Cổ họng là “cửa ngõ” tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh nên mỗi khi giao mùa chúng ta cần phải chủ động giữ ấm, làm sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường hô hấp hiệu quả. Một trong các vấn đề thường gặp nhất là cổ họng nhiều đờm, vậy có các cách làm thông cổ họng nào hiệu quả? Áp dụng ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tại sao phải làm thông cổ họng? Đờm tích tụ trong cổ họng thì sao?
Đờm là chất nhầy do cơ thể sản xuất để bảo vệ bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khỏi các loại bụi bẩn, vi khuẩn và tác nhân gây hại tấn công khi cơ thể hít vào. Tuy nhiên, khi có quá nhiều đờm hoặc đờm quá đặc, nó có thể khiến chúng ta cảm thấy bất tiện trong cuộc sống hàng ngày khiến người bệnh phải tìm đến các cách làm thông cổ họng như:
- Cảm giác vướng víu, khó thở: Đờm tích tụ làm tắc nghẽn đường thở, gây khó khăn trong việc hít thở.
- Ho: Cơ thể cố gắng đẩy đờm ra ngoài bằng cách ho liên tục và ho nhiều hơn.
- Khàn tiếng: Đờm làm viêm niêm mạc họng, gây ra tình trạng mất tiếng, nói không rõ tiếng,....
- Nhiễm trùng: Nếu không được điều trị, đờm tích tụ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng rất khó chịu, bạn có thể cần uống nước để làm thông cổ họng
Việc làm thông cổ họng giúp loại bỏ đờm, làm sạch đường thở, giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các cách làm thông cổ họng không chỉ nên được những người bình thường áp dụng khi giao mùa mà những đối tượng sau này cần đặc biệt lưu ý như:
- Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khói thuốc làm kích thích màng nhầy vị viêm và tăng tiết dịch đờm tại mũi, cổ họng
- Thường xuyên sử dụng dồ lạnh hoặc các loại đồ uống như cafe, trà,... khiến cổ họng bị khô và xu hướng tăng tiết dịch nhầy, đờm
- Sử dụng các loại thực phẩm kích thích sản xuất chất nhờn như sữa, trứng hoặc ngũ cốc,...
- Người có tiền sử hoặc cơ địa dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa
- Gặp các vấn đề liên quan đến tai - mũi - họng hoặc có cấu trúc mũi bị thay đổi
Người hút thuốc nhiều hay phải thực hiện các biện pháp thông cổ họng
Các cách làm thông cổ họng dễ làm tại nhà
Đôi khi cổ họng bị tích tụ quá nhiều đờm có thể khiến bạn khó chịu. Khi đó bạn có thể áp dụng một số biện pháp/ cách làm thông cổ họng dưới đây:
Uống nhiều nước ấm
Đây là cách làm thông cổ họng được áp dụng thường xuyên nhất. Uống nhiều nước ấm sẽ giúp bạn ít ho hơn, hoà loãng đờm và đẩy đờm ra khỏi đường thở dễ dàng hơn. Tất nhiên, bạn cũng có thể dùng thêm các loại nước ép hoa quả, canh hay súp loãng ấm để đổi khẩu vị mà vẫn giữ được công dụng tương tự.
Bạn có thể cần uống nước nóng để làm thông cổ họng
Súc miệng bằng nước muối ấm
Để hỗ trợ tiêu đờm, làm dịu các cơn ho và đau rát họng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý, tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng tối. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dùng nước nhỏ mũi để hỗ trợ long đờm tốt hơn.
Dùng máy làm ẩm không khí
Không khí có độ ẩm thấp sẽ khiến cổ họng người bệnh bị kích thích tiết ra nhiều đờm hơn. Do đó, điều chỉnh độ ẩm không khí bằng máy làm ẩm có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và tạo điều kiện thuận lợi để làm loãng lượng đờm trong cổ họng.
Máy lọc không khí khiến bạn ít khi hít phải các loại vi khuẩn, virus gây bệnh hơn
Tắm với nước ấm
Ngoài uống nước nóng, cách làm thông cổ họng được nhiều người áp dụng là tắm với nước ấm. Bằng sự tác động của hơi nước, dịch nhầy và đờm sẽ được làm loãng ra để đẩy ra ngoài và giảm đau hiệu quả.
Sử dụng các loại thực phẩm làm tiêu đờm
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm giảm và tiêu đờm ở cổ họng. Cách làm thông cổ họng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là tích cực bổ sung các loại rau và gia vị dưới đây:
- Mật ong
- Gừng
- Nghệ
- Lá bạc hà
- Hành tây
- Bắp cải
- Củ cải trắng
- Lá hẹ
Uống trà mật ong cũng là một trong các cách làm thông cổ họng
Uống thuốc
Nếu bạn đã thử qua các cách làm thông cổ họng trên mà vẫn không hiệu quả thì có thể đến các Bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị phù hợp. Nếu chỉ là nghẹt mũi khó thở thông thường, bạn có thể được chỉ định các loại thuốc kháng sinh, tiêu đờm, kháng viêm và xịt mũi,...
Lưu ý khi áp cụng các cách làm tiêu đờm ở cổ họng
Ngoài áp dụng các cách làm thông cổ họng kể trên bạn cũng cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt để giảm thiểu tình trạng tích tụ đờm bằng cách:
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh các loại thực phẩm làm tiêu đờm kể trên, bạn nên hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cay hoặc nóng có thể khiến các cơn ho kéo dài hơn và tăng tiết đờm cũng như ngứa cổ. Ngoài ra, với tình trạng đờm nhiều ở cổ bạn nên kiêng các loại kem hay đồ uống lạnh vì dễ làm tăng tiết dịch nhầy và kéo dài các cơn ho. Các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo đồ ngọt và thực phẩm đóng hộp cũng nên được bạn cắt giảm dần dần khỏi thực đơn mỗi ngày.
Bạn nên tích cực điều chỉnh chế độ ăn uống để giữ gìn sức khoẻ cho cổ họng
Duy trì lối sống và sinh hoạt khoa học
Các thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tai mũi họng, bạn nên:
- Tập thể dục đều đặn 3 - 4 buổi/ tuần
- Xông mũi, xông họng và rửa nước muối sinh lý
- Không hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc
- Giảm tiếp xúc với các chất độc hại, khói bụi, hoá chất
- Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
- Nếu có nhiều đờm tại cổ bạn có thể kê gối cao để ngủ đẻ đờm chảy tự nhiên xuống phía sau cổ họng
Có thể nói, để làm thông cổ họng hiệu quả, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp tự nhiên. Uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối, và hít hơi nước nóng từ các loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà sẽ giúp làm loãng đờm, giảm viêm họng. Ngoài ra, việc ăn các loại thực phẩm có tính ấm, như gừng, mật ong, cũng là cách làm thông cổ họng hiệu quả.