Đau họng là một trong các triệu chứng phổ biến nhất về bất thường tình trạng sức khoẻ tai mũi họng, chủ yếu là do viêm họng, viêm amidan hay viêm VA. Đây không phải là bệnh lý và mỗi người bệnh khác nhau sẽ mắc phải các kiểu đau họng khác nhau, báo hiệu những vấn đề khác nhau về mặt sức khoẻ. Chi tiết mời bạn theo dõi bài viết của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông dưới đây!
Các kiểu đau họng thường gặp
Như đã nhắc đến ở trên, lâm sàng chia thành nhiều loại đau họng. Các kiểu đay họng phổ biến bao gồm:
- Đau rát cổ họng
- Đau rát khu trú một vị trí
- Đau họng không ho hoặc kèm ho
- Đau họng kèm đau đầu
- Đau họng kèm sốt
- Đau họng kèm sốt
- Đau họng kèm khàn tiếng
- Đau họng kèm vướng đờm
Có rất nhiều kiểu đau họng khác nhau
Ngoài ra, các kiểu đau họng dưới đây được xếp vào nhóm phổ biến nhất. Đây là dấu hiệu của bệnh lý viêm hay nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Thông thường các bệnh lý này không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị….
- Đau rát cổ họng
- Đau họng ho khan
- Đau họng sốt
- Đau họng khàn tiếng
- Đau họng có đờm…
Lưu ý rằng, đau họng không kèm đau đầu ít gặp hơn, thường là biểu hiện của các các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tuyến giáp, bệnh K, khối u vùng đầu cổ, ung thư hạch,... Bên cạnh đó, đau họng có thể chia thành các loại như sau:
- Đau họng cấp tính: Thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi.
- Đau họng mãn tính: Kéo dài hơn 2 tuần, có thể do viêm mũi họng mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng hoặc hút thuốc.
- Đau họng do kích ứng: Gây ra bởi không khí khô, khói thuốc, hóa chất, hoặc các chất kích thích khác.
Dựa vào thời gian bệnh lý kéo dài người ta có thể chia ra thành nhiều kiểu đau họng khác nhau
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau họng chia thành nhóm các nhân tố viêm nhiễm và bệnh lý.
Đối với nhóm nhân tố viêm nhiễm, đau họng có thể là biểu hiện của
- Cảm cúm
- Vi khuẩn
- Dị ứng
- Thời tiết
- Khói thuốc và hoá chất
- Nhiễm lạnh
- Chấn thương
Nhóm bệnh lý bao gồm
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Lao phổi
- Bệnh tuyến giáp
- Ung thư vòm họng
- Ung thư đầu cổ
Bạn nên đi khám để nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng
Các triệu chứng viêm họng
Tuỳ vào tính chất của các kiểu đau họng mà biểu hiện của chúng có thể khác nhau
- Cảm cúm: Đau họng kèm ho, sốt, cổ có đờm, hôi miệng, sổ mũi, nghẹt mũi, sưng đỏ và chảy nước mắt
- Vi khuẩn: Đau họng kèn sốt, hạch cổ, amidan có mủ,...
- Lao phổi: Đau họng kèm ho nhiều, đau họng có lẫn máu
- Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch dạ dày bị trào lên cổ họng, axit dạ dày làm cho niêm mạc họng bị kích ứng gây nóng, rát
- Ung thư vòm họng: Đau họng kèm nổi hạch cổ, thể trạng mệt mỏi, sụt cân, giọng nói thay đổi, khạc ra máu
- Bệnh tuyến giáp: Đau họng có thê kèm cổ to, nuốt vướng, nuốt khó
Các phương pháp chẩn đoán tình trạng đau họng
Có một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân của đau họng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám họng, kiểm tra các hạch lymphô và hỏi về các triệu chứng.
- Xét nghiệm máu: Để xác định nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là nhiễm khuẩn.
- Xét nghiệm cấy họng: Lấy mẫu dịch họng để nuôi cấy và xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
- Nội soi mũi họng: Để quan sát trực tiếp niêm mạc mũi họng và phát hiện các bất thường.
- Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, các xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực hoặc CT scan có thể được yêu cầu để loại trừ các tình trạng khác.
Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Làm thể nào để phòng ngừa triệu chứng đau họng
Có rất nhiều cách để phòng ngừa các kiểu viêm họng có thể kể đến như:
- Tiêm phòng cúm: Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm virus cúm, một nguyên nhân phổ biến của đau họng.
- Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc làm tăng nguy cơ viêm họng.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là ở nơi đông người: Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus và vi khuẩn.
- Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng: Quan hệ tình dục bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, một loại virus gây ung thư vòm họng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch và giảm viêm họng.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn chua, cay, nóng: Các loại thức ăn này có thể kích ứng niêm mạc họng, dẫn đến ho và viêm.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ và nội soi mũi họng định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường ở họng.
- Ăn uống khoa học và điều độ: Tránh ăn quá no hoặc quá đói. Không nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh trào ngược dạ dày, một yếu tố gây đau họng.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày: Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hãy chủ động đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi cac tác nhân gây bệnh
Điều trị các kiểu đau họng khác nhau
Tuỳ vào nguyên nhân bệnh lý, các bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý theo các phương pháp phù hợp. Đối với đau họng do viêm nhiễm: cảm cúm, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện cắt amidan và nạo VA.
Còn đối với đau họng do ung thư vòm họng bạn sẽ được điều trị theo phác đồ cá nhân hoá.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm ấm, uống nước chanh và mật ong, uống siro, giữ vệ sinh họng miệng,... chỉ mang tính chất hỗ trợ.
Có thể nói, đau họng là một triệu chứng phổ biến có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ngoài đau họng cấp tính thường gặp do cảm cúm, các kiểu đau họng còn có thể xuất hiện dưới dạng biểu hiện mãn tính, liên quan đến các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như khói bụi, hóa chất cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến đau họng.