Bỏng: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Doan Nguyen

20-09-2023

goole news
16

Bỏng là một loại chấn thương đối với da do nhiệt, điện, hóa chất hoặc bức xạ. Căn bệnh không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát mà còn có thể gây tổn thương da nghiêm trọng dẫn tới việc các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng.

Tổng quan về bệnh bỏng

Bỏng hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh phỏng. Đây là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nguyên nhân của nhiệt, điện, hóa chất hoặc ma sát, bức xạ. Bỏng có thể làm tổn thương da nghiêm trọng khiến các tế bào xung quanh da bị chết hoặc ảnh hưởng. 

 là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô

Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô

Hậu quả của bỏng là có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thường liên quan đến nhiễm trùng. Da là lớp đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Bỏng là tình trạng khiến lớp bảo vệ đó bị tổn thương. Chuyên gia cho biết nếu như không được điều trị đúng cách tình trạng tổn thương da có thể dẫn tới hậu quả nhiễm trùng hết sức nguy hiểm. 

Phân loại các độ nặng của căn bệnh.

Đối với bỏng nông:

  • Bỏng độ I: Tình trạng viêm da cấp vô khuẩn. 
  • Bỏng độ II: Tình trạng bỏng biểu bì
  • Bỏng độ III: Bỏng trung bì.

Đối với bỏng sâu:

  • Bỏng độ IV: Tình trạng bỏng toàn bộ lớp da.
  • Bỏng độ V: Tình trạng bỏng các lớp sâu ở phía dưới lớp cân nông. 

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bỏng, tuy nhiên một số lý do chính bao gồm:

  • Bỏng nhiệt: Xuất hiện do lửa, hơi nước, vật nóng hoặc chất lỏng nóng.
  • Bỏng lạnh: Xảy ra do tiếp xúc với điều kiện lạnh, ướt và gió. 
  • Bỏng điện: Bỏng do tiếp xúc với nguồn điện hoặc do sét đánh. 
  • Bỏng hóa chất: Xảy ra do tiếp xúc với hóa chất, dạng lỏng, rắn hoặc khí. Hoặc có thể là các thực phẩm tự nhiên như ớt dẫn tới việc da bị kích ứng, gây bỏng. 
  • Bỏng bức xạ: Thường gây ra do ánh nắng mặt trời, do tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong quá trình điều trị bệnh ung thư. 
  • Bỏng ma sát: Xảy ra do tiếp xúc với các bề mặt cứng như thảm, đường hoặc sàn tập luyện thể dục. 

Các triệu chứng của bệnh bỏng

Nắm bắt biểu hiện của căn bệnh giúp quá trình xử trí diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Bỏng độ I: Biểu hiện đỏ da, viêm hoặc sưng đau, bong tróc khi lành vết thương do bỏng. 
  • Bỏng độ II: Dấu hiệu xuất hiện bóng nước, tiếp sau đó vùng da nổi đỏ ửng kèm theo tình trạng đau và khó chịu. Khi bóng nước bị vỡ ra vết thương nhìn sẽ thấy ướt. Theo thời gian, các mô dạng vảy mềm có thể phát triển ở trên vùng tổn thương do bỏng. 
  • Bỏng độ III trở lên: Vết bỏng sẽ có dạng sáp, màu trắng, nâu sẫm, cháy đen, da lở, lồi cơ nhưng phần bóng nước không vỡ. 

Khuyến cáo người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện vết bỏng ở bàn tay, bàn chân, mặt, các khu vực nhạy cảm hoặc phần diện tích cơ thể bị bỏng lớn. 
  • Bỏng sâu.
  • Bỏng do điện hoặc hóa chất.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở hoặc bỏng ở đường hô hấp. 
  • Xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng như có dịch từ vết thương, tình trạng đau nhiều, sưng và đỏ. 
  • Xuất hiện bóng nước lâu lành.
  • Tình trạng bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim, ung thư,...

Các giai đoạn của bệnh bỏng

Bệnh bỏng thường diễn tiến qua các giai đoạn, chia thành 3 thời kỳ như sau:

  • Thời kỳ thứ nhất: Ở 2 - 3 ngày đầu sau khi bị bỏng với biểu hiện nổi bật là trạng thái sốc bỏng. 
  • Thời kỳ thứ 2: Diễn ra ở thời điểm ngày thứ 4 tới ngày thứ 45/60 sau khi bị bỏng. Thời kỳ này với người bị bỏng nông sẽ là giai đoạn liền sẹo và khỏi bệnh, tuy nhiên lại là giai đoạn nhiễm trùng, nhiễm độc đối với bỏng sâu. 
  • Thời kỳ thứ 3: Diễn ra từ ngày thứ 45/60 trở đi sau khi bị bỏng. Bệnh nhân sẽ phải trải qua thời kỳ này nếu sau khi bị bỏng mà không được thực hiện điều trị. 
  • Trong thời kỳ thứ ba người bệnh sẽ có 3 mức độ suy mòn bỏng bao gồm như sau:
  • Mức độ nhẹ: Tổ chức hạt bị phù nề, gầy, có thể sụt cân từ 4 - 9kg. 
  • Mức độ vừa: Tổ chức hạt xuất huyết và tiếp tục sụt cân từ 10 - 19kg. Tình trạng teo cơ, phù dưới da, xuất hiện vết loét. 
  • Mức độ nặng: Vết bỏng không có mô hạt, xuất hiện hoại tử thứ phát, hiện tượng sụt cân xuất hiện, thường sụt cân từ 20 - 40 kg. Các vết loét dưới điểm tỳ nhiều hơn và tiến triển xấu. Suy chức năng, teo cơ quan nội tạng, tuyến nội tiết và rối loạn tinh thần. 

Đối tượng suy mòn bỏng nhẹ có khả năng hồi phục nhanh hơn nếu được điều trị tốt. Tình trạng suy mòn bỏng vừa có thể dẫn tới tử vong do nhiều biến chứng khác của bệnh bỏng. Riêng trường hợp suy mòn bỏng nặng có thể tử vong từ 50 tới 60%.

  • Thời kỳ thứ tư: Là thời gian vết bỏng được hồi phục. Các phần bị thương sẽ được liền sẹo, tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan trên cơ thể sẽ được phục hồi dần. Rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng trở lại trạng thái bình thường. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh bỏng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm: 

  • Thường xuyên sử dụng bếp củi hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt. 
  • Việc lưu trữ các vật liệu dễ cháy không đảm bảo an toàn. 
  • Hút thuốc không đúng nơi quy định và không đảm bảo cẩn thận.
  • Máy nước nóng để nhiệt độ quá cao (khoảng trên 54,4 độ C).
  • Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. 

Các biện pháp điều trị bệnh bỏng

Các biện pháp điều trị bỏng sẽ được căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng thực tế. Hầu hết các trường hợp bỏng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà bằng thuốc không kê đơn.

Đối với những trường hợp bị bỏng nghiêm trọng, sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị với thuốc, trị liệu, băng vết thương và phẫu thuật để loại bỏ mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn sẹo và phục hồi chức năng.

Riêng đối tượng bị bỏng nặng, thuốc và các liệu pháp hỗ trợ điều trị sẽ bao gồm:

  • Liệu pháp nước: Bao gồm liệu pháp sương, siêu âm kích thích, làm sạch mô tổn thương. 
  • Truyền dịch: Nhằm tránh mất nước hoặc suy cơ quan. 
  • Thuốc giảm đau: Morphin và nhiều thuốc giảm lo âu khác do điều trị bỏng có thể gây đau. 
  • Kem, thuốc mỡ: Loại thuốc giúp giữ vết thương ẩm, giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. 
  • Thuốc chống nhiễm trùng.

Ngoài ra người bệnh có thể sẽ phải áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu hoặc lao động trị liệu nếu vùng bị bỏng có diện tích lớn, nhất là khi vết bỏng đi qua khớp. 

Phòng ngừa bệnh bỏng

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bỏng là cần hạn chế tới mức tối đa các tai nạn có thể gây bỏng, nhất là với đối tượng là trẻ em, dễ bị bỏng trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể các biện pháp này như sau:

  • Tuyệt đối không để trẻ nhỏ lại gần khu bếp khi bố mẹ hoặc người thân đang nấu nướng. 
  • Trang bị thêm bình cứu hỏa tại những khu vực dễ xảy ra cháy nổ. 
  • Khi tắm cho trẻ nhỏ cần dùng tay thử độ nóng của nước, không xịt nước thẳng từ vòi vào trẻ để tránh tình trạng nhiệt độ không ổn định. 
  • Các ổ điện cần có lá cách điện phía trong để đảm bảo an toàn. 
  • Thường xuyên kiểm tra, thay thế hệ thống điện tại cơ quan và nơi làm việc. 
  • Vật dụng và hóa chất có thể gây bỏng cần được bảo quản ở điều kiện phù hợp, có biển cảnh báo và chú thích rõ ràng. Khi tiếp xúc với hóa chất cần đeo găng tay và sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận. 
  • Thường xuyên sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ càng mỗi khi cần phải ra ngoài để không bị bỏng nắng. 

Bỏng là một loại chấn thương làm ảnh hưởng tới da, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để không phải điều trị các tổn thương gây ra bởi căn bệnh này. 

2,531

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám