Bệnh nha chu nguy hiểm như thế nào?

Hương Thắm

18-08-2020

goole news
16

Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ bị bỏ qua, thường được phát hiện rất trễ khi bệnh đã nặng.

Bệnh nha chu là gì?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, chức năng chính là chống đỡ và giữ răng trong xương hàm. Răng khỏe mạnh được giữ trong xương hàm bởi xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát răng để bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới và ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.

Thực chất đây là bệnh của các mô quanh răng. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Cần hiểu rõ các kiến thức về bệnh nha chu để phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời. Hậu quả do bệnh nha chu gây ra lại đặc biệt nghiêm trọng, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giảm nhẹ nguy cơ mất răng.

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém, hệ miễn dịch suy yếu khuyến khích các mảng bám hình thành. Mảng bám răng là một phim dính vô hình bao gồm chủ yếu của vi khuẩn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa răng mỗi ngày sẽ giúp người bệnh loại bỏ mảng bám. 

Mảng bám răng cần loại bỏ hàng ngày thường trong vòng 24 giờ. Các mảng bám và vôi răng kích thích vi khuẩn phát triển gây viêm nướu. Theo thời gian, nướu răng trở nên sưng đỏ, phù nề và chảy máu một cách dễ dàng.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây nên bệnh nha chu có thể kể đến như:

- Tác hại của thuốc lá gây viêm nướu

- Phụ nữ mang thai hay sau khi sinh bị thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

- Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư… khiến hệ miễn dịch bị suy yếu cũng là nguyên nhân gây bệnh

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt (có vai trò làm sạch vi khuẩn), nên tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nha chu, cùng tìm hiểu ngay nhé

Nguyên dân dẫn đến bệnh nha chu

Các triệu chứng của bệnh

- Chảy máu khi chải răng

- Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu

- Mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng.

- Hơi thở hôi

- Ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra

- Răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai

Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu. Điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới lợi như xương, dây chằng nha chu. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng rất cao.

 

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ uy tín điều trị bệnh nha chu an toàn, chính xác

Triệu chứng của bệnh nha chu

Hậu quả của bệnh nha chu

Bệnh gây ra những cơn đau đớn âm ỉ, hiện tượng chảy máu chân răng, chảy máu nướu. Lâu ngày gây tiêu xương, mất răng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh nha chu viêm còn là hệ lụy gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như :  

-  Mắc các bệnh liên quan tới tới tim mạch. Làm gia răng tăng nguy cơ đột quỵ.

- Bệnh nhân bị viêm nha chu có khả năng cao mắc các bệnh đái tháo đường, tiểu đường. Do các vi khuẩn làm mất kiểm soát lượng đường trong máu. Gây bệnh tiểu đường nặng.

- Nguy cơ nhiễm trùng huyết là điều hiển nhiên.

- Phụ nữ có thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân.

Bệnh nha chu không được điều trị có thế dẫn đến bệnh tim mạch

Hậu quả của bệnh nha chu để lại

Cách phòng tránh bệnh nha chu

Theo các bác sĩ chuyên khoa về răng miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị.

Khi bị sưng nướu, bệnh nhân cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ hơn để làm sạch các mảng bám trên răng. Đặc biệt, cần khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để được điều trị và xử lý kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,635

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám