Bệnh hôi miệng là một vấn đề gây ám ảnh cho người đối diện, đồng thời khiến cho người bị thiếu tự tin trong nhiều hoàn cảnh. Để phát hiện và điều trị kịp bệnh này, bạn có thể tham khảo kĩ qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh hôi miệng là một vấn đề gây ám ảnh cho người đối diện, đồng thời khiến cho người bị thiếu tự tin trong nhiều hoàn cảnh. Để phát hiện và điều trị kịp bệnh này, bạn có thể tham khảo kĩ qua bài viết dưới đây nhé.
Hôi miệng là tình trạng khi hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng và không phụ thuộc vào độ tuổi hay giới tính. Mặc dù không gây hại cho sức khỏe, nhưng nó có tác động nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh.
Những người bị hôi miệng thường có tâm lý dễ tự ti, cảm thấy bế tắc trong giao tiếp hàng ngày vì mùi hôi từ hơi thở của mình. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập và công việc của họ một cách đáng kể.
Hơn 90% nguyên nhân hơi thở có mùi xuất phát từ các vấn đề trong khoang miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng,... Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục tàn phá răng, gây ra các vấn đề viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Hợp chất lưu huỳnh được sản sinh do quá trình phân giải protein của vi khuẩn Gram âm. Các vi khuẩn này thường tập trung nhiều trong những kẽ răng, bề mặt lưỡi và cả trong những lỗ răng sâu.
Vi khuẩn kí sinh là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng
Nếu không làm sạch một cách đầy đủ, hợp chất lưu huỳnh sẽ là nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm như hành, mắm, tỏi, rau mùi hoặc thực phẩm có hàm lượng đường và protein cao có thể gây mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
Hơn nữa, việc sử dụng thuốc lá, chất cồn như rượu bia, nước ngọt có gas trong thời gian dài cũng có thể làm khô niêm mạc miệng và làm tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi ăn thực phẩm có mùi nồng sẽ lưu lại mùi hôi
Thức dậy vào mỗi buổi sáng, lượng nước bọt được tạo ra và tiết ra có thể ít, dẫn đến triệu chứng miệng khô và hôi miệng trong thời gian ngắn.
Một số bệnh lý răng miệng có thể gây hôi miệng có thể kể đến như:
Các bệnh lý toàn thân như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường,... hoặc các bệnh lý về dạ dày - ruột như trào ngược dạ dày, thực quản,... là lý do bị hôi miệng gây ra sự khó chịu trong khoang miệng.
Nếu đang sử dụng một số loại thuốc như chloral hydrate, amphetamine, disulfiram,.. có thể gây hôi miệng.
Ngoài ra còn có hội chứng cá ươn- một hội chứng hiếm gặp, gặp phải khi cơ thể bị rối loạ chuyển hoá cũng là một tác nhân.
Đối với những người có tình trạng hôi miệng kéo dài, đánh răng thường xuyên không đủ để giải quyết vấn đề, cạo sạch vôi răng là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để hết hôi miệng, ngoài ra đối với các tình trạng hôi miệng nặng do bệnh về răng ta có thể điều trị viêm nướu và viêm nha chu.
Chữa trị kịp thời các bệnh về răng miệng
Tất cả chúng ta đều nên duy trì một số thói quen sua để tránh bị hôi miệng:
Hôi miệng là một vấn đề có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trẻ em cho đến người già. Mùi hôi miệng có xu hướng tăng nhẹ theo tuổi, và khi lớn tuổi, mùi hôi miệng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn, giúp cho bạn tìm ra được cách làm miệng hết hôi hiệu quả và tối ưu nhất.
Nếu còn có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được giải đáp và hỗ trợ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.