Bệnh cơ tim hạn chế là tình trạng tâm thất trái hoặc phải không giãn, đồng thời rối loạn chức năng tâm trương khiến lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể bị giảm sút, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là từ đâu? Người bệnh có thể gặp biểu hiện như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Bệnh cơ tim hạn chế là gì?
Bệnh cơ tim hạn chế là hiện tượng buồng tâm thất không giãn đủ để được đổ đầy máu (giảm chức năng tâm trương). Tâm thất là buồng tim có nhiệm vụ bơm máu lên phổi để trao đổi oxy và và bơm máu giàu oxy đi nuôi khắp cơ thể.
Khi tâm thất không được đổ đầy máu khiến lượng máu đi nuôi các cơ quan bị giảm sút. Từ đó, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, khó thở và những triệu chứng ban đầu khác của bệnh suy tim.
Sự hạn chế giãn của tâm thất là hậu quả của tình trạng tổn thương chức năng tâm trương ban đầu, sau có có thể gây ra tình trạng tắc buồng tâm thất. Ở giai đoạn muộn gây ra biến chứng nguy hiểm như suy tim hoặc tràn dịch màng tim.
Bệnh cơ tim hạn chế là tình trạng tâm thất không giãn nở đủ
Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim hạn chế
Có một số nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim hạn chế bao gồm bệnh thâm nhiễm, bệnh dự trữ và các bệnh hệ thống khác. Cụ thể:
- Bệnh thâm nhiễm: Bệnh Amyloidosis, Sarcoidosis, bệnh ứ sắt di truyền, chứng tăng oxy máu nguyên phát,... (Bệnh Amyloidosis là bệnh thâm nhiễm phổ biến nhất)
- Bệnh dự trữ: Là những bất thường bẩm sinh hiếm gặp trong quá trình trao đổi như bệnh Anderson-Fabry, bệnh Gaucher, bệnh cơ tim Hurler, bệnh Danon,...
Một số bệnh hệ thống khác cũng có thể gây ra bệnh cơ tim hạn chế bao gồm: Tiểu đường, xơ cứng bì, hội chứng Werner, bệnh cơ Myofibrillar, bệnh cơ tim Carcinoid, xơ hóa vô căn, xơ hóa tăng bạch cầu ái toan, xơ hóa nội tâm mạc, các khối u ác tính di căn,...
Các nguyên nhân khác của bệnh bao gồm các nguyên nhân vô căn, xạ trị và các loại dược phẩm khác. Những loại thuốc có thể gây ra bệnh: Busulfan, Methysergide, Ergotamine, Anthracycline, chất thủy ngân và chất chứa serotonin.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh
Các triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế còn tùy thuộc vào vị trí tâm thất bị tổn thương. Một số triệu chứng mà người bệnh thường gặp bao gồm:
- Khó thở khi gắng sức.
- Đau vùng trước tim, đau vùng gan (dễ nhầm lẫn với bệnh gan mật)
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
- Cảm thấy chóng mặt, mệt hoặc ngất xỉu khi tập thể dục, gắng sức hay thay đổi tư thể đột ngột từ nằm và ngồi sang đứng.
- Cảm giác mệt mỏi
- Buồn nôn và chán ăn
- Tăng cân
- Sưng, phù nề ở bụng, chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Tĩnh mạch ở cổ nổi
- Khi nghe tim phổi nghe được tiếng thổi tâm thu do hở van 2-3 lá, sờ thấy gan to.
Tim đập nhanh, mạnh là triệu chứng người bệnh có thể gặp phải
Một số biến chứng của bệnh
Bệnh cơ tim hạn chế nếu không được can thiệp điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Phương pháp chẩn đoán cơ tim hạn chế
Bệnh cơ tim hạn chế là một bệnh lý về cơ tim ít phổ biến thường khiến quá trình phát hiện và chẩn đoán bệnh gặp thử thách hơn. Bác sĩ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng xác định chính xác bệnh. Cụ thể:
- Thăm khám lâm sàng: Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng để đánh giá sức khỏe tổng quát, đồng thời chẩn đoán bệnh. Dựa vào nhịp tim và huyết áp kết hợp với những thông tin về bệnh do người bệnh cung cấp. Từ đó đánh giá sơ bộ và có nghi ngờ bệnh cơ tim hạn chế, yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sác để có kết luận chính xác.
- Siêu âm tim: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính để xác định người bệnh mắc cơ tim hạn chế. Phương pháp này có thể giúp hỗ trợ phân biệt bệnh cơ tim hạn chế với các bệnh lý khác.
- Chụp tim phổi: Giúp đánh giá kích thước tim, người bệnh thường có bóng tim không to, trừ khi giãn rộng hai nhĩ hoặc ứ huyết phổi nặng.
- Điện tâm đồ: Là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất để xác định bệnh, từ đó phát hiện những bất thường về đường truyền hoặc tái cực của tim.
- Xét nghiệm máu: Mặc dù xét nghiệm máu không cung cấp nhiều thông tin về bệnh cơ tim hạn chế như hàm lượng bạch cầu ái toan tăng trong xơ hóa nội mạc cơ tim, tình trạng thừa sắt, bilan miễn dịch,...
- Một số kỹ thuật khác: Chụp MRI tim, sinh thiết nội mạc cơ tim, xét nghiệm máu, chụp động mạch vành, siêu âm tim gắng sức,....
Siêu âm tim giúp xác định tình trạng bệnh
Phương pháp điều trị bệnh cơ tim hạn chế
Bệnh cơ tim hạn chế là một dạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm, với đặc trưng là tình trạng cơ tim trở nên kém đàn hồi, làm hạn chế khả năng đổ đầy máu của các buồng tim. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào nguyên nhân gốc rễ và kiểm soát triệu chứng suy tim thứ phát.
Sử dụng thuốc
- Thuốc lợi tiểu: Được xem là liệu pháp nền tảng giúp giảm tải thể tích tuần hoàn, cải thiện các triệu chứng như phù, khó thở. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải được theo dõi sát để tránh mất nước và rối loạn điện giải.
- Thuốc chẹn beta và chẹn kênh canxi: Giúp kéo dài thời gian tâm trương, cải thiện quá trình đổ đầy tim. Đồng thời, nhóm thuốc này còn hỗ trợ kiểm soát rối loạn nhịp, vốn phổ biến ở nhóm bệnh nhân này.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB): Được sử dụng nếu bệnh nhân có biểu hiện đồng thời suy tim tâm thu.
- Thuốc chống loạn nhịp: Giúp kiểm soát nhịp tim bất thường do rối loạn dẫn truyền.
- Corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch: Áp dụng trong các trường hợp viêm cơ tim do cơ chế miễn dịch.
Điều chỉnh lối sống
Song hành cùng điều trị nội khoa, người bệnh cần áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả hơn:
- Duy trì cân nặng lý tưởng, đặc biệt cần giảm cân nếu béo phì.
- Ngưng hoàn toàn thuốc lá, tránh xa môi trường khói thuốc.
- Hạn chế rượu và caffeine, hai yếu tố có thể kích thích tim và làm trầm trọng thêm triệu chứng.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để giảm nguy cơ giữ nước và tăng huyết áp.
Duy trì và kiểm soát cân nặng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh
Thiết bị hỗ trợ và can thiệp ngoại khoa
- Máy tạo nhịp tim: Cần thiết cho bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất mức độ nặng gây choáng.
- Máy khử rung tim (ICD): Áp dụng trong các trường hợp ngất không rõ nguyên nhân hoặc rối loạn nhịp thất nguy hiểm kéo dài.
- Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD): Dùng tạm thời trong các tình huống sốc tim nặng, không đáp ứng với thuốc.
- Ghép tim: Là phương án sau cùng cho các trường hợp suy tim giai đoạn cuối hoặc rối loạn nhịp tim khó kiểm soát.
Xem thêm:
Phòng ngừa bệnh cơ tim hạn chế
Do đặc điểm bệnh lý thường liên quan đến các nguyên nhân nền không dễ kiểm soát, phòng bệnh cơ tim hạn chế cần dựa vào việc duy trì sức khỏe tim mạch nói chung:
- Chế độ ăn uống hợp lý, ít muối, nhiều rau xanh, giảm chất béo bão hòa.
- Kiểm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
- Giảm căng thẳng tinh thần, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.
- Khám tim mạch định kỳ: giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có hướng can thiệp kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ tại BVĐK Phương Đông
Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch uy tín để được chẩn đoán chính xác và xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện. Một trong những địa chỉ nổi bật hiện nay là Chuyên khoa Tim mạch và mạch can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành và sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch phức tạp.
Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.