Cách khắc phục rạn da khi mang thai hiệu quả

Đào Thị Huyền

22-03-2021

goole news
16

Rạn da khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng do chúng có để lại sẹo gây mất thẩm mỹ sau khi sinh con. Vì thế chị em luôn cố gắng tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng này. Bài viết sau Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp thêm những thông tin bổ ích để các mẹ bầu tham khảo. 

Rạn da khi mang thai xuất hiện vào thời điểm nào?

Mang thai, được thực hiện thiên chức làm mẹ là hành trình hạnh phúc của nhiều chị em. Hành trình mang đến nhiều cảm xúc từ lo lắng, hồi hộp cho tới những giây phút được sống trong tiếng cười và niềm hạnh phúc. 

Tuy nhiên bên cạnh những cảm xúc ngọt ngào ấy mẹ bầu cũng phải đổi mặt với nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của bản thân. Trong đó rạn bụng khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Vấn đề không chỉ gây mất thẩm mỹ mà đôi khi còn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ bầu.

Rạn da khi mang thai là hiện tượng diễn ra khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng

Rạn da khi mang thai là hiện tượng diễn ra khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Rạn da bụng khi mang thai là hiện tượng xuất hiện khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, vượt qua mức co giãn của da. Các vị trí thường bị rạn da khi mang bầu là ở vùng bụng, mông, đùi, ngực hoặc thậm chí có thể là vùng bắp chân. 

Bác sĩ Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Các vết rạn có màu tím, trắng, đỏ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường vết rạn da khi mang thai sẽ chuyển sang màu đen, xám hoặc đỏ sau khi sinh. Vết rạn da khi mang thai không xuất hiện với thời gian cố định nào trên mẹ bầu mà có thể đến sớm hoặc muộn tùy theo cơ địa của mỗi người. 

Theo thống kê có khoảng 90% mẹ bầu xuất hiện tình trạng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Các vết rạn có thể lớn dần theo tuổi thai hoặc cân nặng của mẹ bầu.

Nguyên nhân rạn da khi mang thai?

Tìm hiểu nguyên nhân gây rạn da khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu dễ tìm ra phương án khắc phục và hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sau này. Bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới các vết rạn da ở mẹ bầu. Trong đó có thể kể tới yếu tố di truyền, thừa cân hay tăng can nhanh, thai nhi quá lớn, do thiếu dưỡng chất hoặc lười tập thể dục, cụ thể như sau:

  • Rạn da mang thai do di truyền: Trong gia đình bạn có chị gái hoặc mẹ đã từng bị rạn da trong quá trình mang thai thì rất có khả năng bạn sẽ gặp phải tình trạng này. 
  • Mang thai ở tuổi quá cao hoặc quá thấp: Một số người mang thai khi trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi thì nguy cơ rạn da sẽ cao hơn. Lý do là bởi ở các thời điểm này các vùng da có thể chưa hoàn thiện hoặc bị lão hóa dần.
  • Bị rạn da khi mang thai do thừa cân hoặc tăng cân: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh là một trong những nguyên nhân khiến làn da mỏng hơn và dễ dàng gây ra tình trạng rạn da. 
  • Lười tập luyện: Lười tập thể dục cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng rạn da khi mang thai.
  • Do cơ địa: Tùy vào cơ địa của mỗi người mà các vết rạn da mang màu đỏ hay trắng. Một số trường hợp bị béo phì, cân nặng tăng nhưng khi mang thai không bị rạn, trong khi một số người gầy nhưng vẫn có thể xuất hiện các vết rạn như bình thường. 
  • Người đã từng bị rạn da trong độ tuổi dậy thì: Người xuất hiện các vết rạn da trong tuổi dậy thì do sự thay đổi của hormone sinh dục thì khả năng cao khi mang thai cũng sẽ lặp lại tình trạng này. 

Cân nặng của thai nhi lớn là một trong những yếu tố gây rạn da khi mang thai

Cân nặng của thai nhi lớn là một trong những yếu tố gây rạn da khi mang thai

  • Cân nặng thai nhi lớn: Khi cân nặng của thai nhi càng lớn thì vùng da bụng sẽ bị kéo giãn càng nhiều và nguy cơ xuất hiện các vết rạn da khi mang thai sẽ cao hơn. 
  • Tình trạng thiếu dưỡng chất ở da: Bụng rạn khi mang thai có thể do da thiếu dưỡng chất. Thậm chí nếu như không được chăm sóc thường xuyên làn da của bạn sẽ nhanh chóng bị lão hóa, ít có tính đàn hồi đồng thời độ co giãn sẽ kém. 

“Nhận diện” rạn da trên cơ thể mẹ bầu

Dấu hiệu rạn da khi mang thai sẽ không giống nhau ở mỗi mẹ bầu. Chị em cần lưu ý để có thể phát hiện sớm nhất tình trạng này và có phương pháp xử trí sớm, kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. 

  • Về hình dáng và kích thước: Khi mới hình thành, vết rạn sẽ có độ dài khoảng từ 5 tới 10 cm. Khi mẹ bầu tăng cân theo các tháng của thai kỳ, vết rạn sẽ xuất hiện nhiều và to hơn. 
  • Về màu sắc: Các vết rạn da khi mang thai sẽ có màu sắc khác nhau tương ứng với cơ địa của từng mẹ bầu. Thông thường phụ nữ có da trắng, vết rạn sẽ có màu hồng nhạt. Với mẹ bầu có làn da ngăm thì vết rạn có thể màu sáng hơn, dễ dàng để nhận biết. 

Các vết rạn xuất hiện nhiều và tăng lên khi mẹ bầu tăng cân theo các tháng của thai kỳ

Các vết rạn xuất hiện nhiều và tăng lên khi mẹ bầu tăng cân theo các tháng của thai kỳ

Ngoài ra một dấu hiệu bị rạn da khi mang thai các chị em cần lưu ý đó là chúng không gây đau nhưng có thể bị sẩn ngứa do tình trạng kéo căng. Sau khi sinh con các mạch máu co lại vết rạn sẽ có màu đỏ, hồng rồi chuyển sang màu trắng. Với các mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi các vết rạn sẽ có màu nhạt hơn.

Mách mẹ cách khắc phục rạn da khi mang thai hiệu quả

Rạn bụng khi mang thai không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra hậu quả lâu dài sau đó. Các vết rạn có thể gây ngứa, thậm chí không bao giờ biến mất. Vì thế phòng ngừa ngay từ khi các vết rạn chưa xuất hiện chính là giải pháp khắc phục, giúp bảo vệ da mẹ một cách tối ưu nhất. 

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tư vấn 9 cách phòng ngừa tình trạng rạn da khi mang thai cho hiệu quả cao như sau.

Bổ sung dưỡng chất cho da

Việc chăm sóc da là hết sức cần thiết bởi chúng sẽ giúp da mẹ bầu chắc khỏe và tăng tính đàn hồi. Điều này sẽ hạn chế được các nguy cơ dẫn tới tình trạng rạn da ngực khi mang thai nói riêng và rạn da nói chung. 

Mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất cho da từ các vitamin E có trong thực phẩm sử dụng hàng ngày

Mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất cho da từ các vitamin E có trong thực phẩm sử dụng hàng ngày

Theo đó chị em nên bổ sung một số thực phẩm có thể hỗ trợ tốt cho da như việt quất, dâu tây, các loại thực phẩm giàu vitamin E và Omega,... Mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng da hàng ngày. Hãy chú ý tới thành phần và công dụng của sản phẩm và không nhất thiết cứ phải lựa chọn kem đắt tiền mới cho chất lượng tốt. 

Cố gắng kiểm soát cân nặng

Tăng cân là dấu hiệu bình thường với chị em mang bầu, tuy vậy nếu tình trạng này diễn ra quá nhanh và trong thời gian ngắn thì rất có thể chị em sẽ bị rạn da. Vì thế việc kiểm soát cân nặng chính là một trong những giải pháp hàng đầu để hạn chế tình trạng này. 

Tuy nhiên chị em cần chú ý kiểm soát cân nặng không đồng nghĩa với việc ăn ít. Thay vào đó mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, tăng khoáng chất, vitamin và hạn chế sử dụng tinh bột. Đặc biệt chị em nên tham khảo tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của bản thân trong các tháng của thai kỳ. 

Duy trì độ ẩm cho da

Việc duy trì độ ẩm để tăng tính đàn hồi, hạn chế tình trạng rạn da là hết sức cần thiết. Chị em nên tập trung vào việc dưỡng ẩm các vùng da dễ bị rạn nhất như vùng đùi, vùng ngực, vùng bắp chân,...

Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa, kem dưỡng hoặc một số tinh dầu thảo dược để thoa đều và massage một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nên xoa mạnh tay lên vùng bụng đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Tập luyện thể dục 

Một trong những cách khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai hiệu quả là chăm chỉ vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Đây cũng là phương pháp giúp tăng tính đề kháng cho các chị em đang mang bầu.

Uống nhiều nước 

Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để duy trì thể trạng khỏe mạnh, cấp ẩm và tăng tính đàn hồi cho da. Phương pháp cũng giúp hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi mang thai. Theo đó mẹ bầu nên cung cấp đủ từ 2 tới 2.5 lít nước vào cơ thể mỗi ngày. 

Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng nước để tăng tính đàn hồi cho da

Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng nước để tăng tính đàn hồi cho da

Tẩy tế bào chết cho da

Tẩy tế bào chết cũng là biện pháp hiệu quả giúp hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai. Nguyên nhân là bởi việc tẩy da chết sẽ giúp lấy đi các tế bào da cằn cỗi đồng thời kích thích tuần hoàn, giúp mẹ bầu có được làn da khỏe mạnh và thông thoáng. 

Việc tẩy da chết mỗi tuần 2 lần sẽ giúp làn da mẹ bầu sạch sẽ, thẩm thấu tốt các dưỡng chất, giúp da luôn được bảo vệ và chăm sóc. 

Massage thường xuyên

Massage sẽ giúp da chị em có được độ đàn hồi tốt nhất, bên cạnh đó phương pháp cũng giúp các mạch máu bên trong da lưu thông tốt, mang đến dưỡng chất cho da mỗi ngày. Nhờ đó có thể hạn chế tối đa tình trạng rạn da của mẹ bầu khi mang thai. 

Sử dụng các loại kem để ngăn chặn tình trạng rạn da

Phương pháp được nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng nhờ cách thực hiện dễ dàng trong khi hiệu quả đem đến khá cao. Mẹ bầu chỉ cần lưu ý lựa chọn các loại kem có thành phần thiên nhiên, hạn chế tối đa lượng hóa chất. Ngoài ra sản phẩm sử dụng cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần công khai và đầy đủ.

Mẹ bầu nên sử dụng các loại kem có thành phần thiên nhiên để ngăn chặn tình trạng rạn da

Mẹ bầu nên sử dụng các loại kem có thành phần thiên nhiên để ngăn chặn tình trạng rạn da

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, áp dụng các phương pháp hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện việc theo dõi thai kỳ sát sao thông qua việc thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. 

Hiện nay Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hệ thống thiết bị được xây dựng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào chẩn đoán và thăm khám. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề vững vàng sẽ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.

Hy vọng với những thông tin cung cấp, bài viết đã giúp mẹ bầu có thêm kiến thức và hiểu biết về tình trạng rạn da khi mang thai. Chị em hãy áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc bị rạn da và có được một thai kỳ tuyệt vời nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,081

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám