Khàn tiếng: Nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và cách chữa

Lê Thảo

09-05-2022

goole news
16

Khàn tiếng do hò hét, nói quá nhiều hoặc bị viêm họng là dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu khàn không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần thì bạn cần đi kiểm tra ngay vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, chẳng hạn như ung thư thanh quản. Xác định nguyên nhân và chữa trị sớm sẽ giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng hay khàn giọng là tình trạng thay đổi giọng nói, giọng bị khàn, thô ráp, thều thào, âm phát ra không được mượt mà, trong trẻo như trước và bạn thường phải cố gắng để phát ra âm thanh. Khàn giọng thường đi kèm với khô, ngứa họng gây khó chịu.

Khàn tiếng là tình trạng thay đổi giọng nói, âm phát ra không được mượt mà, trong trẻoKhàn tiếng là tình trạng thay đổi giọng nói, âm phát ra không được mượt mà, trong trẻo

Điều này xảy ra do những bất thường từ dây thanh - cặp dây nằm bên trong thanh quản. Khi nói hoặc hát, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm dây thanh rung động từ đó phát ra tiếng. Khi dây thanh vì một tác nhân nào đó làm mất đi khả năng rụng động thì người bệnh sẽ có biểu hiện là khàn giọng.

Tình trạng này có thể hết trong vòng vài ngày nhưng nếu kéo dài trên 2 tuần và không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến viện kiểm tra, thăm khám để phòng ngừa nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.

Có những trường hợp khàn tiếng nhưng không đau họng, đây là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang mắc bệnh lý ung thư gan, phổi. Đây là những bệnh có thể di căn lên họng và gây khàn giọng.

Nguyên nhân gây khàn tiếng

Khàn tiếng thường do viêm nhiễm đường hô hấp trên mà chủ yếu là từ virus. Trong đó, viêm thanh quản là nguyên nhân gây khàn giọng thường gặp nhất. Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản hoặc dây thanh âm bị viêm do nhiễm trùng, kích thích hoặc phải làm việc quá nhiều.

Viêm thanh quản dưới 3 tuần gọi là viêm thanh quản cấp tính và kéo dài trên 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm thanh quản như nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn hay các yếu tố môi trường.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh hiện nay:

  • Nói quá nhiều và quá to: nói quá lâu, cổ vũ quá lâu hay hát quá nhiều hoặc với âm vực cao hơn bình thường, bạn có thể bị khàn tiếng đau họng.
  • Tuổi tác: khi về già, cấu trúc dây thanh quản thoái hóa dẫn tới giảm đàn hồi, giảm rung động dây thanh khiến giọng nói trở nên khàn hơn.
  • Uống chất cồn: việc uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây khản tiếng.
  • Cảm lạnh, viêm họng, ho, nhiễm trùng xoang: gây ra tình trạng khàn tiếng có đờm nhưng khi bạn khỏi bệnh nó sẽ biến mất.

Viêm thanh quản gây khàn giọngViêm thanh quản gây khàn giọng

  • Viêm thanh quản: dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến 2 dây thanh quản bị sung huyết, phù nề gây ra khàn giọng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): axit trong dạ dày đi ngược lên cổ họng nhiều quá mức sẽ gây tình trạng trào ngược họng thanh quản (LPR). Chứng trào ngược này sẽ làm tổn thương vùng thanh quản, khiến giọng nói bị khàn lại.
  • Các u nang và polyp: nếu trên các dây thanh quản có u nang và các polyp lành tính sẽ làm giọng nói của bạn trở nên khàn hơn.
  • Liệt dây thanh: nguyên nhân gây liệt dây thanh có thể là do chấn thương, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, nhiễm trùng, đa xơ cứng,  đột quỵ, bệnh Parkinson… sẽ gây khàn tiếng mất tiếng.
  • Ung thư thanh quản: Khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần và điều trị bằng thuốc không giảm thì rất có thể đó là một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản.

Ung thư thanh quản gây khàn, mất tiếngUng thư thanh quản gây khàn, mất tiếng

  • Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát: bệnh này gây ra các khối u không phải ung thư trên đường dẫn khí gây khàn tiếng, khối u này là lành tính nhưng rất dễ tái phát.
  • Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ: việc cơ căng quá mức trong và xung quanh thanh quản gây cản trở dây thanh hoạt động khép mở hiệu quả.

Ai có nguy cơ bị khàn giọng?

Tình trạng khàn giọng rất phổ biến, ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới bị khàn tiếng ít nhất 1 lần trong đời.

Khàn giọng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục hoặc âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ, dẫn chương trình, huấn luyện viên,... thì nguy cơ bị khàn tiếng sẽ cao hơn.

Những người phải nói nhiều, nói to có nguy cơ cao bị bệnhNhững người phải nói nhiều, nói to có nguy cơ cao bị bệnh

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh cảm cúm, ho, viêm họng sẽ kèm theo tình trạng viêm thanh quản và gây khàn giọng. Ngoài ra, đây cũng có thể là tình trạng rối loạn chức năng không liên quan đến tổn thương thực thể dây thanh quản.

Khàn tiếng được chẩn đoán thế nào?

Tuy khàn tiếng không phải là tình huống nguy cấp nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị. Cần đi khám ngay nếu khàn tiếng đi kèm với dấu hiệu khó thở, ho ra máu, sốt cao kéo dài, đau cổ, đau họng ngày càng tăng, khó nuốt, chảy nước miếng (ở trẻ nhỏ).

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ dựa vào khám lâm sàng và cận lâm sàng.

  1. Khám lâm sàng
  • Kiểm tra chất giọng, âm lượng giọng nói
  • Hỏi về thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, la hét hay nói chuyện trong thời gian dài,... vì chúng có thể làm nặng hơn các triệu chứng.

Khám, chẩn đoán khản giọngKhám, chẩn đoán khản giọng

  • Các triệu chứng khác như sốt hay mệt mỏi.
  • Kiểm tra mũi họng, thanh quản để xem liệu có tổn thương nào ở vùng này gây khàn giọng hay không. Khi có phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm.
  1. Khám cận lâm sàng

Xét nghiệm dùng để chẩn đoán tình trạng khản giọng thường gồm nội soi thanh quản thường quy và nội soi hoạt nghiệm thanh quản.

Nội soi hoạt nghiệm thanh quản: kiểm tra thanh quản bằng ánh sáng nhấp nháy của nguồn sáng sợi quang học, quay lại hình ảnh di chuyển chậm của hoạt động dây thanh, kết hợp với ống nội soi thanh quản cứng hoặc mềm. 

Phương pháp này nhằm kiểm tra độ rung động dây thanh, hoạt động đóng mở của dây thanh từ đó thấy rõ tổn thương dây thanh khi nghi ngờ có khối u hay tổn thương lành tính dây thanh.

Cách chữa khàn tiếng

Tùy vào nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Khàn giọng do hò hét quá nhiều

Bạn cần giảm bớt các hoạt động cần nói to, nói nhiều. Sau vài ngày, giọng nói của bạn có thể phục hồi như bình thường.

Khàn giọng do viêm họng, cảm cúm, ho, sốt, trào ngược dạ dày, dị ứng…

Bạn sẽ được chỉ định uống thuốc cảm cúm, ho, viêm họng, thuốc chống trào ngược dạ dày, dị ứng,... Khi sức khỏe ổn định thì tình trạng khàn giọng cũng sẽ hết.

Cách chữa khàn giọngCách chữa khàn giọng

Khàn tiếng do các tổn thương dây thanh

Trường hợp này, bạn có thể cần phẫu thuật dây thanh quản để lấy lại giọng. Phẫu thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, có chuyên sâu về thanh học.

Khàn tiếng do ung thư thanh quản

Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc phương pháp nhắm đích,... tùy vào giai đoạn bệnh.

Khàn tiếng uống gì? Khi bị khàn giọng, ngoài việc mất giọng nói thì thường đi kèm với khô và ngứa họng. Do đó, người bệnh nên uống nhiều nước ấm để cấp ẩm, làm dịu cảm giác khó chịu.

Các bác sĩ cảnh báo, khàn tiếng lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản, nhất là khi tình trạng này điều trị trên 2 tuần nhưng không đỡ. Khi đó cần đi kiểm tra ngay để chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh khàn giọng. Nếu bạn đọc có vấn đề về giọng nói, sức khỏe, hãy đến ngay BVĐK Phương Đông để được kiểm tra, thăm khám và điều trị. Gọi điện đến số 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch trước.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,562

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám