Cách lấy dịch ngoáy họng an toàn chuẩn y khoa, an toàn

Phương Loan

16-12-2024

goole news
16

Cách lấy dịch ngoáy họng tương đối đơn giản, diễn ra nhanh chóng nhưng cần thực hiện bởi người có chuyên môn y tế. Bệnh nhân cùng gia đình khi có bất kỳ nghi ngờ về bệnh lý đường hô hấp, cần di chuyển đến cơ sở y tế thăm khám và nhận chỉ định thích hợp.

Chỉ định lấy dịch ngoáy họng khi nào?

Xét nghiệm dịch ngoáy mũi được chỉ định khi nghi ngờ cơ thể tồn tại vi khuẩn. Cụ thể hơn với các triệu chứng sau:

  • Xác định nhiễm trùng hầu họng do vi khuẩn với các triệu chứng như đau niêm mạc khi nuốt, sưng đỏ, phù nề, viêm amidan có mủ, họng đỏ, sưng hạch cổ, giả mạc,...
  • Xác định viêm đường hô hấp trên (triệu chứng viêm hầu họng, viêm amidan,...) hoặc viêm đường hô hấp dưới (triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi,...).
  • Xác định phát hiện các nhóm vi khuẩn như S.pyogenes, C.diphtheriae, S.aureus, N.meningitidis,...

Chỉ định lấy dịch ngoáy họng với trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn

Chỉ định lấy dịch ngoáy họng với trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn

Cách lấy dịch ngoáy họng

Cách lấy dịch ngoáy họng là một thủ thuật y tế đơn giản, thường được chỉ định khi nghi ngờ các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thông qua kết quả, bác sĩ cũng có thể tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh.

Chuẩn bị

Để quá trình lấy dịch ngoáy họng diễn ra an toàn, đơn vị y tế cần chuẩn bị các dụng cụ như sau:

  • Bông tăm cứng vô trùng sử dụng để thu dịch họng miệng. Bông tăm cán mảnh, đàn hồi dài 20cm ngoáy dịch họng mũi.
  • Dụng cụ chuyên dụng dùng đè lưỡi.
  • Bút dạ.
  • Khay inox và hộp đựng dụng cụ vô trùng.
  • Môi trường Stuart-Amies - môi trường vận chuyển chuyên dụng để bảo lưu trữ mẫu dịch trong trường hợp quãng đường di chuyển xa.
  • Trang thiết bị bảo hộ gồm áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang,...

Về phía bệnh nhân, kỹ thuật viên có trách nhiệm:

  • Kiểm tra thông tin về họ tên, năm sinh, khoa phòng điều trị nội trú được ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm, tránh nhầm lẫn, sai sót mẫu phẫu.
  • Sao chép thông tin người bệnh lên ống tăm.
  • Giải thích cách lấy dịch ngoáy họng giúp bệnh nhân hiểu và phối hợp trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm.

Các bước chuẩn bị trước khi chuyển sang các cách lấy dịch ngoáy họng

Các bước chuẩn bị trước khi chuyển sang các cách lấy dịch ngoáy họng

Thao tác cách lấy dịch ngoáy họng

Dịch ngoáy họng cần được tiến hành trước khi áp dụng liệu pháp kháng sinh toàn thân. Hai con đường thu bệnh phẩm phổ biến hiện nay bao gồm đường họng mũi và đường họng miệng.

Bảng dưới đây sẽ cung cấp chi tiết quy trình lấy dịch ngoáy họng an toàn, chuẩn y tế:

Lấy dịch ngoáy họng miệng

Lấy dịch ngoáy họng mũi

Thu thập mẫu phẩm dịch họng miệng diễn ra tương đối nhanh, trung bình gồm 4 bước:

- Bước 1: Người bệnh ngồi chắc chắn trên ghế, đầu hơn ngửa ra phía sau và há to miệng. Bệnh nhân có thể được yêu cầu vừa nói A vừa mở miệng to.

- Bước 2: Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ đè lưỡi giúp làm lộ vùng họng.

- Bước 3: Đưa bông tăm vào bên trong hầu họng, tiến hành miếng và xoay tròn 3 - 4 lần vào 2 bên amidan và thành sau họng.

- Bước 4: Chuyển tăm bông vào ống xét nghiệm, đậy chặt nắp mang đến phòng xét nghiệm hoặc bảo quản trong môi trường Stuart-Amies.

*Lưu ý: Kỹ thuật viên tập trung lấy dịch ở khu vực đỏ tấy, mưng mủ. Tránh chạm vào lưỡi gà, mặt trong của má kích thích cơn buồn nôn.

Với các lấy dịch ngoáy họng mũi, kỹ thuật viên cũng như bệnh nhân cần thận trọng, tránh tăm bông tụt sâu vào khí quản.

Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Người bệnh ngồi chắc chắn trên ghế, ngang với tầm ngực kỹ thuật viên lấy mẫu. Nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ, phụ huynh cần bế trẻ lên đùi, cố định tay và trán trẻ.

- Bước 2: Người bệnh ngửa đầu ra phía sau khoảng 45 độ.

- Bước 3: Đưa ½ tăm bông vào lỗi mũi người bệnh, xoay nhẹ rồi từ từ rút tăm bông ra ngoài.

- Bước 4: Cho tăm bông vào ống vô trùng, chuyển bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm hoặc bảo quản trong môi trường Stuart-Amies.

Dịch ngoáy họng thông thường được tiến hành với nhân viên y tế, được đào tạo bài bản nên bạn có thể yên tâm về độ an toàn. Để quá trình xét nghiệm diễn ra hiệu quả, nên tuân thủ hướng dẫn và phối hợp với kỹ thuật viên.

Xét nghiệm

Hiện nay có 3 kỹ thuật xét nghiệm dịch ngoáy họng, bao gồm:

  • Xét nghiệm soi trực tiếp bằng cách nhuộm Gram thực hiện khi nghi ngờ bệnh gây ra bởi các vi khuẩn dạng xoắn, bạch hầu và nấm men. Với cách nhuộm xanh Methylen kiềm nhằm phát hiện vi khuẩn bạch hầu.
  • Xét nghiệm nuôi cấy, phân lập và định danh tìm kiếm sự tồn tại của liên cầu khuẩn nhóm A. Bệnh phẩm sẽ được nuôi cấy trong môi trường trứng hoặc có Tellurite trong điều kiện nhiệt độ từ 35 - 37 độ C với 5% CO2 trong 18 - 48 giờ.
  • Xét nghiệm miễn dịch học thử nghiệm hóa miễn dịch được chỉ định khi cần tìm kháng nguyên đặc hiệu liên cầu huyết beta nhóm A. Bao gồm 3 phương pháp ELISA, tụ latex, sắc ký miễn dịch, dễ dàng tiến hành tại các phòng khám.

Chuyển xét nghiệm dịch ngoáy họng nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh

Chuyển xét nghiệm dịch ngoáy họng nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh

Vì sao cần xét nghiệm dịch ngoáy họng

Xét nghiệm dịch ngoáy họng có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát hiện nguyên nhân, chẩn đoán bệnh lý về đường hô hấp. Cụ thể:

  • Phát hiện kháng nguyên Carbohydrate C liên cầu tiêu huyết beta nhóm A tồn tại bên trong hầu họng.
  • Phương pháp miễn dịch học dễ dàng thực hiện tại các phòng khám, cho kết quả nhanh trong vòng 10 phút.
  • Chẩn đoán nghi ngờ bệnh nhân nhiễm liên cầu nhóm A.
  • Nuôi cấy bệnh phẩm 24 giờ bằng nhuộm Gram có thể định danh, thử độc tố xác định vi khuẩn bạch hầu gây bệnh.

Tầm quan trọng của việc lấy dịch ngoáy họng mũi và ngoáy họng miệng

Tầm quan trọng của việc lấy dịch ngoáy họng mũi và ngoáy họng miệng

Cách lấy dịch ngoáy họng là thủ thuật y khoa đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh lý đường hô hấp. Để quá trình diễn ra nhanh chóng, thuận lợi bạn nên tuân thủ hướng dẫn và phối hợp với chỉ định của nhân viên y tế chuyên môn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

125

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám