Cho bé sơ sinh bú bình thế nào mới đúng cách? Chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến không ít bố mẹ cảm thấy lúng túng. Bởi khi mới chào đời, cơ thể còn non nớt, việc cho bé bú bình, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng sặc sữa nguy hiểm.
Tình trạng sặc sữa nguy hiểm như thế nào?
Đối với các bố mẹ đang nuôi con nhỏ mà nói, việc nhìn thấy bé đang bú mà sữa trào ngược lên mũi, bé sặc sụa, khó thở, tím tái,... là điều vô cùng đáng sợ. Tình trạng sặc sữa ở dạng nhẹ sẽ khiến bé khó chịu, sợ bú bình; nếu nặng có thể dẫn đến ngưng thở khiến trẻ tử vong.
Một vài dấu hiệu nhận biết sặc sữa ở trẻ sơ sinh gồm:
- Trẻ đang bú hoặc vừa bú xong đang nằm thì đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, lịm đi.
- Trẻ bỗng dưng khóc thét lên (vừa ăn xong).
- Thấy ở mũi, miệng trẻ, sữa trào ra.
- Trẻ có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
- Nặng nhất là dấu hiệu ngưng thở.
Bố mẹ cần chú ý sát sao để kịp thời xử trí nếu chẳng may bị sặc sữa nhé.
Cách cho bé sơ sinh bú bình không bị sặc sữa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa ở bé bú bình nhưng nguyên nhân chủ yếu do người chăm sóc cho bé bú chưa đúng cách, sai tư thế. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo cách cho bé sơ sinh bú bình và lưu ý dưới đây:
Cho bé sơ sinh bú đúng tư thế
Để hạn chế hiện tượng sặc sữa, điều đầu tiên cần đảm bảo là cho bé bú đúng tư thế. Đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần cơ thể từ cổ xuống. Tư thế này sẽ giúp sữa chảy đều đặn dễ dàng xuống đường tiêu hóa, tránh bị trào ngược.
Đây là tư thế bú bình đúng thường được áp dụng với trẻ sơ sinh.
Sau khi bé bú xong, bố mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng, ngực của bé áp vào một bên ngực của mình, mặt kề lên hõm vai rồi khum bàn tay nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé đến khi bé ợ hơi. Bố mẹ cũng đừng đùa giỡn, không rung lắc, đung đưa bé quá nhiều.
Cho bé bú bình theo nhịp
Đây là một những cách giúp hạn chế sặc sữa khi cho bé sơ sinh bú bình mà các phụ huynh cần lưu ý. Cụ thể là, kéo dài thời gian bú giống trường hợp trẻ bú mẹ, chừng khoảng 20 phút. Suốt quá trình bú, bé sẽ được đặt ngồi thay vì bế nằm ngang trên này và bình sữa được đặt ở vị trí nằm ngang song song với mặt đất thay vì nằm nghiêng giúp bé kiểm soát dòng sữa tốt hơn. Xen kẽ là khoảng thời gian nghỉ để bé không bị ngán sữa. Các bước tuần tự như sau:
- Bước 1: Để bé ngồi thẳng lưng trong lòng, dùng tay trái đỡ đầu bé.
- Bước 2: Tay phải giữ bình sữa theo chiều ngang, đặt núm vú của bình vào miệng trẻ, cọ nhẹ để kích thích trẻ mở miệng.
- Bước 3: Trượt nhẹ núm vú vào miệng bé để bé bắt đầu bú, tiếp tục giữ bình nằm ngang ko để bình đứng theo chiều dọc.
- Bước 4: Khi bé muốn tạm dừng hãy từ từ hướng bình xuống dưới để núm vú chạm vào môi dưới ngăn sữa chảy vào miệng. Sau đó, làm như bước 2 nếu bé muốn bú tiếp.
Vỗ ợ hơi sau khi bé bú bình là điều cần thiết giúp hạn chế tình trạng nôn trớ, sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
Luôn giữ bình sữa khi bé bú và theo dõi sát sao
Có không ít bố mẹ có thói quen đặt bé trong nôi cho bé bú bình rồi dùng chăn hoặc các vật dụng khác kê bình sữa khi bé bú. Chỉ cần lơ là chút rất dễ khiến bé sặc sữa, gặp nguy hiểm. Bởi vậy, khi cho bé sơ sinh bú bình, phụ huynh cần chú ý giữ bình sữa cho bé bú, dù bé bắt đầu biết tự cầm bình sữa thì bố mẹ vẫn phải chủ động, quan sát chắc chắn bé đang bú tốt.
Chọn loại sữa phù hợp và cho bé bú lượng vừa đủ
Tưởng không liên quan nhưng loại sữa và lượng sữa bé bú cũng ảnh hưởng tới quá trình bú bình của trẻ. Bố mẹ nên chọn dòng sữa bột có hương vị tự nhiên gần giống với sữa mẹ, ví dụ như sữa Morinaga Hagukumi - xếp hàng đầu Nhật Bản bởi hợp khẩu vị của trẻ sơ sinh và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, bố mẹ cho con uống lượng vừa đủ, không cố gắng pha thêm sữa để bé uống nhiều hơn. Bởi khi bé không thích hoặc bị ép đều có thể dẫn đến bị sặc, hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
Với hương vị tự nhiên giống sữa mẹ và dễ tiêu hóa, sữa Moriniaga Hagukumi được nhiều phụ huynh tin chọn.