể gặp ở bất kỳ ai. So với cảm cúm, cảm lạnh ít nghiêm trọng và có nguy cơ biến chứng hơn. Nhưng nó khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài với các triệu chứng như uể oải, mệt mỏi và khiến các hoạt động thường ngày bị ngưng trệ.

Cảm lạnh khiến cơ thể suy kiệt rất nhanhCảm lạnh khiến cơ thể suy kiệt rất nhanh

Nguyên nhân chính gây nên cảm lạnh nhức đầu là virus thuộc 2 chủng sau:

  • Enterovirus 
  • Rhinovirus

Những loại virus này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Chúng thông qua những con đường như mắt, mũi, miệng để xâm nhập và tấn công chúng ta.

Virus cũng tồn tại trong các giọt bắn của người bệnh và lan truyền, tồn tại  lâu dài trong không khí. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói đều có thể khiến vi khuẩn lây lan ra môi trường và tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Các triệu chứng khi bị cảm lạnh đau đầu

Sau thời gian khoảng 2 - 3 ngày sau khi nhiễm virus, những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh sẽ xuất hiện. Cơ thể bắt đầu có dấu hiệu như đau mũi, đau xoang, viêm họng… Các triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 - 7 ngày sau đó đỡ dần. Ở người bệnh khỏe mạnh, cảm có thể khỏi hẳn sau khoảng 1 tuần. Với những người sức khỏe yếu, thời gian này có thể dài thêm.

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình để bạn nhận diện cảm lạnh đau đầu ở một người:

  • Đau đầu với mức độ khác nhau ở từng người bệnh;
  • Cơ thể đau nhức, cảm thấy mệt mỏi và uể oải bất thường;
  • Viêm họng, đau họng;
  • Ho, hắt hơi thường xuyên;
  • Ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi, nước mắt bất thường.
  • Khó thở.
  • Sốt nhẹ.

Một số triệu chứng ít gặp hơn là sưng hạch bạch huyết, gia tăng áp lực trên mặt và bên trong tai hoặc mất vị giác. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên đây, bạn nên chú ý thăm khám, điều trị đúng cách để tránh làm bệnh diễn tiến nặng. Đồng thời giúp cơ thể nhanh phục hồi, không mệt mỏi với những triệu chứng cảm kéo dài nhiều ngày.

Các phương pháp chữa cảm lạnh nhức đầu

Dưới đây là những cách thức giúp bạn điều trị cảm lạnh nhức đầu nhanh chóng nhất. Cùng xem nhé.

Ăn uống đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp sẽ giúp cơ thể bạn có đủ chất, năng lượng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh hơn và chống chịu lại bệnh tật. Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn ăn những món dễ tiêu, thực phẩm lành mạnh ở dạng lỏng như cháo, súp, canh. Đặc biệt, hãy ưu tiên thêm các loại thực phẩm nóng, ấm để giải cảm nhanh, làm mát cơ thể hiệu quả.

Người bệnh cần ăn uống đầy đủNgười bệnh cần ăn uống đầy đủ

Nên chú ý bổ sung chất điện giải

Một vấn đề khác cần chú ý là khi bị cảm lạnh nhức đầu, người bệnh thường mất nước và mất cân bằng điện giải. Lúc này, việc bổ sung đầy đủ lượng nước và các chất điện giải, kẽm, vitamin C là rất quan trọng.

Khi cơ thể được cân bằng, cơ hội hồi phục sẽ lớn hơn. Đặc biệt, điều này còn giúp ngăn người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt, đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm của hệ miễn dịch.

Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi đầy đủ

Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thế chất. Đây đều là những yếu tố có tác động nhiều đến cơ thể, hệ miễn dịch cũng như khả năng phục hồi sau khi bị cảm.

Lúc bị đau đầu, cảm lạnh, nếu bạn làm việc quá sức sẽ khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Cơ thể dễ dàng rơi vào trạng thái stress, tức giận khiến bạch cầu giảm xuống và làm virus tấn công cơ thể dễ dàng hơn.

Tốt nhất, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong quá trình này. Hãy ngủ đủ giấc, kết hợp với các công việc thư giãn như đọc sách, vui chơi, tập yoga nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng, làm cơ thể nhanh phục hồi hơn.

Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 19001806 của Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp về cảm lạnh hoặc bất kì bệnh nào khác.

Làm dịu hệ hô hấp

Đau rát cổ họng, viêm mũi, đau mũi… là những triệu chứng khó chịu khi bị cảm. Lúc này, bạn có thể súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nước muối giúp làm giảm kích ứng bên trong đường hô hấp, đồng thời diệt khuẩn để đẩy lui bệnh nhanh chóng hơn.

Tắm nước ấm

Với việc tắm nước ấm, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Hơi nước ấm bốc lên sẽ làm thông mũi họng, giữ ẩm cho cơ thể đồng thời làm thông mũi họng hiệu quả.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý không tắm quá lâu. Khi tắm xong cần lau khô người ngay và giữ ấm cẩn thận để tránh làm cơ thể nhiễm lạnh nghiêm trọng.

Tắm nước ấm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thểTắm nước ấm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Sử dụng các loại tinh dầu khi bị cảm lạnh nhức đầu

Tinh dầu có chứa nhiều chất giúp thư giãn tinh thần. Chính vì vậy khi bị cảm lạnh mọi người nên dùng tinh dầu để xông hơi, làm thơm không gian trong phòng.

Khi đó, triệu chứng đau đầu cũng giảm đi nhiều. Đồng thời trong tinh dầu cũng có nhiều chất kháng khuẩn, diệt trùng giúp làm sạch hệ hô hấp và đẩy lui bệnh tật nhanh hơn.

Thăm khám và sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh nhức đầu

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cảm lạnh có thể tự hết sau 1 tuần đến 2 tuần. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng các triệu chứng bệnh lại để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Nếu như thấy mệt mỏi kéo dài, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia. Từ đó, đẩy lui triệu chứng nhanh chóng và phục hồi cơ thể.

Một số cách phòng ngừa cảm lạnh đau đầu

Số lượng virus gây cảm lạnh xuất hiện theo mùa, và thường thấy nhất trong điều kiện trời lạnh hoặc không khí ẩm ướt. Chính vì vậy, việc phòng bệnh có ý nghĩa rất lớn.

Dưới đây là một số biện pháp phòng cảm lạnh nhức đầu bạn nên áp dụng.

Duy trì vệ sinh cơ bản và ngủ đủ giấc để phòng bệnh

Các biện pháp vệ sinh cơ bản tuy đơn giản nhưng rất hữu ích trong phòng ngừa nhiễm cảm. Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là nếu bạn phải gặp gỡ, tiếp xúc với đông người.

Vào những ngày trời chuyển lạnh, bạn nên chú ý ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi đó, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo sức khỏe, hoạt động của hệ miễn dịch để phòng chống cảm lạnh tốt nhất.

Uống đủ nước để phòng cảm lạnh nhức đầu

Đây chính là yếu tố đầu tiên mà mọi bác sĩ, mọi chuyên gia sức khỏe đều khuyên mọi người. Hãy chắc chắn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, thải độc hiệu quả. Đồng thời lượng nước này sẽ giúp đảm bảo cân bằng môi trường trong của cơ thể để mọi người khỏe mạnh hơn.

Uống đủ nước là cách bảo vệ cơ thể đơn giản nhấtUống đủ nước là cách bảo vệ cơ thể đơn giản nhất

Vận động thường xuyên

Lười vận động là tình trạng thường thấy khi trời chuyển lạnh, sang đông. Tuy nhiên, nếu bạn ở trong nhà quá nhiều cơ thể sẽ suy yếu tự nhiên. Đồng thời khiến virus có nhiều cơ hội tấn công vào hệ miễn dịch hơn.

Hãy ra ngoài vào ban ngày nhiều một chút để cơ thể đón ánh nắng ấm áp. Cơ thể bạn sẽ có nhiều tế bào miễn dịch hơn, phòng chống virus gây bệnh một cách hữu hiệu.

Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối

Tưởng chừng đơn giản, đây lại là thói quen vàng giúp bảo vệ cơ thể khỏi việc nhiễm virus gây cảm lạnh. Nước muối giúp sát trùng hệ hô hấp, đặc biệt là vùng mũi, họng. Chỉ cần bạn súc miệng bằng nước muối 2 - 3 lần/ ngày là đủ để bảo vệ cơ thể.

Hạn chế tiếp xúc, chạm vào đồ vật của người nhiễm bệnh

Thông qua tiếp xúc gần, tiếp xúc với đồ vật có virus, mọi người có thể dễ dàng bị nhiễm cảm lạnh. Cần hạn chế gặp gỡ, đi đến khu vực có người cảm lạnh để phòng bệnh thật tốt. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh, đừng quên đeo khẩu trang, sau đó cần vệ sinh cơ thể, sát trùng tay thật sạch sẽ nhé.

Bảo vệ cơ thể cẩn thận khi ra ngoài

Khi ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Hãy đeo khẩu trang, đeo kính để tránh lây nhiễm virus. Đừng quên rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với các vật lạ để bảo vệ cơ thể nhé.

Khi nào cảm lạnh đau đầu cần gặp bác sĩ?

Khi mắc cảm lạnh, mọi người thường chờ bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cảm lạnh kéo dài với các triệu chứng khó chịu hơn hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn sẽ cần đi gặp bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần chú ý khi bị cảm lạnh:

  • Đau họng nghiêm trọng khi nuốt.
  • Các cơn ho xuất hiện liên tục, không thuyên giảm sau khoảng 2 đến 3 tuần.
  • Viêm xoang nặng, đau đầu ngày càng nghiêm trọng.
  • Triệu chứng tắc mũi/ sổ mũi không khỏi sau vài tuần.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu nguy hiểm kể trên nhéHãy đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu nguy hiểm kể trên nhé

Hoặc khi mắc các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, đau ngực, khó thở, liên tục nôn, chóng mặt… bạn cần nhanh chóng nhập viện để theo dõi. Điều đó cho thấy bạn đang mắc những chứng bệnh nghiêm trọng khác bên cạnh cảm lạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, cơ thể sẽ khó lòng chống chịu với bệnh và phải chịu nhiều biến chứng nặng nề đấy.

Lời kết

Với những thông tin trong bài viết này, Bệnh viện Phương Đông đã giúp bạn tìm hiểu về cảm lạnh nhức đầu và những thông tin liên quan. Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên chú ý thăm khám ngay để được hỗ trợ điều trị nhé.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp về cảm lạnh hoặc bất kì bệnh nào khác nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
550

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám