Bệnh gút (gout) và những hậu quả không ngờ đến

Lê Thảo

21-12-2024

goole news
16

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Vũ Thị Hải Yến - Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Gút (gout) là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat ở các mô, biểu hiện bằng viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính, gây những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên hiện nay đa số người mắc bệnh gút thường xem nhẹ tình trạng bệnh, cho rằng bệnh gút không nguy hiểm bằng các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch,… nên không thăm khám định kỳ và không tuân thủ điều trị của bác sĩ. 

Những điều cần biết về bệnh gút

Bác sĩ CKI Vũ Thị Hải Yến, khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, bệnh gút là một loại bệnh viêm khớp thường gặp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, lâu dài có thể hình thành các hạt tophi, gây biến dạng khớp và gây suy thận. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh gút bằng những thói quen lành mạnh và sự chăm sóc y tế phù hợp

Gút là bệnh viêm khớp thường gặp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng

Gút là bệnh viêm khớp thường gặp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng

  • Gút thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30-60 tuổi và những người thừa cân, béo phì
  • Chế độ ăn uống nhiều đạm (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật) và uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
  • Triệu chứng điển hình bao gồm: Đau nhức dữ dội tại khớp (thường gặp ở khớp bàn ngón chân cái) kèm sưng nóng đỏ.

Những hậu quả nặng nề gây ra do bệnh gút

Nhiều bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi khớp sưng đau sau đó tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng cải thiện nhưng không hề biết rằng, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh gút kéo dài có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề:

  • Biến dạng các khớp gây hạn chế vận động, thậm chí gây tàn phế,  ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bệnh gút gây ra nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng khả năng vận động

Bệnh gút gây ra nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng khả năng vận động

  • Hình thành các hạt tophi tại khớp và phần mềm quanh khớp. Hạt tophi có thể vỡ ra và vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn khớp, nhiễm khuẩn máu
  • Tinh thể urat khi lắng đọng ở thận có thể gây viêm thận kẽ, sỏi thận và lâu dài gây suy thận.

Do đó, khi đã mắc bệnh gút bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp chúng tôi để được thăm khám, tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất. Và luôn nhớ phải thăm khám định kỳ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có thể “sống chung” với căn bệnh này một cách an toàn, tránh những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra.

Cách kiểm soát bệnh gút hiệu quả

Bác sĩ CKI Vũ Thị Hải Yến cũng cho biết thêm, bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng nên thực hiện những điều sau để kiểm soát bệnh gút được hiệu quả nhất.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin: thịt màu đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt dê,…), hải sản, nội tạng động vật. Đồng thời tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu vitamin C
  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận đào thải acid uric
  • Hạn chế bia rượu: Rượu bia làm tăng acid uric trong máu, làm bệnh gút tái phát và nặng lên
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn

Khám định kỳ để hạn chế bệnh tái phát và gây biến chứng

Khám định kỳ để hạn chế bệnh tái phát và gây biến chứng

  • Khám định kỳ đều đặn và uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để kiểm soát nồng độ acid uric máu, hạn chế các cơn gút tái phát nhiều lần và các biến chứng của bệnh.

Đừng để bệnh gút đe dọa đến khả năng vận động của bạn. Khi bị bệnh gút hoặc đang nghi ngờ bị bệnh gút, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám, tư vấn và điều trị một cách kịp thời, hiệu quả.

168

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám