Cho con bú là một sợi dây kết nối bền chặt giữa mẹ và bé. Có mẹ nào lại không đau lòng khi đã lấy đi thứ mà bé yêu quý nhất. Hơn thế nữa, bé khóc lóc khi không bị cai sữa đột ngột sẽ khiến nhiều mẹ mềm lòng mà bỏ cuộc. Vậy thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chị em cách cai sữa cho bé hiệu quả và an toàn nhất.
Khi nào mẹ nên cai sữa cho con?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho con bú tới 2 tuổi hoặc lâu hơn nếu có thể. Lý do là trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển đầu đời của bé. Trẻ được bú mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn, ít bị cảm lạnh, hen suyễn.
Mẹ nên cai sữa cho bé khi con được ít nhất 1 tuổi.
Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để mẹ cai sữa cho bé, chẳng hạn mẹ chuẩn bị đi làm, mẹ không thể vắt được sữa, hay mẹ không còn tiết ra sữa… Các chuyên gia cho rằng, nếu có thể, mẹ nên cai sữa khi con được ít nhất 1 tuổi. Đồng thời, chúng ta hãy trang bị kiến thức thật tốt để chuẩn bị cai sữa cho bé. Hãy lựa chọn các thức phù hợp nhất với cả 2 mẹ con để bé không bị bỡ ngỡ.
Cai sữa trẻ chỉ huy và cai sữa mẹ chỉ đạo
Có hai cách cai sữa cho bé: cai sữa do con và cai sữa do mẹ chỉ huy. Cai sữa do con là khi bé có những dấu hiệu từ chối bú mẹ, chẳng hạn như khi mẹ cho bé bú, bé đẩy ti mẹ ra. Cách thứ 2 là cai sữa do mẹ, nghĩa là khi mẹ đã quyết định sẵn sàng ngừng cho con bú (nguồn sữa cạn kiệt, chuẩn bị đi làm, hay mẹ mang thai…).
Cách cai sữa cho bé đơn giản và hiệu quả
Có rất nhiều cách khác nhau, nhưng cách tốt nhất là mẹ hãy cai sữa cho bé từ từ, để bé làm quen dần. Hãy thử với các cách sau đây:
Trì hoãn việc cho bú
Đây là một chiến thuật đơn giản nhưng hiệu quả: Chỉ cần kéo dài thời gian giữa các lần cho bú thêm 30 phút mỗi lần. Nếu trong thời gian đó con bị đói, mẹ hãy cho con uống sữa công thức (nếu bé dưới 1 tuổi) hoặc thức ăn đặc/sữa công thức (nếu con trên 1 tuổi).
Rút ngắn các lần cho bú
Đối với phương pháp này, bạn sẽ rút ngắn thời gian mỗi lần cho con bú. Với sự thay đổi từ từ này, bé sẽ không cảm thấy hụt hẫng với kế hoạch cai ti của mẹ. Nếu bé đói và quấy khóc, bạn có thể bổ sung sữa công thức hoặc sữa mẹ vắt ra bình. Nếu bé trên một tuổi, bạn có thể cho bé bú ăn thêm các thức ăn đặc hoặc sữa nguyên kem.
Giảm bớt số cữ bú của bé
Để tránh gây sốc và khó chịu cho bé, mẹ hãy giảm bớt số cữ bú mẹ và thay thế bằng bú bình để bé làm quen dần với việc cai sữa. Đây là một trong những cách cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả.
Thay cữ bú của bé bằng một bữa ăn bé yêu thích cũng là một cách cai sữa cho bé từ từ.
Một số mẹo cai sữa cho bé
Bên cạnh các cách cai sữa cho bé nêu trên, mẹ hãy áp dụng thêm một số mẹo sau đây, có thể sẽ khiến bé tự bỏ đi mẹ:
- Dùng son/nghệ/ nhọ nồi bôi vào đầu ti: Cách cai sữa cho bé này chỉ áp dụng với bé đã nhận diện được màu sắc. Khi bé nhìn thấy núm ti yêu thích hàng ngày của mình trở nên khác lạ, bé sẽ không đòi ti.
- Bên cạnh việc bôi những thứ có màu sắc lạ vào đầu ti, mẹ cũng có thể tham khảo cách dán băng dính đen vào ti. Khi đó, bé sẽ không nhìn thấy đầu ti để bú nên sẽ từ bỏ ý định.
- Bôi thuốc đắng Cloxit vào đầu ti: Mẹ đừng lo về sự an toàn nếu lỡ may bé vẫn bú phải, vì loại thuốc này rất an toàn với bé. Để thực hiện, chị em cần nghiền nát với nước, sau đó bôi vào ti. Khi con ngậm vào sẽ thấy đắng và không bú nữa. Nhiều bé có thể sẽ phản ứng bằng cách quấy khóc, nhưng mẹ cần kiên trì, và thay thế cho con bằng 1 bình sữa công thức.
- Gửi bé cho bố hoặc ông bà vài ngày: Để cai sữa cho bé hiệu quả, mẹ có thể tránh con vài ngày để con quen với việc không bú mẹ. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến cả 2 mẹ con cùng buồn bã và nhớ, nên khá khó để thực hiện.
- Bôi dầu gió lên bầu ngực: Khi bé bú ti sẽ cảm nhận được mùi cay và hắc của dầu gió, từ đó sợ không dám ti mẹ nữa.
- Cho bé ngậm ti giả: Điều này rất có lợi nếu mẹ đã từng cho bé ngậm ti giả từ nhỏ. Khi mẹ muốn cai sữa cho bé, việc ngậm ti giả sẽ khiến con đỡ nhớ ti mẹ hơn. Tuy nhiên, mẹ cần phải tập cho con từ lúc nhỏ mới có hiệu quả.
Mẹ nên làm gì nếu con khó cai sữa?
Mẹ không nên cai sữa cho bé khi bé đang bị ốm, hoặc thời tiết giao mùa.
Cai sữa cũng giống như việc ăn dặm và rất nhiều thứ khác trong cuộc đời bé, thời điểm là quan trọng nhất. Mẹ đừng nên cai sữa khi con bị ốm. Nếu con khó hợp tác và không được khỏe, mẹ có thể “nhân nhượng” với bé thêm một chút. Ngược lại, nếu bé đã không còn ốm, hãy tiếp tục thực hiện kế hoạch. Nếu mẹ và bé vẫn gặp khó khăn thì hãy cố gắng thực hiện dần dần.
Điều gì xảy ra với bầu ngực sau khi cai sữa?
Nhiều chị em lo lắng rằng sau khi cai sữa, bầu ngực sẽ căng cứng, đau đớn, và phải vắt sữa. Thực tế là khi bạn cai sữa, lượng sữa mà cơ thể tạo ra sẽ giảm đi. Cơ thể chúng ta phản ứng và nhờ vào chu kỳ hormone, do đó, khi bé không bú nữa, cơ thể sẽ dừng tiết sữa. Nếu mẹ bị căng tức bầu ngực sau khi cai sữa, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc.
Bệnh trầm cảm sau cai sữa có thật không?
Nhiều phụ nữ trải qua cảm giác buồn bã khi họ ngừng cho con bú — điều mà nhiều người mô tả là “chứng trầm cảm sau cai sữa”. Điều này rất thực tế, đặc biệt là đối với những bà mẹ phải ngừng cho con bú sớm hơn mức họ muốn vì một lý do nào đó (chẳng hạn phải đi làm xa con, mang thai). Người mẹ thường có cảm giác tội lỗi, thương con, và nhớ cảm giác được cho con bú. Thêm vào đó, rất nhiều hormone có liên quan đến việc sản xuất sữa và sự thay đổi trong những hormone đó có thể ảnh hưởng đến phụ nữ theo những cách khác nhau, bao gồm cả trầm cảm. Chị em nên chuẩn bị sẵn tâm lý này, và hãy chia sẻ cho người khác biết và giúp đỡ.
Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ cho chị em cách cai sữa cho bé. Chúc mẹ và bé sẽ có công cuộc cai ti nhẹ nhàng và thành công.