Cách điều trị viêm mũi dị ứng
Người bệnh có thể được áp dụng các phương thức chữa viêm mũi dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Dưới đây là một số những cách trị viêm mũi dị ứng thông dụng bạn có thể tham khảo:
Tây y điều trị viêm mũi dị ứng
Trong Tây y, thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng vẫn chưa được xác định. Những loại thuốc được dùng như kháng sinh chỉ có tác dụng tạm thời khắc phục những triệu chứng đang gặp phải.
Những biện pháp Tây y thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng gồm:
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Dùng thuốc Tây y là một trong những cách trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Các nhóm thuốc được chỉ định sử dụng bao gồm:
Với những người bị kích ứng với các tác nhân có trong môi trường sống, dẫn đến viêm mũi dị ứng thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng Histamin.
Sử dụng thuốc kháng Histamin để điều trị viêm mũi dị ứng
Với người bệnh bị nghẹt mũi nặng có có nguy cơ tăng áp lực xoang, thuốc chống xung huyết sẽ được sử dụng để giảm bớt tình trạng này. Do yếu tố đặc thù, thuốc chống xung huyết không được sử dụng quá 3 ngày.
Corticosteroid là dạng kháng sinh, được dùng với mục đích hỗ trợ nhanh trong việc giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thuốc thông mũi OTC là loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng ở dạng xịt. Bao gồm các loại thuốc như Oxymetazoline, Phenylephrine, Pseudoephedrine…
Các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi được dùng để kiểm soát một số triệu chứng liên quan đến hiện tượng dị ứng. Ví dụ như ngứa ngáy, hắt hơi, chảy nước mũi…
Phẫu thuật điều trị viêm mũi dị ứng
Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nặng và có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật sẽ loại bỏ phần niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng trong xoang. Tái tạo quá trình dẫn lưu xoang, đảm bảo sự thông thoáng cho đường thở.
Liệu pháp miễn dịch loại bỏ triệu chứng bệnh
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng liệu pháp miễn dịch được thực hiện bằng cơ chế kích hoạt hay ức chế phản ứng của hệ thống miễn dịch. Mục tiêu là tăng cường khả năng chống lại sự phản ứng thái quá của cơ thể đối với các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng các biện pháp Đông y cũng cho thấy những hiệu quả nhất định. Một số biện pháp thường được sử dụng như:
Bấm huyệt ấn đường (giữa 2 chân mày), huyệt nghinh hương (giữa cánh mũi và rãnh mũi) giúp lưu thông khí huyết, giảm sưng và loại bỏ dịch mũi hiệu quả. Những huyệt đạo trên rất dễ nhận biết và chỉ cần day day với lực vừa phải. Do vậy, người bệnh có thể tự áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà này bất cứ khi nào ngứa mũi, có dịch mũi đọng.
Quá trình diện chẩn trong Đông y là việc tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông thuận lợi của khí huyết. Từ đó, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng sưng viêm, ngạt mũi, chảy nước mũi.
Với phương pháp diện chẩn, người thực hiện thường phải là những người có chuyên môn kinh nghiệm. Cần có sự hiểu biết sâu rộng về vị trí của các huyệt đạo trong cơ thể mới đảm bảo phát huy được tính hiệu quả của phương pháp này.
Diện chẩn chữa viêm mũi dị ứng
Trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian
Trong dân gian cũng lưu truyền một số cách trị viêm mũi dị ứng bằng những nguyên liệu tự nhiên với độ hiệu quả cao. Việc sử dụng biện pháp dân gian được áp dụng với những người bị bệnh ở mức độ nhẹ. Hoặc đôi khi có thể được sử dụng song song với các biện pháp Tây y dưới sự tư vấn, hướng dẫn của chuyên gia.
Một số dược liệu được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả như:
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng bạc hà hiện đã được y học hiện đại công nhận. Các hoạt chất kháng khuẩn và chống dị ứng trong tinh dầu bạc hà sau quá trình xông hơi sẽ được đưa thẳng vào khoang mũi. Từ đó, làm giảm tình trạng đau nhức và sưng viêm của khoang mũi một cách hiệu quả.
Tỏi có chứa Allicin – một hoạt chất kháng khuẩn rất tốt đối với những người đang bị viêm mũi dị ứng. Dùng tinh dầu tỏi nhẹ nhàng xoa lên vùng niêm mạc mũi giúp giảm viêm và kích thích mũi đào thải dịch nhầy rất nhanh.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Bên cạnh việc áp dụng các cách trị viêm mũi dị ứng thì người bệnh cũng được khuyến cáo tránh xa các tác nhân gây dị ứng để bệnh mau lành. Một số những biện pháp nên được lưu ý như sau:
- Khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi đến môi trường có nhiều khói bụi hoặc nơi đông người, luôn luôn phải đeo khẩu trang kín.
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí, không có bụi bẩn hoặc tác nhân gây dị ứng khác.
- Có thể dùng thêm máy lọc không khí trong nhà, trong phòng ngủ.
- Làm sạch khoang mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không gian sống
Chăm sóc người bị viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ rất khó chịu với các triệu chứng của bệnh. Khiến cho cuộc sống của họ bị ảnh hưởng, tâm lý cũng bị tác động một cách tiêu cực. Vì vậy, ngoài việc áp dụng các cách trị viêm mũi dị ứng thích hợp thì việc chăm sóc người bệnh bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng.
Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về dinh dưỡng dành cho các bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng:
Nên ăn gì khi bị viêm mũi dị ứng?
Khi bị bệnh và phải dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu hụt các loại dưỡng chất nhất định. Khi đó, việc bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi nhanh các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
Những loại thực phẩm nên dùng cho người bệnh viêm mũi dị ứng gồm:
Rau củ giàu vitamin C
Vitamin C được đánh giá cao trong việc giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch đối với các tác nhân có hại. Những loại rau củ như ổi, bưởi, cam, ớt chuông, bông cải xanh… không những giàu vitamin C mà còn giàu cả chất chống oxy hóa, rất có lợi cho tình trạng viêm mũi dị ứng.
Người viêm mũi dị ứng nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu omega-3
Trong quá trình áp dụng các cách trị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu Omega-3 như các loại cá biển, sữa, ngũ cốc… Omega – 3 có khả năng giảm sưng tấy, kháng viêm tại đường hô hấp rất hiệu quả.
Thực phẩm nhiều kẽm
Kẽm là loại khoáng chất có khả năng chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch tốt. Việc bổ sung các thực phẩm có hàm lượng kẽm tự nhiên cao trong bữa ăn hàng ngày của người bị bệnh viêm mũi dị ứng là rất cần thiết.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như ngũ cốc, các loài cây họ đậu đậu, các loại hạt, rau củ, trứng, thịt bò… Ngoài ra, có thể bổ sung kẽm bằng một số sản phẩm thực phẩm chức năng chuyên biệt.
Thực phẩm giàu kẽm tốt cho người bị viêm mũi dị ứng
Các loại thực phẩm khác
Có một số loại cây gia vị có tính ấm và có chất kháng sinh tự nhiên, được gọi là thảo dược chữa viêm mũi dị ứng. Ví dụ như rau mùi, bạc hà, tỏi, gừng, hành… Khi sử dụng thêm vào các món có công dụng bổ phế âm như cháo gạo nếp, cháo đường đỏ, cháo củ từ… rất có ích cho việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng.
Bị viêm mũi dị ứng cần kiêng ăn gì
Khi đã bị bệnh và buộc phải dùng bất cứ cách trị viêm mũi dị ứng nào thì việc ăn uống kiêng cữ các loại thực phẩm có hại cũng rất cần thiết. Bởi chỉ có cách hạn chế những yếu tố bất lợi cho việc điều trị thì quá trình phục hồi mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân đang bị viêm mũi dị ứng cần phải tránh:
Các thực phẩm gây dị ứng
Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, tạo ra các cơn kích thích khiến cho tình trạng ho, ngứa họng nặng hơn. Những thực phẩm này có thể là nấm, cần tây, đào, các loại hạt, đậu phộng, nhộng tằm, hải sản, …
Sữa cũng như các chế phẩm từ sữa
Trong sữa có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng và cũng có những dưỡng chất có lợi cho người bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu muốn trị viêm mũi dị ứng dứt điểm từng đợt thì cần hạn chế việc sử dụng sữa cũng như các chế phẩm từ sữa.
Lý do là bởi, trong thành phần của sữa chứa các hoạt chất có khả năng làm tăng quá trình tiết chất nhầy, bất lợi cho tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi ở bệnh nhân. Khi đó, các chất nhầy tồn đọng trong hốc mũi sẽ là điều kiện tốt để cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Đồ có cồn
Đồ uống có cồn khiến cho chất nhầy ở mũi bị đặc lại, đồng thời tác động xấu tới hệ miễn dịch. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế các loại đồ uống có cồn trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Đồ ăn cay nóng
Thực phẩm cay nóng có nhiều ớt, tiêu bắc, mù tạt… làm trầm trọng thêm các triệu chứng chảy nước mũi, hắt xì… Đồng thời, gây trào ngược axit dạ dày, rất bất lợi cho sức khỏe của tai – mũi – họng.
Có rất nhiều cách trị viêm mũi dị ứng với độ hiệu quả cao, nhưng vẫn không thể hoàn toàn điều trị dứt điểm được bệnh. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh, biết cách tự nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân để hạn chế tác động tiêu cực của bệnh là rất cần thiết. Hy vọng rằng bài viết trên của Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ hữu ích cho các bạn!
Quý khách hàng hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.