Rối loạn nhịp tim và cách điều trị hiệu quả

Thu Hiền

18-01-2024

goole news
16

Rối loạn nhịp tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà nhiều người gặp phải. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn nhịp tim và những biện pháp cấp cứu quan trọng. Bạn sẽ tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, bài viết cũng chia sẻ những mẹo hữu ích để duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim. Hãy đọc bài viết này để có những thông tin hữu ích và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không.

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất bình thường trong nhịp đập của tim, gây ra tình trạng tim đập quá nhanh (tới trên 100 nhịp/phút), quá chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim tiếng anh là Arrhythmia. Khi tim đập không đều hoặc bỏ nhịp, được gọi là rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu.

Rối loạn nhịp tim là gì?Rối loạn nhịp tim là gì?

Tất cả các loại rối loạn nhịp tim đều có thể ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng bơm máu của tim. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các dấu hiệu cảnh báo. Trong những trường hợp nặng hơn của rối loạn nhịp tim, có thể xảy ra ngừng tim đập đột ngột và đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim đôi khi không gây ra các triệu chứng khó chịu đối với người bệnh, đặc biệt là trong trường hợp các bệnh lý rối loạn nhịp tim mãn tính, khiến người bệnh khó nhận thấy các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý rối loạn nhịp tim cũng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Đánh trống ngực: Đây là triệu chứng điển hình và thường gặp của bệnh lý rối loạn nhịp tim.
  • Cảm giác đột ngột xuất hiện cơn khó thở: Đây là cảm giác khó chịu ở ngực.
  • Chóng mặt: nguyên nhân do rối loạn nhịp tim.
  • Ngất xỉu: Đây là triệu chứng báo hiệu rối loạn nhịp tim nhanh và rất nguy hiểm.

Dấu hiệu rối loạn nhịp timDấu hiệu rối loạn nhịp tim

Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm hay không?

Rối loạn nhịp tim có thể nguy hiểm tùy thuộc vào loại rối loạn, mức độ nó và tình trạng sức khỏe tổng quan của người bệnh. 

Vì vậy, khi có các dấu hiệu không bình thường, cần thăm khám bác sĩ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Nhiều phụ nữ lo lắng rằng rối loạn nhịp tim của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó họ không dám có thai. Bị rối loạn nhịp tim khi mang thai khiến tim và hệ tuần hoàn của mẹ phải chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, thực tế là phụ nữ có bệnh lý tim mạch vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh nếu họ kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Rất nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim ở trẻ em không gây hại, tuy nhiên một số trường hợp khác có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thậm chí, trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, khi bạn cảm thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ.

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Các phương pháp thường được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim bao gồm:

  1. Thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị có tác dụng ngăn ngừa và giảm tình trạng rối loạn nhịp tim hiệu quả. Tuy nhiên, chúng thường chỉ hiệu quả trong trường hợp nhịp tim nhanh. Đối với nhịp tim chậm, hiện chưa có thuốc có hiệu quả rõ rệt.
  2. Sốc điện (Cardioversion): Phương pháp này sử dụng dòng điện để điều trị rối loạn nhịp tim, giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cần có chỉ định rõ ràng và thường được thực hiện bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu được đào tạo chuyên sâu.
  3. Cấy ghép máy tạo nhịp tim: Đây là một phương pháp điều trị dùng cho những người bị rối loạn nhịp tim. Máy tạo nhịp tim được cấy ghép vào lồng ngực và tạo ra tín hiệu điện để kiểm soát nhịp tim, giúp duy trì nhịp tim bình thường.
  4. Cấy ghép máy khử rung tim: Tương tự như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim cũng được cấy ghép vào lồng ngực và theo dõi nhịp tim. Khi phát hiện rối loạn, máy này có khả năng khử rung tim, giúp tim trở lại nhịp độ bình thường.
  5. Ngoài ra có một số phương pháp sử dụng thủ thuật/ phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim như sau:
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Đối với những người bị rối loạn nhịp tim do bệnh động mạch vành nặng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Quá trình này giúp khôi phục lưu lượng máu đến tim và có thể cải thiện chức năng tim.
  • Cắt đốt qua ống thông (catheter ablation): Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng các ống thông để đưa vào các mạch máu đến tim. Các điện cực ở đầu ống thông sử dụng nhiệt hoặc năng lượng lạnh để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong tim. Quá trình này giúp ngăn chặn các tín hiệu điện bất thường và khôi phục nhịp tim bình thường.
  • Phẫu thuật Maze: Phẫu thuật Maze bao gồm việc tạo ra một mê cung các vết rạch trong mô tim ở nửa trên của trái tim (tâm nhĩ). Những vết rạch này được tạo thành từ mô sẹo, không dẫn điện, và ngăn chặn các xung điện lạc hướng. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị một số loại rối loạn nhịp tim.

Mục tiêu của điều trị rối loạn nhịp tim là duy trì nhịp tim bình thường và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Quyết định về phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch.

Phân biệt các loại rối loạn nhịp tim

Một số hội chứng rối loạn nhịp tim cần được quan tâm và phát hiện sớm:

Rung nhĩ thường xảy ra ở phần trên của tim (tâm nhĩ) và chiếm khoảng 1/3 các trường hợp rối loạn nhịp tim. Khi xảy ra rung nhĩ, nhịp tim tăng đột ngột lên mức từ 140 - 180 nhịp/phút. Trái tim rung chứ không đập, không thể bơm máu từ tâm nhĩ xuống phần dưới của tim (thất), gây hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông này có thể gây tắc động mạch phổi hoặc đột quỵ.

Các loại rối loạn nhịp tim thường thấyCác loại rối loạn nhịp tim thường thấy

Rung nhĩ đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, hay viêm tắc phế quản mãn tính. Khi các cơn rung nhĩ xảy ra, đây thường là tín hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

  • Nhịp nhanh thất:

Nhịp nhanh thất là khi tim bắt đầu bơm máu trong khi tâm thất chưa đủ máu, điều này thường gây ra cảm giác mệt mỏi cho người bệnh. Nguyên nhân của dạng rối loạn này thường liên quan đến sẹo sau phẫu thuật tim mạch hoặc sẹo do bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ trong tim. Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh cần được uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Rối loạn nhịp tim tâm thất

Rối loạn nhịp tim là một tình trạng nguy hiểm, trong đó rối loạn nhịp thất là dạng nặng nhất. Rối loạn nhịp thất xảy ra khi cơ của tâm thất rung lên do sự không đồng bộ trong quá trình co bóp của các tế bào trong buồng tâm thất. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây ngừng tim đột ngột và dẫn đến tử vong do khả năng bơm máu ra khỏi tim bị suy giảm.

Rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra thì còn có các loại rối loạn nhịp tim khác như rối loạn nhịp xoang tim, rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim, trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim.

Khi tim bị rối loạn nhịp, khả năng bơm máu sẽ bị suy giảm. Điều này đòi hỏi tim phải làm việc hết sức để đảm bảo cung cấp đủ máu cho cơ thể. Theo thời gian, tình trạng này có thể làm suy yếu tim và dẫn đến suy tim. Như hiện tượng suy tim phải cấp là hiện trạng tâm thất phải của tim quá yếu để bơm đủ máu. Hay đợt cấp suy tim mạn là các triệu chứng tăng dần theo thời gian.

Các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim trong tình trạng nghỉ ngơi thường dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, tim có thể đập nhanh hoặc chậm một cách không đều.

Các nguyên nhân gây rối loạn nhịp timCác nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Có một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn nhịp tim, bao gồm:

  • Sẹo do phẫu thuật tim lúc trước.
  • Tiền sử phẫu thuật tim mở.
  • Mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim, suy tim bẩm sinh,...
  • Tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tuổi tác gia tăng.
  • Tiểu đường, hay rối loạn lipid.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn nhịp?

Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và cả hai giới, tuy nhiên theo các thống kê và nghiên cứu, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn nhịp tim cao hơn: người trên 60 và những người có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh suy tim, động mạch vành,... Chính vì đây là căn bệnh nguy hiểm nên các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cần được kê bởi bác sĩ.

Rối loạn nhịp tim kiêng ăn gì?

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh cho sức khỏe tim mạch: Hãy tăng cường tiêu thụ trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, quả và thịt gia cầm không có da, các loại đậu và các sản phẩm không chứa chất béo. Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như lòng đỏ trứng và thịt đỏ. Giảm lượng gia vị trong chế độ ăn.
  • Luyện tập hàng ngày: Bạn có thể thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao yêu thích và quan trọng là phải phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tốt nhất là duy trì từ 30 - 45 phút mỗi ngày, với mức độ đều đặn và thường xuyên.

Hãy tăng cường tiêu thụ trái câyHãy tăng cường tiêu thụ trái cây

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về bệnh rối loạn nhịp tim và điều trị rối loạn nhịp tim hữu ích dành cho bạn. Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, các phương pháp như: điện tim, giám sát nhịp tim kéo dài và xét nghiệm máu có thể được sử dụng. 

Nếu có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của BVĐK Phương Đông để được hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

170

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám