Bướu cổ: Nguyê nhân, dấu hiệu, đối tượng và cách chẩn đoán

Doan Nguyen

27-07-2023

goole news
16

Bướu cổ là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Triệu chứng điển hình của căn bệnh là vùng cổ người mắc bị lồi lên trông thấy rõ do sự ảnh hưởng của kích thước tuyến giáp.

Tổng quan về bệnh bướu cổ

Bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết bướu cổ là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp với biểu hiện điển hình là xuất hiện khối lồi lên tại vùng cổ do tuyến giáp bị tăng kích thước. Hiện nay bướu cổ được chia thành 3 nhóm là: Bướu cổ lành tính, ung thư, rối loạn chức năng nội tiết của tuyến giáp. Trong số đó bướu cổ lành tính là tình trạng hay gặp nhất hiện nay với khoảng hơn 80% trường hợp. 

Bướu cổ là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp với biểu hiện điển hình là xuất hiện khối lồi lên tại vùng cổ

Biếu cổ là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp với biểu hiện điển hình là xuất hiện khối lồi lên tại vùng cổ

Bướu cổ lành tính là trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước nhưng không ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động. Vì thế những đối tượng mắc loại bướu cổ này thường không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy vậy khi bướu quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc nuốt, làm khó thở và ảnh hưởng tới thẩm mỹ khi lồi ra phía trước. Phương pháp điều trị là có thể thực hiện phẫu thuật cắt bướu. 

Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ

Bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới căn bệnh bướu cổ là do cơ thể bị thiếu hụt lượng i-ốt nhất định. Tuy nhiên việc điều trị không phải cứ bổ sung thêm i-ốt là có thể điều trị khỏi. Lý do được đưa ra là bởi các tác nhân gây bệnh lý còn liên quan tới hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác. 

Tuyến giáp thông thường sẽ thực hiện hấp thụ i-ốt thông qua quá trình ăn uống. Khi không nhận được đầy đủ lượng i-ốt từ thì tuyến giáp sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp. Điều này dẫn tới việc tuyến giáp phồng to kích thước, tạo ra tình trạng bướu cổ mà bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường. 

 Một số nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng bướu cổ được thống kê sau đây:

  • Sử dụng thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc thấp khớp, muối lithi trong chuyên khoa tâm thần. 
  • Ăn quá nhiều các nhóm thực phẩm bao gồm: Măng, rau họ cải, khoai mì làm chức năng tổng hợp hormone bị ức chế. 
  • Mắc chứng rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh hoặc tiền sử gia đình có người bị rối loạn tuyến giáp. 

Bên cạnh các nguyên nhân nói trên, người bệnh có thể bị bướu cổ do nghiện thuốc lá, viêm giáp hoặc thay đổi nội tiết tố nữ,...

Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ

Nhận biết sớm các dấu hiệu của căn bệnh bướu cổ sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên điều khó căn là giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng khiến bệnh nhân dễ dàng bỏ qua. 

Bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết bệnh lý bướu cổ biểu hiện rõ ràng nhất là việc tuyến giáp phình to với kích thước lớn. Trường hợp tình trạng nhẹ hơn việc quan sát sẽ khó khăn hơn do phải sờ nắn mới có thể thấy. Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu cảnh báo căn bệnh để bạn đọc tham khảo:

  • Khi nuốt nước bọt hoặc đồ ăn họng của bệnh nhân bướu cổ sẽ cảm thấy khó chịu, giống như đang vướng một vật gì đó, rất khó nuốt. 
  • Bệnh nhân cảm thấy khó thở khi nằm. 
  • Thường xuyên có cảm giác hồi hộp, một số người có thể xuất hiện những cơn đau tim thoáng qua. 
  • Cân nặng giảm bất thường, có thể đổ mồ hôi thường xuyên và xuất hiện các dấu hiệu thừa hormone. 
  • Căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm, hay bị lạnh và tiêu hóa kém hơn khi thường bị táo bón. 

Ngoài ra, khi bệnh nhân ở giai đoạn nặng, bướu cổ phát triển với kích thước lớn hơn thì việc nhận biết sẽ rõ ràng, trực quan hơn bằng mắt thường. Tuy vậy một số trường hợp đặc biệt mà người bệnh cần hết sức chú ý. 

  • Bướu cổ ở trong lồng ngực sau xương ức: Tình trạng này còn được gọi với tên gọi khác là bướu giáp chìm. Người bệnh thường xuyên gặp khó khăn trong việc thở và nuốt. 
  • Bướu cổ nhưng lại ở dưới lưỡi: Trường hợp này chỉ xuất hiện ở phụ nữ khiến người mắc khó nuốt và nhai, ảnh hưởng rất nhiều tới việc nói chuyện của người mắc. 

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ?

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ là thắc mắc các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thường xuyên nhận được. Dưới đây là tổng hợp những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. 

  • Đối tượng không sử dụng thường xuyên nhóm thực phẩm chứa nhiều i-ốt. Trường hợp này thường gặp ở các khu vực miền núi, nơi điều kiện sinh hoạt còn khó khăn và trình độ dân trí thấp.
  • Đối tượng có nhu cầu hormone tuyến giáp cao bao gồm: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hoặc trẻ em trong độ tuổi dậy thì. 
  • Người đang mắc các bệnh mạn tính như: Suy thận mạn, tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng,... gây ảnh hưởng tới sự hấp thu, đào thải i-ốt.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp bao gồm: U tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn. 
  • Gia đình đã có người mắc bệnh lý về tuyến giáp, bướu cổ. 

Biến chứng của bệnh

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không, biến chứng của bệnh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của người mắc. Đây là một trong số rất nhiều những thắc mắc của người không may bị bệnh. Có một thực tế là đa số người phát hiện mình mắc bệnh bướu cổ khi đã diễn tiến ở giai đoạn sau. 

Thông thường nếu bướu giáp nhỏ, không gây đau, khó chịu và không ảnh hưởng tới thẩm mỹ thì bệnh nhân rất ít quan tâm. Chỉ khi bướu giáp có kích thước lớn khiến người mắc khó thở, khó nuốt kèm theo khàn tiếng, ho thì mới đi thăm khám và điều trị. Khi ấy việc chữa bệnh trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. 

Nhiều trường hợp phải phẫu thuật, một phương pháp dung nạp khá tốt, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp. Tuy vậy vẫn tồn tại một số nguy cơ, trong đó bao gồm: Nhiễm trùng, chảy máu hoặc một số vấn đề liên quan tới sức khỏe sau này của người bệnh như vấn để về tim mạch, hô hấp. 

Biện pháp chẩn đoán căn bệnh

Bệnh lý bướu cổ được chẩn đoán lâm sàng thông qua biểu hiện khối lồi ở cổ, tương ứng vị trí của tuyến giáp. Để chẩn đoán chính xác có mắc bệnh hay không cần thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu: Mục đích là phát hiện sự thay đổi của hormone tuyến giáp. 
  • Siêu âm tuyến giáp: Mục đích xác định chính xác sự thay đổi về cấu trúc và hình dạng của tuyến giáp.
  • Xét nghiệm giải phẫu bệnh: Mục đích xác định bướu lành tính hay ung tính. Mẫu sẽ được lấy từ tuyến giáp thông qua việc chọc hút kim hoặc sinh thiết tuyến giáp. 
  • Xạ hình tuyến giáp: Đây là phương pháp xét nghiệm mới, hiện đại cho hình ảnh chất lượng, cho phép đánh giá chức năng của bướu cổ một cách toàn diện nhất, ngoài ra cũng cho phép pháp hiện ung thư ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm không xâm lấn, không đau, không tác động tới tuyến giáp của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bệnh lý bướu cổ

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lý bướu cổ. Chọn lựa phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của người bệnh. Tuy vậy phổ biến và hiệu quả nhất là 3 phương pháp chính sau đây:

  • Sử dụng thuốc: Biện pháp điều trị nội khoa nhằm đưa hormone tuyến giáp trở lại trạng thái bình thường. Đây là giải pháp áp dụng để trị chứng bướu cổ do rối loạn chức năng tuyến giáp. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện tái khám kiểm tra lượng hormone thường xuyên nhằm kiểm tra hiệu quả dùng thuốc.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Phương pháp được chỉ định nhằm điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc tình trạng cụ thể bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp độc hoặc cắt bỏ toàn bộ nhân độc. 
  • Xạ trị tuyến giáp: Phương pháp sẽ sử dụng i-ốt phóng xạ nhằm làm giảm kích thước của tuyến giáp. Giải pháp hiện đại được đánh giá cho hiệu quả điều trị tốt tuy nhiên mức chi phí lại khá cao.

Bệnh bướu cổ hầu hết lành tính, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao. Vì thế nếu như nhận thấy các biểu hiện bất thường thì nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. 

Biện pháp phòng ngừa căn bệnh bướu cổ 

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý bướu cổ bạn cần thực hiện các biện pháp trong sinh hoạt và ăn uống như sau:

  • Bổ sung nguyên tố vi lượng, đặc biệt là i-ốt: Nguyên nhân chính gây bệnh bướu cổ là do thiếu i-ốt. Vì thế bạn cần lưu ý bổ xung thêm i-ốt thông qua các món ăn thường ngày như: Sữa, muối, bánh mì,... Trường hợp nghi ngờ tuyến giáp hoạt động kém có thể tham khảo tư vấn bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và selen. 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm ảnh hưởng tới tuyến giáp: Nhiều loại rau thuộc họ cải bao gồm: Cải xoăn, bắp cải, súp lơ, cải xoong cung cấp khá nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên nếu sử dụng với lượng quá nhiều và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới tuyến giáp. Vì thế nên có thực đơn khoa học, chế biến đúng cách với nhóm thực phẩm này.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại: Việc tiếp xúc lâu dài với các chất như perfluorinated có trong áo mưa hay thảm sàn có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, trong đó có bướu cổ. Mặc dù không thể tránh được việc tiếp xúc với các món đồ nói trên, tuy nhiên bạn cần hạn chế tối đa để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh bướu cổ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến căn bệnh bướu cổ. Lắng nghe cơ thể mình để phát hiện sớm nhất biểu hiện và thực hiện thăm khám, điều trị kịp thời là cách để ngăn ngừa những biến chứng căn bệnh gây ra. 

3,033

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám