Bệnh thương hàn: Triệu chứng, đường lây truyền và cách phòng tránh

Phạm Thị Lương

22-08-2023

goole news
16

Bệnh thương hàn hay sốt thương hàn là bệnh có tính lây truyền rất cao, nếu bỏ qua giai đoạn tốt để điều trị có thể dẫn đến biến chứng như viêm nội tâm mạc, thủng ruột dẫn đến chảy máu,... Bệnh có thể phòng được nhờ tiêm vắc xin đúng và đủ lịch.

Bệnh thương hàn là gì? 

Bệnh thương hàn là một bệnh lý về đường tiêu hoá với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella typhi. Bệnh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao đột ngột, sốt kéo dài, rối loạn tiêu hoá và ăn không ngon miệng. Thời gian ủ bệnh từ 7- 14 ngày, các biểu hiện sẽ phụ thuộc vào lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Đây là bệnh có khả năng lây lan thành dịch rất cao trong cộng đồng, xuất hiện nhiều vào mùa hè nhưng vẫn tồn tại vào các mùa khác trong năm. Điều kiện sống ô nhiễm, nguồn nước và thực phẩm ăn uống không đảm bảo vệ sinh là những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh. Độ tuổi có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất là từ 15 đến 30 tuổi bởi đây là những người thường xuyên lao động, sinh sống, làm việc trong những điều kiện không an toàn.

Vi khuẩn Salmonella typhi là tác nhân gây nên bệnh thương hàn.Vi khuẩn Salmonella typhi là tác nhân gây nên bệnh thương hàn.

Những triệu chứng và diễn biến của bệnh thương hàn 

Triệu chứng bệnh thương hàn thường khác nhau theo từng diễn biến và giai đoạn bệnh. Bạn có thể căn cứ vào biểu hiện bệnh để biết tình trạng cụ thể của bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Thông thường, giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7– 15 ngày. Trong khoảng thời gian này, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì để nhận biết. 

Giai đoạn khởi phát

Thời gian diễn biến trong vòng 1 tuần với các triệu chứng như: sốt xuất hiện đột ngột, sau đó tăng dần nhiệt độ dẫn đến sốt cao nhất là về chiều và tối, có khi kèm theo cả gai rét. Người bệnh có thể sốt cao đến 41 độ C thậm chí đến ngày thứ 7 của bệnh. Bên cạnh sốt kéo cao kéo dài, thương hàn còn khiến người bệnh nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ù tai. 

Giai đoạn toàn phát

Thường kéo dài trong khoảng 2 tuần với các triệu chứng phổ biến như: tiếp tục sốt cao từ 39- 41 độ C, tình trạng này kéo dài khiến tổng trạng trở nên xấu hơn.

Đi kèm sốt ở giai đoạn này bệnh thương hàn có biểu hiện như nhiễm độc thần kinh cụ thể là nhức đầu, ù tai, run tay, ngủ chập chờn và gặp ác mộng. Điển hình của nhiễm độc thần kinh ở bệnh nhân thương hàn là trạng thái typhos, tức là tuy vẫn nhận biết các kích thích từ môi trường xung quanh nhưng nằm bất động, mắt nhìn Giai đoạn toàn phát cũng xuất hiện các nốt ban đỏ ở nhiều vị trí như ngực, lưng, tứ chi. Các nốt ban có thể có dạng ban dát nhỏ từ 2- 3mm.

Bệnh nhân sốt thương hàn còn gặp các vấn đề về tiêu hóa, đi ngoài 5- 6 lần mỗi ngày, phân lỏng sệt, màu vàng nâu. Bụng chướng đau nhẹ lan tỏa vùng hố chậu phải. Ngoài ra, bệnh nhân thương hàn còn có thể có mạch chậm so với nhiệt độ hay được gọi là mạch và nhiệt độ phân ly. 

Sốt cao đột ngột và kéo dài là biểu hiện đặc trưng của thương hàn.Sốt cao đột ngột và kéo dài là biểu hiện đặc trưng của thương hàn.

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng 1 tuần. Nhiệt độ dao động mạnh rồi giảm dần. Bệnh nhân phục hồi, cơ thể đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và các vấn đề về tiêu hóa cũng hết.

Bệnh thương hàn có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, bệnh nguy hiểm vì có tính lây lan nhanh rất dễ trở thành dịch lớn trong cộng đồng. Nếu được phát hiện và điều trị từ khi khởi phát sẽ phục hồi tốt. Bỏ qua giai đoạn này, nhiều trường hợp có thể gặp các biến chứng như viêm màng não, thủng ruột, viêm xương tủy xương, loét thanh mạc thậm chí gây tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Vi khuẩn Salmonella typhi hay trực khuẩn thương hàn chính là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn. Đây là một dạng vi khuẩn gram âm, di động bằng lông chuyển và không sinh nha bào ở điều kiện môi trường bên ngoài. Đây là loại vi khuẩn sống được ở môi trường bên ngoài cơ thể, cụ thể là khoảng 2 đến 3 tuần trong môi trường nước, từ 2- 3 tháng trong phân hoặc trong nước đá. Vi khuẩn Salmonella chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và những chất diệt khuẩn thông thường.

Người mắc bệnh thương hàn thường là do ăn uống những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhất là có trong trứng, thịt bò, thịt gia cầm và sữa,... Nấu chín thực phẩm là cách đơn giản giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn, nhưng cũng không loại bỏ hoàn toàn được nguy cơ. 

Thịt bò, trứng, sữa không đảm bảo an toàn thực phẩm rất dễ mắc vi khuẩn gây bệnh thương hàn.Thịt bò, trứng, sữa không đảm bảo an toàn thực phẩm rất dễ mắc vi khuẩn gây bệnh thương hàn.

Bệnh thương hàn có lây không?

Bệnh thương hàn lây truyền do con đường trực tiếp và gián tiếp. Đây là bệnh có tính lây lan rất cao nên cần được phát hiện và điều trị sớm. Cụ thể con đường lây thương hàn gồm:

  • Lây truyền trực tiếp: Tức là vi khuẩn cư trú trong chất thải hay đồ dùng cá nhân như áo quần của người bệnh và có thể lây trực tiếp sang người lành nếu tiếp xúc phải.
  • Gián tiếp lây từ đồ ăn đồ uống đi vào cơ thể khác: cụ thể như đồ ăn sống, thói quen uống nước lã từ ao hồ, sông suối có nguy cơ mang bệnh này. Bên cạnh đó, ruồi là vật trung gian truyền bệnh khiến vi khuẩn phát triển và lây lan nhanh. Phương thức lây lan gián tiếp cũng là đường lây chủ yếu khiến thương hàn dễ trở thành dịch lớn. Tuy nhiên hiện nay, điều kiện vệ sinh của cộng đồng đã cải thiện đáng kể so với trước đây, nên nguy cơ lây truyền bệnh thương hàn đã giảm dần theo thời gian.

Điều trị bệnh thương hàn

Vì tính lây nhiễm cao, bệnh nhân bị sốt thương hàn cần được nhanh chóng điều trị và đặc biệt là phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Cách ly người bệnh để điều trị tại chỗ làm giảm thiểu khả năng lây lan.
  • Theo dõi sát các giai đoạn bệnh và biểu hiện bệnh để kịp thời phát hiện các biến chứng nếu có.
  • Cách chữa bệnh thương hàn được áp dụng phổ biến chính là bằng kháng sinh dưới dạng tiêm hoặc uống, tuy nhiên hiện nay tình trạng kháng kháng sinh phổ biến trong cộng đồng khiến việc chữa trị cần dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Bên cạnh đó, do sốt kéo dài nên bệnh nhân cần được bù điện giải và uống hạ sốt phù hợp tránh mất nước nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị cho bệnh nhân thương hàn.Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị cho bệnh nhân thương hàn.

Cách phòng ngừa bệnh thương hàn

Thương hàn là bệnh có thể dự phòng được trong cộng đồng bằng cách thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, nhất là nguồn nước.
  • Xử lý đúng cách các nguồn chất thải như phân, nước tiểu và rác thải.
  • Không ăn các loại đồ tươi sống không rõ nguồn gốc chất lượng, ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe nhất là sức khỏe hệ tiêu hoá..
  • Phòng bệnh thương hàn bằng cách tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để tạo miễn dịch tốt nhất trong cộng đồng. Trên thị trường hiện nay có vắc xin Typhim Vi phòng bệnh cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn. Vắc xin thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất và có thể nhắc lại 3 năm 1 lần, nếu bạn là người sống trong vùng có nguy cơ cao hoặc dễ bị phơi nhiễm.

Hiện nay bệnh viện đa khoa Phương Đông luôn sẵn đủ vắc xin phòng bệnh thương hàn. Mọi thắc mắc về bệnh hoặc cần tư vấn tiêm vắc xin phòng thương hàn quý khách hàng có thể gọi vào số hotline 19001806 để được tư vấn cụ thể từ Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,376

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám