Kawasaki chính là tên gọi của bệnh viêm mạch máu hệ thống. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng tim mạch nếu không được điều trị kịp thời. Việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh kawasaki là cách tốt nhất để các bậc phụ huynh chủ động vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Hội chứng Kawasaki chính là bệnh viêm mạch máu, thường xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ. Đây là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm sốt, phát ban, đỏ mắt, vùng miệng có màng nhầy, môi và cổ họng bị kích ứng; sưng hạch bạch huyết cổ; sưng tấy bàn tay, bàn chân.
Bệnh kawasaki có thể bộc phát ở một vị trí nhất định nào đó hoặc có thể theo từng cụm. Mùa đông - xuân chính là thời điểm bệnh bùng phát mạnh.
Bệnh kawasaki chính là bệnh viêm mạch máu
Bệnh Kawasaki được đặt tên theo tên của một vị bác sĩ nhi khoa người Nhật Bản. Đây chính là người đã có công phát hiện, mô tả dấu hiệu cũng như triệu chứng đặc trưng của bệnh vào năm 1967.
Ở Mỹ, bệnh Kawasaki có thể xảy ra đối với mọi chủng tộc và dân tộc, tuy nhiên nó thường xảy ra thường xuyên hơn đối với những trẻ em Mỹ có nguồn gốc Châu Á. Ước tính, tỷ lệ mắc bệnh này hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Mỹ là 10/100.000.
Trẻ bị hội chứng kawasaki có thể phục trong vài ngày điều trị tích cực mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên trong trường hợp, bệnh không được can thiệp khắc phục kịp thời thì khoảng 25% số ca mắc sẽ gặp phải các biến chứng liên quan đến tim mạch, chẳng hạn như suy tim, loạn nhịp, phình động mạch vành. Trong đó, có 2 – 3% trẻ có thể bị tử vong.
Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, các tổn thương về tim mạch thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, những biến chứng này có thể kéo dài cho tới khi trẻ trưởng thành. Hệ quả là khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu đi, dẫn tới phình động mạch. Lúc này, các túi phình động mạch sẽ cản trở máu chảy tới các cơ tim, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.
Bệnh kawasaki nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng tim mạch
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn còn còn là một dấu hỏi chấm. Có nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đặt ra, nhưng lại chưa thực sự đầy đủ cơ sở, chẳng hạn như:
Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Kawasaki phát triển theo ba giai đoạn.
Giai đoạn cấp tính của bệnh Kawasaki diễn ra từ ngày 1 đến ngày 11 xuất hiện các triệu chứng rất đột ngột và dữ dội, bao gồm:
Những triệu chứng điển hình của bệnh Kawasaki
Các triệu chứng bệnh Kawasaki bán cấp tính xuất hiện từ ngày 12 đến 21 với tính chất ít nghiêm trọng hơn nhưng lại kéo dài lâu hơn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ cơ thể của người bệnh sẽ trở lại bình thường. Các dấu hiệu bệnh có thể bao gồm:
Chú ý: Ở giai đoạn bệnh bán cấp tính, trẻ có thể bị đau đớn và mệt mỏi rất nhiều. Lúc này, các biến chứng cũng có nguy cơ cao xuất hiện.
Giai đoạn 3 của bệnh Kawasaki kéo dài từ ngày 22 đến ngày 60 tính từ thời điểm bệnh khởi phát. Các triệu chứng lúc này được cải thiện đáng kể và bệnh nhân cũng dần hồi phục sức khỏe.
Ở giai đoạn 3, mối quan tâm lớn nhất của các bác sĩ cũng như người bệnh là Kawasaki có thể đã làm ảnh hưởng đến các mạch máu quanh tim. Bởi vậy mà bệnh nhân cần được đánh giá và kiểm tra tình trạng thiếu máu cơ tim bằng cách siêu âm tim.
Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tim mạch ở trẻ em. Trung bình, cứ khoảng một trong năm trẻ mắc bệnh này sẽ có biến chứng về tim mạch, chẳng hạn như:
Viêm mạch máu là một trong những biến chứng của bệnh Kawasaki
Bất kỳ các biến chứng nào vừa kể trên đều có thể gây ra sự cố tim. Trong đó, viêm động mạch vành là nguy hiểm nhất. Bởi nó có thể dẫn đến chứng phình động mạch vành, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Hệ quả là người bệnh bị đau tim hoặc gây chảy máu nội bộ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Để chẩn đoán chính xác bệnh Kawasaki ở trẻ em, bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu bệnh. Cụ thể, nếu có bệnh, trẻ sẽ sốt từ 5 ngày trở lên, kèm theo 4 trong 5 triệu chứng chính sau:
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm một số biện pháp chẩn đoán khác để xem bệnh đã gây ảnh hưởng đến tim hay chưa, cụ thể:
Siêu âm tim giúp bác sĩ kiểm tra chính xác xem bệnh Kawasaki đã ảnh hưởng đến tim chưa
Nguyên tắc điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em là:
Để giảm nguy cơ biến chứng, người bệnh Kawasaki cần được điều trị càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng và trong khi vẫn bị sốt. Các bác sĩ cũng lưu ý, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện để giảm thiểu đáng kể các rủi ro ngoài ý muốn.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng Kawasaki là:
Thuốc Aspirin có tác dụng giảm sốt, ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông
Chú ý:
Trong trường hợp phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường về tim, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện các xét nghiệm để theo dõi sức khỏe tim trong sáu đến tám tuần từ khi bệnh kawasaki khởi phát. Trong một số trường hợp, xuất hiện một túi phình động mạch vành, bé có thể được điều trị theo hướng sau:
Hình ảnh minh họa kỹ thuật ghép động mạch vành
Khi trẻ bị bệnh kawasaki, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh lưu ý một số vấn đề sau:
Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng kawasaki, tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh này là:
Bé trai có nguy cơ mắc hội chứng Kawasaki cao hơn bé gái
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, hội chứng kawasaki có thể là một phản ứng của cơ thể con người khi tiếp xúc với một số độc tố hoặc thuốc. Tuy nhiên, bằng chứng lâm sàng để chứng minh điều này vẫn còn thiếu và chưa đủ thuyết phục.
Kawasaki không phải là một bệnh lý có khả năng lây truyền. Nó hoàn toàn không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác bằng bất cứ con đường này. Trên thực tế, cũng rất hiếm trường hợp cả 2 trẻ trong một gia đình đều mắc Kawasaki.
Một điều đáng lo ngại là bệnh Kawasaki tính tới thời điểm hiện tại vẫn không có biện pháp nào có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Chương trình Nghiên cứu Bệnh Kawasaki tại thành phố San Diego (California) đang làm việc với các nhà nghiên cứu ở nước Mỹ và Nhật bản để hiểu rõ thêm về căn bệnh này.
Bệnh kawasaki có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vậy, khi nhận thấy con mình có các dấu hiệu điển hình của bệnh lý này thì phụ huynh cần đưa bé tới bệnh viện uy tín để thăm khám và tìm phương hướng khắc phục tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn