Những cách trị cảm lạnh tại nhà đơn giản, cho hiệu quả cao

Thu Hiền

25-11-2023

goole news
16

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm cấp tính, hiện vẫn không có vắc xin phòng bệnh hay thuốc đặc trị. Việc chữa cảm lạnh sẽ tập trung vào điều trị triệu chứng. Chính vì vậy bạn nên học cách trị cảm lạnh tại nhà để chăm sóc cơ thể, người thân bị nhiễm cảm lạnh tốt nhất. Cùng Bệnh Viện Phương Đông tìm hiểu điều đó trong bài viết này nhé.

Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Đặc biệt là trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng người già, trẻ nhỏ, người bệnh có sức đề kháng kém dễ mắc cảm lạnh hơn bình thường.

Cảm lạnh thường xuất hiện khi giao mùaCảm lạnh thường xuất hiện khi giao mùa

Cách trị cảm lạnh tại nhà đơn giản và nhanh chóng

Nếu triệu chứng cảm lạnh không nặng và bạn không có bệnh nền, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà với những mẹo hữu ích dưới đây.

Top 9 mẹo điều trị cảm lạnh không dùng thuốc

Nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe

Khi bạn bị cảm lạnh, cơ thể sẽ xuất hiện một loạt triệu chứng khó chịu gây uể oải, kiệt sức. Và việc bạn cần làm là dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Việc nghỉ ngơi là cần thiết để cơ thể không rơi vào trạng thái kiệt sức. Từ đó ngăn chặn tình trạng tái nhiễm cảm lạnh hay kiệt sức, suy kiệt cơ thể kéo dài.

Bổ sung kẽm và Vitamin

Trong thời gian bị cảm, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu và người bệnh rất dễ ốm. Trong khi đó vitamin và kẽm chính là những chất tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể một cách hiệu quả. Do đó, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm giàu kẽm, vitamin khi áp dụng cách chữa cảm lạnh tại nhà nhé.

Uống nhiều nước ấm

Uống nước ấm sẽ giúp tan đờm, làm dịu cơn đau họng, mũi và làm giảm ho nhanh. Nếu được, bạn có thể pha các loại trà giải cảm như trà chanh gừng, trà bạc hà, trà mật ong hoa cúc để tăng sức đề kháng và giảm ho nhanh hơn. Hoặc đơn giản nhất là chỉ cần thêm một lát gừng và vài giọt mật ong vào chén nước nóng của mình là được.

Tắm nước nóng bằng vòi sen

Khi tắm, bạn nên mở vòi sen và đứng dưới vòi sen để bổ sung hơi nước, giữ ẩm và làm thông đường hô hấp. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời gian này để tránh làm cơ thể bị lạnh, giảm nhiệt độ đột ngột sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Tuyệt đối không tắm nước lạnh khi bị cảm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Một trong những triệu chứng khó chịu nhất người cảm lạnh gặp phải là sổ mũi, nghẹt mũi. Lúc này các xoang bị tắc nghẽn khiến người bệnh khó thở, thường rất khó chịu.

Lúc này, bạn nên áp dụng chườm nóng, chườm lạnh ở vùng mũi. Với khăn nóng, bạn có thể làm giảm áp lực quanh xoang mũi, đồng thời làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng ra để ngăn nghẹt mũi. Ngược lại, việc chườm khăn lạnh giúp các mạch máu co lại để giảm đau nhanh hơn. Chính vì vậy nên luân phiên thực hiện 2 biện pháp này nhé.

Làm thông mũi đúng cách

Trong thời gian bị cảm lạnh, việc tắc mũi, nghẹt mũi khiến người bệnh luôn khó chịu. Do đó, mọi người thường xì mũi để làm thông mũi. Tuy nhiên cách này có thể tác động mạnh vào lớp niêm mạc mũi mỏng manh, gây chảy máu và tổn thương sâu.

Tốt nhất, bạn nên làm thông mũi bằng cách sau đây:

  • Đổ nước muối sinh lý vào một bình rửa mũi (hoặc dùng ngay nước muối sinh lý).
  • Kê miệng bình vào một bên mũi, nghiêng đầu về bên mũi còn lại.
  • Bóp nhẹ tay để nước muối tràn qua lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia. Không mạnh tay, nếu không bạn sẽ bị sặc rất khó chịu.

Thực hiện cách này cho đến khi thấy mũi thông, không còn khó chịu, các chất nhầy được loại bỏ hoàn toàn.

Tạo độ ẩm trong phòng

Với trường hợp thời tiết khô hanh, bạn nên tạo độ ẩm trong phòng bằng các loại máy tạo độ ẩm. Nếu không niêm mạc mũi, họng khô cùng các mạch máu mỏng manh ở đó có thể bị nứt, tổn thương gây chảy máu và làm hệ thống hô hấp khó chịu hơn bao giờ hết.

Vệ sinh họng và khoang miệng bằng nước muối

Nước muối loãng có tính sát khuẩn, sát trùng nhưng vẫn đủ dịu nhẹ để không làm tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh. Khi súc miệng, rửa mũi bằng nước muối bạn sẽ thấy cơn đau dịu đi tức thì.

Nước muối giúp sát trùng, làm sạch đường hô hấp hiệu quả

Đặc biệt, muối có tác dụng kháng viêm, làm sạch đường hô hấp cực hiệu quả. Bạn nên thực hiện việc này từ 2 đến 4 lần/ ngày trong suốt thời gian điều trị cảm lạnh nhé.

Hạn chế ra ngoài

Đối với người cảm lạnh, nhiệt độ chính là yếu tố nhạy cảm cần xem xét. Trong khi đó nhiệt độ môi trường trong nhà và ngoài trời có sự khác biệt lớn. Nếu ra ngoài bạn sẽ dễ bị môi trường tác động xấu.

Ngoài ra, bệnh nhân cảm lạnh có sức đề kháng rất kém. Hệ hô hấp, miễn dịch đều suy yếu trong thời gian này nên rất dễ nhiễm bệnh, nhiễm virus từ môi trường.

Chính vì vậy bạn nên hạn chế ra ngoài để tránh gió, tránh tiếp xúc với đám đông. Trong trường hợp bắt buộc, nên mặc đủ áo ấm, đeo kính và khẩu trang khi ra ngoài để tránh nhiễm gió lạnh, sốc nhiệt hay nhiễm bệnh nhé.

Tổng hợp 6 cách giải cảm lạnh tự nhiên

Ngoài những mẹo nhỏ trên, bạn cũng có thể áp dụng những cách trị cảm lạnh không dùng thuốc dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.

Cách chữa cảm lạnh tại nhà bằng nước ấm

Một cách đơn giản nhất để dùng nước ấm trị cảm lạnh chính là tắm bằng nước ấm, uống nước ấm thường xuyên. Mỗi ngày, bạn hãy sử dụng nước ấm để uống thay thế hoàn toàn nước lạnh, nước mát. Cách này giúp làm dịu cổ họng, làm ấm cơ thể từ bên trong để người bệnh thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, bạn nên dùng nước ấm để súc miệng, súc họng và rửa mũi. Nước ấm giúp xông hơi, làm tan đờm, tan dịch mũi để người bệnh dễ thở hơn rất nhiều và nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, đẩy lui triệu chứng cảm.

Cách trị cảm lạnh tại nhà bằng nghệ

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, curcumin trong nghệ có khả năng hoạt động mạnh trong việc chống oxy hóa, giảm stress và kháng viêm. Chính vì vậy, việc sử dụng nghệ được khuyến khích với cách trị cảm lạnh tại nhà.

Nghệ tươi là vị thuốc trị cảm vô cùng hữu hiệu

Khi sử dụng nghệ, bạn sẽ thấy các triệu chứng cảm, ho giảm đi rất nhiều. Đồng thời, nó sẽ kích thích, làm cơ thể khỏe mạnh hơn sâu từ bên trong. Bạn có thể sử dụng nghệ trị cảm như sau:

  • Pha 1 thìa bột nghệ hoặc 1/3 thìa nước cốt nghệ tươi với 1 thìa mật ong.
  • Thêm vào nước ấm đủ uống.

Quấy tan các nguyên liệu và uống ngay khi còn ấm. Mỗi ngày uống 3 lần là đủ để làm cơ thể dễ chịu hơn. Nếu khó chịu vì mùi nghệ, bạn có thể thay nước ấm bằng sữa tươi ấm cũng có tác dụng tương tự. Sữa tươi sẽ làm mất mùi nghệ tự nhiên nên dễ uống hơn nhiều.

Cách chữa cảm lạnh nhanh nhất tại nhà bằng tỏi

Trong Đông y, tỏi là vị thuốc có tính cay, ấm nóng tự nhiên với công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị cực hiệu quả. Nó cũng có khả năng sát trùng, giải độc cơ thể. Chính vì vậy, tỏi đã nổi tiếng là vị thuốc chữa cảm lạnh tại nhà hữu hiệu.

Nếu ăn được tỏi sống, bạn chỉ cần đập dập 3 tép tỏi và ngậm trong miệng 15 phút. Hoặc mỗi 3- 4 giờ thì nhai một tép tỏi sống là được. Với trường hợp không ăn được tỏi sống, bạn có thể đập dập 4 tép tỏi sau đó pha với 150ml nước lọc và uống nhanh để lấy tinh dầu tỏi.

Mẹo chữa cảm lạnh nhanh nhất bằng gừng

Gừng là thảo dược có tính cay, ấm với mùi thơm nồng tự nhiên. Với lượng tinh dầu lớn với thành phần quan trọng nhất là gingerol, nó giúp giảm đau, giảm sưng, chống viêm và trị cảm rất tốt.

Trong cách trị cảm lạnh tại nhà, bạn chỉ cần cắt lát gừng tươi và ngậm trong miệng. Sau đó nhai từ từ để từng phần nhỏ đi xuống đường tiêu hóa là triệu chứng cảm sẽ giảm rất nhanh.

Nếu người bị cảm lạnh là trẻ nhỏ hay không ăn được gừng tươi, hãy giã nát gừng và pha với nước chanh mật ong hoặc nước mật ong ấm để uống. Loại nước này cũng có tác dụng tương tự và làm ấm cổ họng, giảm ho tức thì đấy.

Mẹo hay để chữa cảm lạnh bằng nước chanh ấm

Nước chanh tươi có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu cổ họng, giảm cơn đau cổ họng, đau mũi tức thì. Đặc biệt, nước chanh tươi còn giúp làm lỏng chất nhầy trong cổ họng để người bệnh dễ chịu hơn.

Cách sử dụng nước chanh ấm rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm 1 thìa cafe nước chanh tươi vào cốc nước ấm. Sau đó uống ngay. Sử dụng thường xuyên, thay nước lọc hàng ngày là được.

Nước chanh gừng cũng là lựa chọn không thể thiếu trong điều trị cảm lạnhNước chanh gừng cũng là lựa chọn không thể thiếu trong điều trị cảm lạnh

Nếu muốn, bạn có thể thêm 1 lát gừng tươi vào trong cốc nước ấm. Tinh dầu gừng kết hợp với nước chanh sẽ khiến các triệu chứng cảm biến mất nhanh hơn.

Mẹo trị cảm lạnh tại nhà bằng nước dừa

Dừa tươi không chỉ bổ sung lượng nước cần thiết, nó còn giúp bạn có thêm nhiều chất điện giải để vượt qua triệu chứng khó chịu khi bị cảm. Đặc biệt, dừa tươi còn có axit caprylic và axit lauric trong thành phần nên hỗ trợ kháng khuẩn, chống nấm mốc rất tốt để phòng bội nhiễm, nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Do đó, khi bị cảm lạnh bạn nên bổ sung 2 cốc nước dừa - tương đương 300ml nước dừa mỗi ngày. Hãy chú ý dùng nước dừa tươi, dùng ngay sau khi bổ dừa nhé. Không dùng nước dừa công nghiệp, chế biến sẵn vì chúng có nhiều đường, nhiều chất bảo quản và quá trình đóng hộp làm mất nhiều khoáng chất quan trọng.

Lời kết

Như vậy, bạn đã có những lời khuyên hữu ích về cách trị cảm lạnh tại nhà. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào khác cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký đặt lịch đi khám tại phần Đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

239

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám