Người bệnh tim mạch vành nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bích Ngọc

29-11-2024

goole news
16

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mỗi người, đặc biệt, khi mắc bất kỳ bệnh lý nào đều cần cân nhắc lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp, trong đó bệnh tim mạch vành cũng không phải ngoại lệ. Vậy người bệnh tim mạch vành nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chế độ dinh dưỡng qua bài viết sau. 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng với người mắc bệnh tim mạch vành

Bệnh mạch vành là tình trạng mạch máu chính của tim bị tổn thương, thu hẹp do tích tụ các mảng bám. Một số người bệnh không gặp triệu chứng nào, trong khi có người sẽ xuất hiện tình trạng đau tức ngực, nóng rát ngực, đổ mồ hôi, hụt hơi,... 

Mặc dù chưa có cách điều trị bệnh hoàn toàn nhưng vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng vận động hàng ngày và chế độ dinh dưỡng. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quản. 

Bệnh tim mạch vành sẽ trở nên nặng nề hơn khi xuất hiện nhiều các mảng bám trong động mạch làm giảm lượng máu đến tim. Chính vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng đối với mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, trong đó có bệnh tim mạch vành. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ,... sẽ hạn chế tình trạng bệnh phát triển. 

Chế độ dinh dưỡng kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh tim mạch vànhChế độ dinh dưỡng kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh tim mạch vành

Những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người bệnh

Nên lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bệnh tiến triển nặng. Đây không chỉ giúp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Một số nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người bệnh vành được Tổ chức Tim mạch khuyến nghị, bao gồm: 

  • Bổ sung nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Sử dụng nguồn protein lành mạnh như cá, hải sản, các loại đậu, hạt, quả hạch,... Ngoài ra có thể bổ sung một lượng nhỏ trứng, thịt gia cầm nạc, thịt đỏ nạc,... 
  • Nên uống sữa không đường, sữa chua và phô mai. Những người mắc bệnh có mỡ máu cao nên chọn thực phẩm ít chất béo. 
  • Sử dụng dầu mờ có chất béo lành mạnh như bơ, ô liu, quả hạch,... để nấu ăn. 
  • Bổ sung các loại thảo mộc, gia vị để tạo hương vị thay việc sử dụng muối. 

Bên cạnh đó, cần chú ý và kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ, thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Với một số người, khẩu phần ăn tăng theo thời gian và vượt ngưỡng cần thiết, từ đó dẫn đến thừa cân béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh. Một bữa ăn lý tưởng và lành mạnh bao gồm ¼ protein, ¼ carbohydrate, ½ rau xanh. 

Nên lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏeNên lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe

Người bệnh tim mạch vành nên ăn gì?

Theo một số thống kê, có nhiều loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe tim mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế sự tiến triển của bệnh. 

Trái cây và hoa quả tươi

Bổ sung lượng thực phẩm từ thực vật giúp cải thiện đáng kể tình trạng tim mạch, giúp ngăn ngừa cơn đau tim và ngừng tim đột ngột. Trong trái cây chứa hàm lượng lớn vitamin, chất dinh dưỡng lành mạnh góp phần giúp tim mạch khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, trái cây còn chứa ít calo, nhiều chất xơ giúp duy trì cân nặng và giảm mức cholesterol hiệu quả. 

Trái cây tươi chứa hàm lượng vitamin cao góp phần giúp tim mạch khỏe mạnhTrái cây tươi chứa hàm lượng vitamin cao góp phần giúp tim mạch khỏe mạnh

Ngũ cốc nguyên hạt

Người bệnh tim mạch vành nên ăn gì? - Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các tác động tiêu cực đến bệnh mạch vành. Người bệnh nên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thay thế cho ngũ cốc tinh chế. 

Một số loại thực phẩm mà người bệnh có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày bao gồm: 

  • Bánh mì nguyên hạt. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Gạo lứt. 
  • Mì ống nguyên chất.
  • Cháo bột yến mạch. 

Ngoài ra, có một số loại cần hạn chế như bánh mì trắng, bánh rán, bánh quy, bánh quế đông lạnh,... 

Chất béo lành mạnh

Không phải loại chất béo nào cũng có thể gây hại đến sức khỏe tim mạch. Sử dụng chất béo lành mạnh vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe, giúp giảm cholesterol và chống các cơn đau tim, đột quỵ.

Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hòa và chất béo không bão hòa đa, thường có trong dầu oliu, dầu canola, bơ, các loại hạt, hạt lanh,... Ngoài ra có thể bổ sung từ các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo như sữa, sữa chua, phô mai,... 

Nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mạch vành lượng chất béo lành mạnhNên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mạch vành lượng chất béo lành mạnh

Protein ít chất béo

Mắc bệnh tim mạch vành nên ăn gì luôn là vấn đề của nhiều người quan tâm. Có thể bổ sung protein ít chất béo dồi dào từ các loại thịt nạc, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, trứng,.... Các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích,... có thể làm giảm chất béo trong máu. 

Nguồn cung cấp protein ít béo khác có thể kể đến như hạt lanh, đậu nành, dầu hạt cải, các loại đậu,... Có thể lựa chọn sử dụng protein từ thực vật thay protein từ động vật để giảm lượng chất béo, cholesterol và tăng chất xơ. 

Các loại thực phẩm giúp lưu thông máu tốt hơn

Một số loại thực phẩm khác có thể giúp tối ưu lượng máu có thể kể đến như: Nước ép lựu, hành tây, củ cải đường, dưa hấu, trái cây họ cam quýt,... 

Trong các loại thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, cải thiện lưu lượng máu và huyết áp, giảm tình trạng viêm, xơ cứng động mạch,... Từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giúp tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước lựu ép giúp tối ưu lượng máu và giúp lưu thông máu tốt hơnNước lựu ép giúp tối ưu lượng máu và giúp lưu thông máu tốt hơn

Thực phẩm giúp giảm cholesterol

Cholesterol LDL là loại cholesterol gây tích tụ mảng bám trong động mạch dẫn của bệnh mạch vành, đau tim và đột quỵ. Một số loại thực phẩm có thể giảm cholesterol LDL hiệu quả như: Socola đen, bột cacao đen, bơ, rượu vang đỏ,... 

Trong các loại thực phẩm này chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, axit oleic, resveratrol,... chúng đều có khả năng giảm lượng cholesterol LDL hiệu quả.

Xem thêm:

Người bệnh mạch vành nên không ăn gì?

Người bệnh tim mạch vành nên ăn gì và không nên ăn gì luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy sau khi tìm hiểu những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người bệnh tim mạch vành, thì những loại thực phẩm nào người bệnh nên tránh?

Thức ăn chứa nhiều muối

Chế độ ăn chứa nhiều muối có thể tăng huyết áp - một trong những yếu tố chính gây ra bệnh mạch vành. Do đó, cần theo dõi sát sao mức độ muối trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày để hạn chế các biến chứng có thể gặp phải. Theo khuyến nghị của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) chỉ nên tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày. 

Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường có khả năng làm viêm khắp cơ thể. Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Chính vì vậy, khi làm căng mạch máu và tim sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh. 

Việc tiêu thụ đường quá mức sẽ làm tăng insulin, từ đó kích thích hệ thần kinh giao cảm, từ đó dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, đường có thể gây hại cho tim hơn cả chất béo bão hòa. 

Một số nghiên cứu khác cho thấy, chế độ ăn nhiều đường có thể tăng gấp 3 lần nguy cơ tử vong khi mắc các bệnh tim mạch. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như bánh ngọt, bánh quy, nước tăng lực, nước giải khát,... 

Thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến căng mạch máu và tim làm tăng nguy cơ mắc bệnhThực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến căng mạch máu và tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Chất béo bão hòa

Thường xuyên sử dụng chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Mức cholesterol LDL cao là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành. Chỉ nên bổ sung 5-6% lượng calo từ chất béo bão hòa trong một bữa ăn theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị. 

Chất béo chuyển hóa

Lượng chất béo chuyển hóa khiến lượng cholesterol LDL tăng và lượng cholesterol HDL giảm. Điều này có thể dẫn để sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bao gồm: Burger, Pizza, đồ chiên rán, phô mai, kem,... 

Thịt đã qua chế biến

Thịt qua chế biến và xử lý có thể chứa nhiều chất béo bão hòa. Ngay cả khi lượng chất béo ít thì hàm lượng natri vẫn cao trong những loại thực phẩm này. Việc ăn nhiều thịt chế biến có thể tăng nguy cơ mắc tim mạch vành, đột quỵ, suy tim,... 

Các loại thịt đã qua chế biến cũng không nên bổ sung trong bữa ăn của người mắc bệnh mạch vànhCác loại thịt đã qua chế biến cũng không nên bổ sung trong bữa ăn của người mắc bệnh mạch vành

Thực phẩm chiên rán

Bệnh tim mạch vành nên ăn gì và kiêng gì? Một trong những loại thực phẩm mà người bệnh không nên sử dụng là các loại thực phẩm chiên rán. Việc sử dụng lượng thực phẩm này thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao. Vì điều này khiến thúc đẩy sự tích tụ mảng bám trong động mạch, tăng khả năng suy tim, đột quỵ và bệnh động mạch vành. 

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi khẩu phần ăn bổ sung thực phẩm chiên được tiêu thụ hàng tuần làm tăng 12% nguy cơ suy tim, các biến cố tim mạch lớn 3% và bệnh mạch vành 2%. 

Những cách chế biến thực phẩm cho người bệnh tim mạch vành

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh tim mạch vành nên ăn gì, kiêng ăn gì thì cách chế biến thực phẩm cũng ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh. Chính vì vậy, nấu ăn đúng cách và áp dụng chúng để xây dựng những bữa ăn lành mạnh, hạn chế bệnh tim mạch vành. 

Chần thực phẩm

Là một phương pháp chế biến rau bổ dưỡng và nhanh chóng giúp giảm sự hao hụt về chất lượng và tối đa hóa hàm lượng dinh dưỡng chứa trong chúng. Cách chế biến này có thể áp dụng với các loại rau nếu muốn giữ sự giòn và gần như sống. Vì vậy, màu sắc và chất dinh dưỡng trong rau củ gần như được giữ lại hoàn toàn. 

Chần giúp loại bỏ và tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt rau quả, làm mềm, làm sáng màu và hạn chế sự hao hụt hàm lượng dinh dưỡng. 

Chần thực phẩm giúp giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng chứa trong chúngChần thực phẩm giúp giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng chứa trong chúng

Hấp và luộc thực phẩm

Các phương pháp chế biến bằng nhiệt ẩm như luộc và hấp là cách tốt nhất để chế biến thịt và những loại thực phẩm khác. Đối với rau, hấp sẽ giúp giữ lại các chất dinh dưỡng như caroten, phytochemical, vitamin B và C không hòa tan trong nước. 

Ăn tươi

Một số loại thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh nên được ăn tươi giúp tốt cho tim mạch như bơ nghiền với nước cốt chanh và muối, rau với oliu và nước cốt chanh hoặc giấm. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn rau tươi với chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ tốt những dưỡng chất từ thực vật. 

Ngoài ra, có thể sử dụng cà rốt, củ cải, su hào,... kết hợp với nước sốt từ sữa chua Hy Lạp, dầu oliu, muối, hạt tiêu đen và các loại thảo mộc như bạc hà, húng quế,... 

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều rau họ cải (cải bắp, súp lơ, cải brussels,...) ít gây vôi hóa động mạch chủ bụng hơn 46%. Có thể sử dụng các loại rau này để làm món salad giúp tốt cho sức khỏe và tăng hương vị cho bữa ăn. 

Có thể ăn tươi các loại rau củ với chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất dưỡng chất từ thực vậtCó thể ăn tươi các loại rau củ với chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất dưỡng chất từ thực vật

Bệnh tim mạch vành nên ăn gì, kiêng gì luôn là vấn đề mà người bệnh quan tâm. Bên cạnh thực hiện điều trị bệnh, thì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý có thể giảm thiểu các triệu chứng và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và phù hợp với tình trạng bệnh nhất. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã giải đáp những thắc mắc về bệnh tim mạch vành nên ăn gì và không nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh nên cần cân nhắc kỹ lưỡng những loại thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo điều trị thuận lợi. 

Nếu Quý khách quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch vành có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc cung cấp thông tin tại Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và đặt lịch với chuyên gia nhanh chóng nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
20

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám