Bò điên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Doan Nguyen

27-07-2023

goole news
16

Bò điên là bệnh ở bò, liên quan đến tình trạng não và tủy sống khiến chúng có hành động kỳ lạ, mất khả năng kiểm soát những việc bình thường, chẳng hạn như đi lại. Nguyên nhân là do bò bị nhiễm loại protein độc, được gọi là prion. Bệnh lây lan sang người thông qua việc ăn các sản phẩm từ con bò mắc bệnh bò điên. Cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh tại bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh

Bệnh bò điên ở bò có tên tiếng anh là Bovine Spongiform Encephalopathy, viết tắt là BSE, dịch ra là bệnh viêm não thể bọt biển ở bò. Những con bò bị bệnh có biểu hiện như hành vi bất thường, di chuyển khó khăn, giảm thể trọng.

Bệnh bò điênBệnh bò điên

Năm 1990, bệnh bò điên thu hút sự chú ý của công chúng khi một số người ở Vương quốc Anh phát triển bệnh sau khi ăn não hoặc mô tủy sống của bò mắc bệnh.

Bệnh bò điên ở người được cho là biến thể của bệnh Creutzfeldt- Jakob, tiếng anh là variant Creutzfeldt- Jakob disease, viết tắt là vCJD.

Creutzfeldt- Jakob là bệnh lý thần kinh gây chết người. Biểu hiện là sa sút trí tuệ nhanh, rung giật cơ và đi đứng loạng choạng. Bệnh thường có 3 dạng là dạng lây nhiễm (thông qua protein độc prion), di truyền trội nhiễm sắc thể thường và dạng xuất hiện một cách ngẫu nhiên rải rác.

Mặc dù nghiêm trọng nhưng thật may bởi bệnh bò điên rất hiếm và ít phổ biến. Trên toàn thế giới, ước tính có 0,5- 1,5 người  được chẩn đoán trên một triệu người mỗi năm, gây ra 200 cái chết mỗi năm ở Mỹ và thường gặp nhất là ở người lớn tuổi.

Tại Việt Nam, những năm qua đã ghi nhận một số ca nghi ngờ nhưng do thiết điều kiện cơ sở vật chất để chẩn đoán bệnh, bệnh tiến triển rất nhanh và chưa có thuốc đặc trị nên các trường hợp này thường được xuất viện về nhà.

Nguyên nhân gây bệnh

  1. Do prion

Prion là một loại protein có cấu trúc xoắn bất thường. Khi vào cơ thể, các protein độc này tác động đến protein bình thường, biến chúng thành các prion mới. Cứ như vậy, chúng phát triển trong cơ thể theo cấp số nhân.

Con đường lây nhiễm bệnh không rõ, ít lây qua đường hô hấp, tiêu hóa hay quan hệ tình dục. Những ca ghi nhận có sự lây truyền ngay qua chăm sóc y tế như tiêm truyền, ghép giác mạc, tuyền hóc môn tăng trưởng.

  1. Do di truyền

Có khoảng 5- 15% ca CJD di truyền qua gen trội nhiễm sắc thể thường số 20. Do tính chất di truyền này nên nếu ba mẹ bị bệnh thì có thể di truyền gen bệnh cho con cái.

  1. CJD ngẫu nhiên

Có đến 90% bệnh Creutzfeldt- Jakob không xác định được nguồn lây hay yếu tố gia đình. Và những ca này được xếp vào nhóm bệnh CJD ngẫu nhiên rải rác.

Triệu chứng của bệnh bò điên

Người bị mắc bệnh bò điên có biểu hiện tinh thần suy sụp nhanh chóng, thường là trong vòng vài tháng. Các triệu chứng bệnh thường gặp như:

  • Tính cách thay đổi
  • Lo âu, căng thẳng
  • Chán nản
  • Mất trí nhớ, lú lẫn
  • Suy nghĩ rối bời
  • Thị lực giảm hoặc mù
  • Mất ngủ
  • Khó nói
  • Khó nuốt
  • Hành vi bất thường.

Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng về sức khỏe tâm thần sẽ trở nên nặng hơn và phần lớn người bệnh sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, thậm chí là bị suy tim, suy hô hấp, viêm phổi hoặc nhiễm trùng, cuối cùng là tử vong. Từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh đến khi tử vong thường kéo dài trong vòng 1 năm.

Đặc biệt, những người bị bệnh bò điên dạng hiếm, các triệu chứng về tâm thần sẽ nghiêm trọng hơn như sa sút trí tuệ (mất khả năng suy nghĩ, lập luận và ghi nhớ) sẽ diễn tiến về sau trong quá trình bị bệnh. Không chỉ vậy, biến thể này còn ảnh hưởng nhiều hơn ở những người tuổi trẻ, thời gian xuất hiện khá dài là 12- 14 tháng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Hầu hết các ca mắc bệnh bò điên xảy ra không rõ nguyên nhân và cũng không có yếu tố nguy cơ nào có thể xác định. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể liên quan đến các biểu hiện khác nhau của bệnh như:

  • Tuổi tác: bệnh có xu hướng phát triển muộn, thường là khoảng 60 tuổi. Khởi phát bệnh di truyền theo gia đình xảy ra sớm hơn chút, ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trẻ hơn nhiều, thường là sau 20.
  • Di truyền: với những người có người thân mắc bệnh bò điên thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mắc. Chỉ cần thừa hưởng 1 gen đột biến từ bố hoặc mẹ cũng đủ để phát triển thành bệnh.
  • Tiếp xúc với mô bị ô nhiễm: người được điều trị bằng hormone tăng trưởng của người có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc những người ghép màng cứng của não có thể có nguy cơ mắc bệnh bò điên do điều trị.
  • Theo phân tích di truyền ở người bị bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD) và các biến thể của bệnh cho thấy việc thừa hưởng các bản sao giống nhau của một số biến thể của gen prion có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nếu tiếp xúc với mô bị ô nhiễm.
  • Nguy cơ mắc bệnh từ việc ăn thịt bò bị ô nhiễm rất khó xác định. Nếu quốc gia thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thực phẩm thì rủi ro mắc bệnh hầu như là không có.

Đường lây nhiễm (nếu có)

Bệnh bò điên không thể lây truyền qua ho hắt hơi, chạm hay quan hệ tình dục nhưng có 3 đường lây nhiễm bệnh có thể gặp như:

  • Không thường xuyên: hầu hết những ca bệnh bò điên dạng cổ điển đều nhiễm mà không rõ cách lây nhiễm, trường hợp này được gọi là bệnh bò điên tự phát hoặc lẻ tẻ, loại này chiếm phần lớn ca nhiễm.
  • Do di truyền: chưa đến 15% tỷ lệ người mắc bệnh bò điên có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có xét nghiệm dương tính với đột biến gen liên quan đến bệnh. Trường hợp này gọi là bệnh bò điên gia đình.
  • Do lây nhiễm: một số ít người bị nhiễm bệnh bò điên sau khi tiếp xúc với mô của người bệnh như ghép giác mạc hoặc cấy ghép da. Ngoài ra thì các phương pháp khử trùng không phá hủy được các prion bất thường dẫn đến một số ít người bị nhiễm sau khi trải qua phẫu thuật não với các dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm. Các trường hợp này được gọi là bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD). Biến thể khác của bệnh có liên quan đến việc ăn thịt bò bị nhiễm bệnh như bệnh viêm não thể bọt biển ở bò.

Biến chứng của bệnh

Không chỉ ở Việt Nam mà các nước có trình độ y học phát triển trên thế giới cũng chưa có phương pháp điều trị căn bệnh này.

Bệnh bò điên chỉ làm cho bệnh nhân không cử động được, không tiếp xúc được, hôn mê, sống thực vật nhưng. Thường thì bệnh nhân tử vong do biến chứng nằm tại chỗ lâu ngày nhơ loét, nhiễm trùng, viêm phổi, suy kiệt vị không ăn uống được (liệt phản xạ nuốt).

Biện pháp chẩn đoán

Chỉ sinh thiết não hoặc kiểm tra mô não sau khi chết (còn gọi là khám nghiệm tử thi) thì mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh bò điên. Do đó, các bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh tật, khám thần kinh và chỉ định một số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán được chính xác.

Khi thăm khám triệu chứng, bác sĩ có thể phát hiện ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh như co giật cơ, co thắt, phản xạ bất thường và các vấn đề phối hợp. 

Bên cạnh đó thì các xét nghiệm sau sẽ được chỉ định để phát hiện bệnh:

  • Điện não đồ (EEG): là phương pháp dùng các điện cực đặt trên da đầu của người bệnh để đo hoạt động điện của não. Những người mắc bệnh bò điện và các biến thể của nó sẽ có sóng điện não bất thường và đặc trưng riêng.
  • MRI: kỹ thuật hình ảnh này sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh cắt ngang của não và cơ thể người bệnh. Biện pháp này đặc biệt có ích trong việc chẩn đoán các rối loạn não vì hình ảnh thu được có độ phân giải cao của chất trắng và xám của não.
  • Xét nghiệm chọc dịch tủy: dịch não tủy bao quanh vùng đệm của não và tủy sống. Trong chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ chọc hút dịch não tủy và xét nghiệm để tìm dấu ấn của loại protein đặc biệt trong dịch tủy sống, đây là dấu hiệu của bệnh bò điên và biến thể của nó.

Phương pháp điều trị

Thật không may vì hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào cho bệnh bò điên hay bất kỳ biến thể nào của nó. Một số loại thuốc được nghiên cứu và thử nghiệm chưa chưa cho thấy hiệu quả. Vì lý do đó mà các bác sĩ thường tập trung vào việc điều trị giảm đau và trị các triệu chứng để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Dưới đây là những thói quen sinh hoạt giúp bạn phòng ngừa cũng như hạn chế diễn tiến của bệnh bò điên:

  1. Nếu là người chăn nuôi gia súc
  • Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thức ăn gia súc từ nước ngoài
  • Quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý thức ăn gia súc và chăm sóc con vật khi bị ốm
  • Giám sát và kiểm tra thường xuyên để theo dõi sức khỏe gia súc
  • Lập danh sách những bộ phận của gia súc được phép đưa vào chế biến để tiêu thụ.
  1. Nếu không phải người chăn nuôi gia súc
  • Không ăn các bộ phận chứa nguồn lây bệnh của con bò như ruột, não và tủy
  • Chỉ ăn thịt bò từ nhà cung cấp uy tín
  • Nếu nằm trong trường hợp đặc biệt như đang mang thai, cho con bú, phẫu thuật,… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn thịt bò.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh bò điên được cung cấp bởi BVĐK Phương Đông. Đây là căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có phương pháp điều trị nên mỗi người cần chủ động trong việc phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình và gia đình.

6,714

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám