Bị mắc vỏ tôm trong họng có sao không? Xử lý như thế nào?

Ngọc Anh

14-12-2024

goole news
16

Khi bị mắc vỏ tôm trong họng, người bệnh thường cảm thấy khó nuốt, đau rát ở vùng cổ. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như khó thở, sốt. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Bị mắc vỏ tôm trong họng có sao không?

Có. Người bệnh bị mắc vỏ tôm trong họng se có cảm giác hết sức khó chịu và đau đớn khi có dị vật lạ mắc lại dưới đáy lưỡi, rãnh lưỡi hoặc đôi khi sặc lên vòm họng. Nếu bị mắc tôm trong cổ họng nhẹ thì có thể khiến người bệnh hơi khó chịu, cảm giác khó nuốt nhưng có thể tự khạc, tự lấy ra được hay dị vật tự trôi xuống.

Trong các trường hợp nặng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, không thể ăn hay nói chuyện được. Nếu không lấy vỏ tôm ra ngay thì có thể gây biến chứng thành các vấn đề sức khoẻ như viêm thanh quản, phù nề vùng cổ, khó thở, nhiễm trùng máu,....Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Kích thước và vị trí của vỏ tôm: Nếu vỏ tôm quá nhỏ, có thể tự trôi xuống dạ dày. Tuy nhiên, nếu vỏ tôm lớn hoặc mắc vào vị trí hẹp, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Thời gian mắc kẹt: Nếu vỏ tôm mắc kẹt quá lâu, có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy hoặc thậm chí là trầy xước niêm mạc họng.

Vỏ tôm có những cạnh sắc nhọn, dễ cứa vào niêm mạc họng khiến người bệnh khó chịu

Vỏ tôm có những cạnh sắc nhọn, dễ cứa vào niêm mạc họng khiến người bệnh khó chịu

Nguyên nhân gây ra tình trạng mắc vỏ tôm trong họng có thể do:

  • Quá trình chế biến sót lại vỏ tôm
  • Nhai nuốt quá nhanh, ăn nhanh, ăn vôi hoặc nói chuyện, cười đùa nhiều khi ăn
  • Người ăn có hàm răng yếu, nhai không kỹ khiến vô tình nuốt phải xương hay thức ăn to, cứng
  • Người ăn bị tâm thần, không ý thức được khi cho đồ ăn vào miệng

Bạn nên tìm cách xử lý ngay khi phát hiện có các triệu chứng như sau:

  • Đối với trẻ em, bé đột nhiên khóc to, mặt đỏ hay tím tái. Có tiếng ho ói sắc sụa
  • Đối với người lớn: cảm thấy vướng họng, khó khăn khi nuốt. Mức độ cơn đau ngày càng tăng lên và nghiêm trọng

Bị mắc vỏ tôm trong họng phải làm gì?

Ngay khi phát hiện có các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động xử lý bằng cách đến ngay các Bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên:

  • Không ho quá mạnh có thể khiến vỏ tôm bị đẩy sâu vào hoặc làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Không cố gắng lấy vỏ tôm ra bằng tay hoặc các vật cứng: Vì vỏ tôm dễ làm trầy xước niêm mạc họng và đẩy vỏ tôm vào sâu hơn.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp làm mềm vỏ tôm và có thể giúp nó tự trôi xuống.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Tránh các thức ăn cứng, sắc nhọn có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Không sờ, ngoau, móc họng để lấy dị vật ra

Ngay khi phát hiện bản thân bị mắc dị vật trong họng, bạn nên uống nhiều nước

Ngay khi phát hiện bản thân bị mắc dị vật trong họng, bạn nên uống nhiều nước

Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và ssử dụng các dụng cụ chuyên dụng để quan sát vị trí của vỏ tôm và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Nếu dị vật khiến người bệnh khó chịu, kích thước to không thể tự trôi xuống khi uống nước hoặc nói chuyện thì các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để gắp nó ra. 

Trong trường hợp vỏ tôm ngắn, nhỏ và cứng nằm sâu bên trong, bác sĩ có thể sử dụng nội soi để quan sát và lấy nó ra. Trước khi thực hiện, các bác sĩ sẽ dùng Lidocain 10% xịt tại chỗ, gây tê cho vùng họng để người bệnh không bị nôn oẹ. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng móc đầu tì vén trụ amydale lên rồi sử dụng ống nội soi họng 70 độ để quan sát dị vật nằm ở đâu. 

Trên thực tế, vị trí của dị vật sẽ quyết định các thức bác sĩ lấy dị vật ra. Nếu dị vật nằm ở vị trí dễ lấy thì bác sĩ sẽ dùng kẹp khuỷ, Kelly để gắp ra. Nhưng nếu dị vật nằm ở các vị trí khó lấy hơn, bác sĩ sẽ gắp chúng ra bằng kẹp Kelly cong hoặc kềm Frankel.

Sau khi giải quyết xong các ca bệnh bị mắc vỏ tôm trong họng. các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để bớt đau và phòng tránh hiện tượng tràn khí và nhiễm trùng tại vùng cổ. 

Các bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình trạng cổ họng và xác định cách gắp dị vật phù hợp

Các bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình trạng cổ họng và xác định cách gắp dị vật phù hợp

Làm thế nào để phòng tránh mắc dị vật tại cổ họng?

Để không rơi vào tình huống bị mắc vỏ tôm trong họng, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Chế biến thức ăn cẩn thận, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ đồ ăn cho bé và người già
  • Ăn uống cẩn thận, từ từ nhất là khi có các món ăn có xương, động vật có vỏ
  • Không cười đùa, đùa giỡn khi ăn uống
  • Không đưa đồ chơi vào trong miệng (đối với trẻ em) 

Có thể nói, bị mắc vỏ tôm trong họng gây ra cảm giác khó chịu, đau rát và ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện. Mặc dù thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng việc bị mắc vỏ tôm trong họng có thể dẫn đến viêm nhiễm nếu không được xử lý kịp thời. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm hoi, dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở, đe doạ đến khả năng hô hấp của người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

495

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám