Câm: Nguyên nhân dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Doan Nguyen

27-07-2023

goole news
16

Bệnh câm là trạng thái không nói được do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn chức năng bên trong cơ thể. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tổng quan về bệnh câm

Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh câm là trạng thái không nói được do rối loạn ngôn ngữ, bẩm sinh hoặc rối loạn các chức năng bên trong cơ thể. Thống kê cũng cho thấy hầu hết những người bị câm do điếc bẩm sinh từ nhỏ. Tuy vậy nghiên cứu cũng chỉ ra một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn tới tình trạng mất khả năng ngôn ngữ. 

bệnh câm là trạng thái không nói được do rối loạn ngôn ngữ, bẩm sinh hoặc rối loạn các chức năng bên trong cơ thể

Bệnh câm là trạng thái không nói được do rối loạn ngôn ngữ, bẩm sinh hoặc rối loạn các chức năng bên trong cơ thể

Câm điếc bẩm sinh bệnh học lại xảy ra do nguyên nhân di truyền, mẹ mắc bệnh truyền sang con hoặc cũng có thể cả hai vừa mắc phải vừa do di truyền. Câm được đánh giá là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ. Từ khi sinh ra trẻ đã bị điếc, không thể tiếp nhận được tín hiệu âm thanh, do đó khi bé lớn nên cũng không thể nói và bị câm. 

Nguyên nhân nào gây bệnh câm?

Xác định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả. Theo nghiên cứu có nhiều nguyên nhân gây mắc bệnh câm ở trẻ, cụ thể các lý do chính gây ra căn bệnh này như sau:

  • Do di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền do gen trội hoặc gen lặn có thể là nguyên nhân dẫn tới điếc. 
  • Do đột biến liên quan tới 4 gen là 12S rRNA, GJB2, GJB3, SLC26A4, 12S rRNA.
  • Do trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã bị điếc bẩm sinh. 
  • Do bị tổn thương một số bộ phận có liên quan tới việc phát âm như họng, lưỡi, dây thanh quản,...
  • Bị chấn thương vùng có liên quan tới sản xuất ngôn ngữ, được gọi là vùng Broca. 

Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây bệnh câm ở trẻ em là do trẻ sinh ra bị điếc nhưng không được phát hiện kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh câm

Triệu chứng nào giúp nhận biết sớm bệnh câm ở trẻ nhỏ là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh câm có thể được nhận biết thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Với đối tượng là trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi: Trẻ thường không cử động tay chân, không khóc và không có phản ứng khi xuất hiện những tiếng động lớn bất ngờ. 
  • Với trẻ từ 3 tới 6 tháng tuổi: Trẻ không phân biệt được tiếng nói của cha và mẹ. Trường hợp này trẻ có tiếng nói nhưng không xác định được hướng của giọng nói. 
  • Với trẻ từ 5 - 9 tháng tuổi: Bé bị câm thường không hiểu ý của người lớn đưa ra, ví dụ như khi được bố mẹ kêu vẫy tay chào tạm biệt thì bé cũng không có phản ứng hoặc làm theo. 
  • Với trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi: Trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi từ 10 tới 12 tháng tuổi thường bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên như bà, mẹ, hoặc các từ đơn giản khác. Tuy nhiên nếu như không may bị bệnh câm thì trẻ sẽ không có biểu hiện này.

Bên cạnh đó dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh câm là không có các phản ứng với âm thanh hoặc phản ứng khi được người khác gọi tên mình. Khi nhận thấy con em mình có các biểu hiện nói trên cần nghĩ tới nguy cơ trẻ bị điếc bẩm sinh hoặc đang có khả năng nghe kém, cần đưa bé đi kiểm tra và có biện pháp điều trị, can thiệp sớm. 

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh câm

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh câm là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, những trường hợp sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị câm điếc bẩm sinh, đây là khuyến cáo đã được đưa ra từ nhiều chuyên gia. 
  • Trẻ mắc bệnh viêm tai giữa: Phổ biến nhất là gặp ở trẻ nhỏ, bệnh lý bao gồm 2 loại chính là viêm tai giữa cấp tính mủ và viêm tai giữa cấp tính hoại tử. Trong đó nếu bị viêm tai giữa cấp tính mủ được xử lý tốt thì sẽ khỏi hẳn và hoàn toàn không để lại di chứng. Viêm tai giữa hoại tử có thể để lại các di chứng làm ảnh hưởng tới khả năng nghe, thậm chí dẫn tới nhiều biến chứng nặng gây điếc ở trẻ nhỏ. 
  • Trẻ mắc bệnh viêm màng não: Căn bệnh làm tổn thương dây thần kinh sọ não, dẫn tới việc ảnh hưởng thính giác, lâu dần gây ra bệnh câm.
  • Mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai: Các chất độc từ khói thuốc lá, nhất là nicotine và carbon monoxide có thể theo đường máu truyền tới thai nhi gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, dẫn tới nguy cơ điếc bẩm sinh ngay khi mới được sinh ra. 

Bên cạnh đó nếu mẹ bầu cho bé nghe nhạc tần số cao từ 120dB trở lên có thể gây tổn thương tới các tế bào thần kinh thính giác, từ đó làm ảnh hưởng tới thính giác ở trẻ. Ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới câm điếc bẩm sinh ở các bé như mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng, trẻ sinh non, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây nguy cơ câm điếc bẩm sinh. 

Biện pháp chẩn đoán bệnh câm

Để chẩn đoán bệnh câm, bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của trẻ mà không cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan khác.

Phương pháp điều trị bệnh câm

Trẻ bị giảm thính lực do nguyên nhân bệnh lý bao gồm viêm tai giữa, khiếm thính bẩm sinh hoặc di chứng sau khi bị viêm màng não sẽ khó có thể hồi phục thính lực, thường phải mang khuyết tật này suốt đời. Trường hợp này khi được nhận biết và phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ sử dụng máy nghe, máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử để có thể nghe và học nói sớm. 

Nghiên cứu đã chỉ ra càng lớn thì việc can thiệp sẽ càng trở nên khó khăn do vùng thần kinh điều khiển nghe nói bị thoái triển. Chuyên gia nhận định việc cấy ốc tai điện tử sau 7 tuổi sẽ không có hiệu quả. 

Áp dụng phương pháp đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu cũng là phương pháp được chỉ định. Lý do là bởi một tỷ lệ cao những người khiếm thính có thể học các cách giao tiếp khác, trong đó có phương pháp sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi. Các phương pháp này sẽ thay thế hoặc bổ sung cho việc giao tiếp bằng miệng. 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh câm

Bệnh câm có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm gia tăng nguy cơ câm điếc bẩm sinh ở trẻ như: Thuốc lá, khói thuốc lá, âm thanh có tần số cao. 
  • Thực hiện khám sàng lọc cho trẻ: Khuyến nghị nên khám sàng lọc và kiểm tra thính giác cho trẻ nhỏ vào những thời điểm sau đây: Khi bắt đầu đi học, thời điểm 6, 8 và 10 tuổi, khi trẻ học trung học cơ sở và trung học phổ thông. 

Câm là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, vì thế nhận biết sớm dấu hiệu và có biện pháp điều trị là vô cùng cần thiết. Hãy đưa người bệnh tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

13,835

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám