Nạo VA cho trẻ nhỏ là thủ thuật an toàn, đơn giản có thể thực hiện với trẻ nhỏ trên 20 tháng tuổi, nhằm xử lý tình trạng viêm A gây ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên hậu phẫu, bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy trong vài tuần, thậm chí bị hôi miệng? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.
1. Vì sao bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy
Vì sao bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy? Ngủ ngáy là biểu hiện thường gặp sau khi trẻ nạo VA, được lý giải do tác dụng phụ của thuốc gây mê, thuốc gây tê hoặc vị trí nạo bị phù nề. Tình trạng này xuất hiện trong vài tuần đầu sau nạo VA, không quá nghiêm trọng.

Bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy do tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê
Sau nạo VA trẻ không chỉ bị ngủ ngáy, có thể kèm kéo các triệu chứng khác như sổ mũi, buồn nôn, choáng váng hoặc sốt. Phụ huynh không nên quá lo lắng, tập trung theo dõi và chăm sóc sức khỏe bé.
2. Các triệu chứng thường gặp sau nạo VA
Nạo VA là thủ thuật xử lý các ổ viêm nhiễm amidan không quá phức tạp, được thực hiện nhanh chóng tại bệnh viện trong 30 - 60 phút. Trẻ nhỏ hậu phẫu về cơ bản được đảm bảo sức khỏe, song vẫn tồn tại một số biểu hiện ban đầu:
- Choáng váng, đau họng nhẹ do tác dụng phụ sau khi tan hết thuốc mê.
- Chảy máu không phải biểu hiện thường gặp, nếu lượng máu ít bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại lượng máu chảy nhiều, không cầm được cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.
- Sốt nhẹ do cơ thể trẻ đang trong quá trình phục hồi vết thương hoặc thiếu nước, triệu chứng sẽ tự biến mất sau vài ngày. Phụ huynh cần chủ động hạ sốt cho con tại nhà, thuyên giảm tình trạng khó chịu.
- Đau miệng, chảy nước dãi không phải biểu hiện nguy hiểm, diễn ra ngắn sau khi nạo VA.
- Hôi miệng xảy ra do quá trình tiết dịch nhầy ở họng, trẻ lỡ nuốt vào bên trong cổ họng. Việc ứ đọng dẫn đến hôi miệng, kéo dài vài tuần, cha mẹ có thể loại bỏ nhanh bằng các đều đặn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc dùng thêm kẹo cao su.
- Thay đổi giọng nói do sau quá trình phẫu thuật, khoang miệng có sự thay đổi kích thước và hình dáng tạm thời.
- Sổ mũi dịch đặc, xanh vàng gây nghẹt mũi là triệu chứng trong một vài ngày đầu hậu nạo VA.
- Đau, lan rộng tình trạng khó chịu sang mang tai tuy ít gặp ở trẻ nạo VA nhưng vẫn có thể bắt gặp. Nguyên nhân do vết thương phẫu thuật tác động lên các vùng liên đới.
- Buồn nôn, nôn là một tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc gây tê. Thời gian này, phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nguội. Chỉ quay trở lại chế độ thường ngày khi triệu chứng biến mất.

Những triệu chứng thường gặp sau khi nạo VA ở trẻ
3. Cần làm khi bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy
Ngủ ngáy, sốt, buồn nôn, nôn,... là những triệu chứng điển hình sau khi nạo VA. Tuy nhiên phụ huynh không được chủ quan, cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, có biện pháp can thiệp kịp thời.
Để cải thiện vấn để ngủ ngáy của trẻ nhỏ sau nạo VA, phụ huynh nên:
- Bổ sung nước ấm, làm dịu các cơn khó chịu bên trong cổ họng.
- Ưu tiên thức ăn nguội, dạng lỏng, mềm tránh làm xước hoặc tác động mạnh lên vết nạo VA.

Hướng dẫn cải thiện chứng ngủ ngáy của trẻ nhỏ sau nạo VA
Trường hợp ngủ ngáy kéo dài kèm sốt cao, chảy máu không ngừng phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám y tế. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
4. Hướng dẫn chăm sóc bé sau nạo VA
Trẻ cần có một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, ngừa các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý được chuyên gia y tế gợi ý:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc, lưu ý vệ sinh của bác sĩ sau khi nạo VA.
- Đều đặn vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ. Chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương vị trí phẫu thuật.
- Trong thời gian đầu nạo VA, tuyệt đối không để trẻ súc họng gây ảnh hưởng đến vết nạo VA.
- Nhắc trẻ uống nước mỗi ngày, tránh nguy cơ mất nước, thiếu nước, khô họng hậu nạo VA.
- Không để trẻ vận động mạnh, ưu tiên giữ ấm cho cơ thể, tránh cảm lạnh tạo điều kiện cho các tác nhân viêm nhiễm xâm nhập.
- Chủ động theo sát tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có triệu chứng bất thường, không dứt cần thăm khám y tế kịp thời.
- Đánh lạc hướng cảm giác khó chịu, cơn đau của trẻ bằng cách tham gia vui chơi cùng con.
Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ hiệu quả

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhi hậu nạo VA
Đồng thời chú ý vấn đề kiêng cữ của trẻ nhỏ, tránh cho trẻ tiêu thụ thực phẩm có tính chua như nước cam, chanh. Tính axit cao có thể làm trẻ đau họng, hơi thở có mùi nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm quá cứng, kết cấu xù xì như bánh quy, bắp rang bơ, hạt cứng, khoai tây chiên,... cần chủ động tránh xa. Trẻ có thể tiêu thụ trở lại sau khi vết thương lành hoàn toàn.
5. Kết luận
Bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy là hiện tượng bình thường, xuất hiện trong 1 - 2 tuần đầu hậu phẫu thuật. Phụ huynh cần tiếp tục theo dõi, nếu thấy tình trạng kéo dài kèm các triệu chứng bất thường khác, nên trở lại thăm khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.