Suy tim: Căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Dương Minh Ngọc

31-08-2022

goole news
16

Suy tim từ lâu được biết đến là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều biến chứng. Bệnh gây ra nhiều hậu quả với sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ về căn bệnh này qua thông tin sau đây sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt cùng trái tim khỏe mạnh, mang đến cuộc sống tốt hơn. 

Bệnh suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng cơ thể không có đủ khả năng để cung cấp máu đến các cơ quan đáp ứng cho những nhu cầu hoạt động của cơ thể. Bệnh gần như là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lý về tim mạch. Theo đó, người bệnh sẽ bị suy giảm về khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sống và cũng tùy từng mức độ khác nhau sẽ cần đến sự hỗ trợ và phương pháp điều trị khác nhau. 

 Người bệnh sẽ bị suy giảm về khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sốngNgười bệnh sẽ bị suy giảm về khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sống

Những người mắc bệnh nặng sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim và các đợt suy tim mất bù dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Theo hiệp hội Tim mạch New York, bệnh lý này được chia thành 4 cấp độ sau đây:

  • Suy tim độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất, trong giai đoạn này người bệnh chưa có nhiều biểu hiện rõ ràng, vẫn có thể thực hiện các hoạt động thể chất. 
  • Suy tim độ 2: Đây là giai đoạn mà người bệnh sẽ bị hạn chế về các hoạt động thể lực, dễ hồi hộp, mệt mỏi, đau ngực và khó thở. 
  • Suy tim độ 3: Đây là giai đoạn rõ ràng nhất thể hiện cho các hoạt động thể lực. Kể cải vận động nhẹ cũng gây sự mệt mỏi và khó thở, những triệu chứng sẽ biến mất khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim độ 4: Đây là giai đoạn cuối, kể cả khi người bệnh không vận động cũng có cảm giác khó chịu. Triệu chứng biểu hiện rõ ràng khi nghỉ ngơi và nặng hơn khi hoạt động thể chất. 

Nguyên nhân nào gây suy tim là gì?

Dựa trên nguyên nhân lâm sàng, sẽ có các nguyên nhân cụ thể sau đây:  

Nguyên nhân suy tim trái

Với tình trạng bệnh suy vùng bên trái có thể xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể sau đây: 

  • Tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân điển hình nhất gây ra tình trạng suy vùng tim bên trái.
  • Thiếu máu cục bộ mạn tính.
  • Bệnh lý về van tim như hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ. 
  • Bệnh lý cơ tim, bệnh tim bẩm sinh như hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch chủ. 

Tăng huyết áp là nguyên nhân điển hình nhấtTăng huyết áp là nguyên nhân điển hình nhất gây suy tim

Nguyên nhân suy tim phải

Đối với tình trạng suy vùng tim bên phải, nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất phát từ: 

  • Bệnh lý phổi mạn tính: COPD, xơ phổi, giãn phế quản,…
  • Tăng áp lực tại khu vực động mạch phổi. 
  • Hẹp van hai lá.
  • Suy tim bên trái lâu ngày. 

Nguyên nhân suy tim toàn bộ

Trường hợp suy tim toàn bộ xuất phát từ những lý do dưới đây:

  • Suy tim bên trái lâu ngày. 
  • Bệnh cơ tim giãn.

Bệnh cơ tim giãn là nguyên nhân gây bệnhBệnh cơ tim giãn là nguyên nhân gây bệnh

Những dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh suy tim

Các triệu chứng của bị suy tim là kết quả của sự tích tụ chất lỏng và thiếu máu đến các cơ quan cần nuôi dưỡng, biểu hiện cụ thể là: 

Khó thở

Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang, đi bộ, bưng bê vật nặng. Những người tình trạng nặng xuất hiện cả những biểu hiện này khi nghỉ ngơi, khó thở kịch phát khi về đêm khiến cho người bệnh đột ngột tỉnh giấc, phải rướn người để thở hoặc kê đầu cao cho dễ ngủ. 

Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi thực hiện vận độngNgười bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi thực hiện vận động

Mệt mỏi

Triệu chứng này là hậu quả khi tim không cung cấp đủ lượng máu đến những cơ quan khác trong cơ thể. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn di chuyển hay thực hiện các vận động thường ngày kể cả khi nghỉ ngơi. 

Đau ngực

Bệnh nhân có thể cảm thấy phần ngực đau nặng nề, đau có thể lan đến vai, hàm, cánh tay… Đây là dấu hiệu nguy cơ cảnh báo nhồi máu cơ tim.

Ho

Ho có đặc điểm là ho khan, dai dẳng từng cơn một và có thể kèm theo bọt hồng chất nhầy màu trắng. Đây là dấu hiệu thường xuyên xuất hiện cùng với những cơn khó thở, nhiều người lầm tưởng với dấu hiệu của bệnh hô hấp. 

Vận động hạn chế

Người bệnh không thể thực hiện các hoạt động vận động như đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà bình thường do cảm thấy khó thở, mệt mỏi,… Hạn chế vận động chính là biểu hiện rõ ràng nhất khi mắc bệnh lý này.

Phù

Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn muộn, thường phù mềm, ấn lõm và nặng hơn vào buổi chiều tại các vùng mắt cá, cẳng chân, bàn chân. Phù gây ra tăng cân bất thường, đi giày dép buổi sáng vừa nhưng buổi chiều tối lại thấy chật.

Tăng nhịp tim

Khi lượng máu đi nuôi cơ thể,bị giảm tim sẽ co bóp đi nhiều hơn để bù đắp lại phần thiếu đó. Nên nhịp tim của người bệnh sẽ tăng cao hơn 100 nhịp/phút và kèm theo cảm giác hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực… Bên cạnh đó, còn có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, đầy bụng, chán ăn, choáng váng, giảm trí nhớ,…

Nhịp tim của người bệnh sẽ tăng cao hơn 100 nhịp/phútNhịp tim của người bệnh sẽ tăng cao hơn 100 nhịp/phút

Suy tim có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Khi bị bệnh, lượng máu cung cấp đến những cơ quan khác không đủ, nếu như không khắc phục sớm có thể gây ra các biến chứng: 

Phù phổi cấp

Bệnh lý gây ứ dịch trong phổi gây ra phù phổi cấp, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu như không điều trị nhanh chóng. Những biểu hiện thường thấy đó là ho có bọt hồng, khó thở dữ dội, da xanh xao nhợt nhạt…

Rối loạn nhịp tim

Bệnh làm gây ảnh hưởng đến hệ thống điện của tim, có thể  gây ra trì hoãn tín hiệu, dẫn đến nhịp tim quá nhanh hoặc chậm. Rung thất là dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, cần chuyển đến bệnh viện ngang và tiến hành sốc tim nếu không có thể dẫn đến tử vong. 

Ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ xuất hiện vào ban đêm, những cơn ngừng thở cấp tính có thể khiến cho người bệnh không thể thở được, hoảng loạn thức dậy vào ban đêm. Thậm chí có thể tử vong ngay cả khi ngủ. 

Chứng ngưng thở khi ngủ xuất hiện vào ban đêmChứng ngưng thở khi ngủ xuất hiện vào ban đêm

Đột quỵ

Bệnh khiến cho tốc độ chảy máu đi qua tim chậm hơn so với bình thường, khi máu chảy chậm hơn có thể dẫn đến tăng xuất hiện các cục máu đông. Đây là lý do dẫn đến bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim đe dọa đến tính mạng.

Giảm chức năng thận

Khi bị bệnh, tim không thể đáp ứng được nhu cầu của những cơ quan trong cơ thể. Do đó, tim sẽ ưu tiên đưa máu đến các cơ quan quan trọng là tim và não, khiến cho lượng máu đến vùng thận giảm dần gây suy yếu chức năng tại đây. 

Tổn thương gan

Suy tim cũng gây ra nguy cơ tổn thương gan lớn, giảm máu và tăng sự tích tụ các chất dịch trong gian, gây xơ gan. Những biến chứng của bệnh gây ra có thể xuất hiện ở mọi cấp độ, nhưng nhìn chung cấp độ càng cao biến chứng càng lớn. 

Điều trị bệnh suy tim như thế nào?

Bệnh khó có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Do đó việc điều trị sẽ phụ thuộc tùy theo tình trạng bệnh với mục tiêu chính là tăng chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho bệnh nhân:  

Điều trị bằng thuốc

Giai đoạn đầu của bệnh suy tim cấp có thể được điều trị với thuốc và giảm những triệu chứng có thể khiến cho bệnh càng trở nên tồi tệ hơn: 

Thuốc lợi tiểu

Đây là loại thuốc hỗ trợ người bệnh đi tiểu nhiều hơn để giảm sự tích tụ chất dịch trong cơ thể. Trong những loại thuốc lợi tiểu, thường được chỉ định đó là Spironolactone và eplerenone được chứng minh tăng tuổi thọ cho người mắc suy tim tâm thu.

Thuốc ức chế men chuyển

Công dụng của thuốc đó là giãn mạch, hỗ trợ lưu thông máu để làm giảm công việc trên tim. Về lâu dài, thuốc giúp ngăn bệnh tiến triển từ đó cải thiện tuổi thọ cho bệnh nhân nặng. Thuốc thường dùng Captopril (Capoten), benazepril (Lotensin)...

Thuốc chẹn Beta

Đây là dạng thuốc có chức năng để làm giảm nhịp tim đồng thời cải thiện chức năng bơm máu của tim, từ đó làm tăng khả năng sống sót của những người bệnh. Một số loại thuốc điều trị hay dùng như  Metoprolol (Toprol), Bisoprolol (Zebeta) và Carvedilol (Coreg).

Thuốc ức chế thụ thể

Tác dụng chính của thuốc hạ huyết áp để giúp tim bơm máu, hiện nay có 2 loại thuốc ức chế thụ thể Valsartan (Diovan) và  angiotensin II Candesartan (Atacand) đã được chấp thuận điều trị suy tim.

Giai đoạn đầu của bệnh suy tim cấp có thể được điều trị với thuốcGiai đoạn đầu của bệnh suy tim cấp có thể được điều trị với thuốc

Thuốc kháng thụ thể mineralocorticoid

Điển hình đó là Spironolactone (Aldactone) và Eplerenone (Inspra). Nhóm thuốc này rất có lợi cho bệnh nhân nặng và rất nặng. Thuốc sẽ là giảm các triệu chứng như khó thở, hạ huyết áp, giảm gánh nặng cho tim. 

Thuốc tác động trên If

Đây là nhóm thuốc điều trị bệnh với khả năng chứng minh được thuốc có tác dụng giảm tỷ lệ nhập viện cho bệnh nhân thuộc cấp độ 2 và 3 để tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Các bác sĩ thường kê các nhóm thuốc này với nhau để có thể làm tăng hiệu quả và tránh nguy cơ phải dùng một loại thuốc với liều quá cao. Nếu như liều dùng càng cao, càng tăng nguy cơ có tác dụng phụ, hãy tuân thủ đúng những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn và nhắc nhở bạn.

Điều trị ngoại khoa

Bên cạnh việc dùng thuốc, phẫu thuật ngoại khoa áp dụng tùy theo trường hợp cụ thể đó là:

  • Thực hiện phẫu thuật đặt stent hay bắc cầu mạch vành để điều trị nguyên nhân gây bệnh là do mạch vành.
  • Cấy máy tạo nhịp phá rung ICD hoặc tạo nhịp 2 buồng thất CRT hay máy tái đồng bộ cơ tim nhằm  chống rối loạn nhịp.
  • Thay thế, sửa chữa van tim để điều trị chứng hở van tim. 

Trong trường hợp các phương pháp này và thuốc điều trị không mang đến hiệu quả nhiều, không thể áp dụng. Người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật ghép tim thức là thay thế trái tim suy yếu bằng trái tim khỏe từ người hiến tặng. Tuy nhiên do nguồn hiến tạng hiện nay còn hạn chế nên nhiều người bệnh sẽ phải đặt thiết bị hỗ trợ thất chờ đến khi có nguồn hiến phù hợp. 

Giải pháp phòng ngừa suy tim từ các chuyên gia

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để có trái tim khỏe mạnh bạn cần tuân thủ:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Giảm muối, ăn nhiều rau xanh hoa quả, hạn chế dùng mỡ động vật, phủ tạng động vật nên dùng thay thế với dầu thực vật.
  • Thường xuyên tập luyện: Ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để cơ thể thích ứng vận động.
  • Không dùng thuốc lá.
  • Kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi thói quen sống và dùng thuốc đều đặn. 
  • Kiểm soát đường máu, Lipid.
  • Sửa chữa và thay thế các bệnh về tim cấu trúc. 

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh tim hiệu quảXây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh tim hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về suy tim 

Bên cạnh những vấn đề trên, bệnh viện Phương Đông xin giải đáp những câu hỏi có liên quan đến bệnh cụ thể là: 

Ai dễ bị suy tim?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này cụ thể như sau:

  • Người bệnh mạn tính: Tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim bẩm sinh, những bệnh bị van tim không được kiểm soát, bệnh phổi tắc nghẽn.
  • Ngoài ra các đối tượng người cao tuổi, nam giới hút thuốc, người béo phì, lười vận động, ăn mặn. 

Bị mắc suy tim có nguy hiểm không?

Khi suy tim giai đoạn cuối, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh. Một số biến chứng như: 

  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Rối loạn nhịp tim gây đột tử.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Hỏng van tim.
  • Thiếu máu.
  • Tổn thương thận, gan.

Bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnhBệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh

Mắc bệnh suy tim sống được bao lâu, có khỏi không?

Khả năng chữa trị của bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm khởi phát bệnh cũng như mức độ của bệnh và các bệnh lý, biến chứng đi kèm. Do đó, không có bất cứ con số chính xác nào có thể biết về tuổi thọ của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu như bệnh phát hiện càng sớm đồng nghĩa với khả năng kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân càng khả thi và có biện pháp điều trị lành mạnh. 

Mắc suy tim có chữa được không?

Nếu như điều trị bệnh đúng cách, bạn hoàn toàn có thể trở về với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu như không phát hiện sớm, bệnh ở giai đoạn cuối khó có thể kiểm soát được hoặc không đáp ứng được điều trị. 

Tuy bệnh làm giảm khả năng bơm máu khó chữa khỏi, nhưng một số trường hợp vẫn chữa khỏi tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Số còn lại, người bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu như có phương pháp để giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh. 

Khả năng chữa trị của bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm khởi phátKhả năng chữa trị của bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm khởi phát

Suy tim là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nên cần nhận biết sớm triệu chứng để điều trị kịp thời. Đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia hàng đầu để phát hiện sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,576

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám