Chi tiết chăm sóc viêm mũi dị ứng ở trẻ em & cách điều trị, phòng ngừa

Trường Nguyễn

21-10-2023

goole news
16

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em hay xảy ra mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc do các tác động bên ngoài của môi trường. Bệnh này khiến trẻ rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho bé. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng này nhé!

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc bị viêm do dị ứng, xuất phát từ các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Cụ thể là phản ứng qua trung gian globulin miễn dịch E (IgE) với các chất gây dị ứng bên trong và bên ngoài cơ thể. Tế bào đặc biệt Mast sẽ giải phóng các hóa chất, bao gồm Histamin gây ra các triệu chứng dị ứng mũi như ngứa, sưng, ho, thở khò khè, tăng tiết dịch mũi.

Viêm mũi dị ứng gây ngứa, sưng, ho, thở khò khè và tiết dịch mũi

(Viêm mũi dị ứng gây ngứa, sưng, ho, thở khò khè và tiết dịch mũi)

Ước tính có khoảng 20% trẻ em và 30% thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng và nhiều bệnh giao mùa ở trẻ khác. Hiện nay bệnh gồm 2 dạng chính:

  • Theo mùa: Xảy ra chủ yếu vào mùa phấn hoa (mùa Đông hoặc mùa Xuân miền Bắc Việt Nam), thường phát triển ở trẻ sau 6 tuổi.
  • Lâu năm: Xuất hiện quanh năm, thường gặp ở trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu trong người. Trị dứt điểm viêm mũi dị ứng cho trẻ với phác đồ phù hợp, tránh gây biến chứng nghiêm trọng như viêm tai, viêm họng, viêm xoang hoặc viêm phế quản,...

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, niêm mạc mũi sẽ bị viêm và kích hoạt giải phóng histamin gây tình trạng dị ứng. Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em phổ biến nhất mà cha mẹ có thể nhận biết như hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, quấy khóc nhiều vào ban đêm.

Để có phương án điều trị phù hợp, ngăn chặn bệnh tiến triển thành viêm xoang, viêm họng hoặc các vấn đề khác, phụ huynh cần xác định được căn nguyên. Bởi vậy, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ phân loại tác nhân thành hai dạng theo mùa và quanh năm như đã nêu ở trên.

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa chủ yếu đến từ bụi, phấn hoa, lông động vật, bào tử nấm hoặc sự thay đổi thời tiết. Tại Việt Nam, bệnh thường khởi phát vào mùa Đông hoặc mùa Xuân miền Bắc do khi này độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

>>> Xem thêmTop các bệnh thường gặp khi giao mùa thu đông ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Nhiều trường hợp viêm mũi dị ứng ở trẻ em xuất hiện ngay từ khi chào đời. Bé đã dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, dẫn đến tình trạng bé bị viêm mũi dị ứng. Lớn hơn, các triệu chứng dần ít nghiêm trọng do trẻ đã thích nghi được với tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu trẻ bị viêm mũi dị ứng

Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ thưởng gặp như:

Triệu chứng trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải

(Triệu chứng trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải)

  • Chảy máu mũi: Trẻ em có thể gặp tình trạng chảy máu mũi do viêm mũi dị ứng, chảy từ một hoặc cả hai mũi.
  • Nghẹt mũi: Mũi của trẻ em bị tắc và cảm giác nghẹt, có thể gặp khó khăn khi thở qua mũi và cảm thấy khó chịu.
  • Chảy mũi sau: Mũi của trẻ em có thể chảy nước mũi ra phía sau họng, gây cảm giác khó chịu và ngứa.
  • Cuốn mũi nhợt nhạt: Trẻ em có xu hướng cuốn mũi liên tục để giảm cảm giác nghẹt mũi và loại bỏ chất nhầy trong mũi. Chất nhầy có thể có màu trong suốt hoặc có màu vàng xanh.
  • Hắt hơi lặp đi lặp lại: Viêm mũi dị ứng thường đi kèm với cảm giác ngứa và kích thích mũi, dẫn đến hắt hơi lặp đi lặp lại.

Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bé bị viêm mũi dị ứng trên cha mẹ nên chú ý hơn để quan sát và nắm bắt được tình trạng bệnh của trẻ để đưa ra phương án chăm sóc và áp dụng cách điều trị phù hợp cho trẻ.

Phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng viêm mũi dị ứng nào nêu trên, cha mẹ cần sớm hẹn lịch khám với bác sĩ. Ngoài kiểm tra các vấn đề lâm sàng như quầng thâm dưới mắt, nếp nhăn dưới mắt và mô sưng bên trong mũi thì gia đình có thể nhận chỉ định:

Chẩn đoán

Ý nghĩa

Test lẩy da

Test lẩy da là phương pháp thông dụng trong chẩn đoán viêm mũi dị ứng. Một số dị nguyên gây dị ứng thường gặp được đặt lên da của trẻ, bác sĩ sẽ theo dõi để xem da có phản ứng dị ứng hay không.

Phản ứng dị ứng thường là sưng, đỏ, ngứa hoặc nổi mẩn. Test lẩy da có độ nhạy cao và đặc hiệu đối với dị nguyên hô hấp, bao gồm phấn hoa, phấn cỏ, phấn mạch và chất gây dị ứng khác.

IgE đặc hiệu

Xét nghiệm IgE đặc hiệu thường được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ có một chất gây dị ứng cụ thể. Xét nghiệm này đo mức độ kháng thể IgE đặc hiệu trong huyết thanh, nhằm xác định phản ứng dị ứng với một chất gây dị ứng cụ thể.

IgE toàn phần huyết thanh

Xét nghiệm IgE toàn phần huyết thanh đo mức độ kháng thể IgE tổng trong huyết thanh. Nếu giá trị IgE tăng cao thì có thể gợi ý trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, phương pháp này không nhạy cảm như xét nghiệm test lẩy da và không phản ánh được chất gây dị ứng cụ thể.

Tùy biểu hiện lâm sàng của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán phù hợp, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia đình. Vậy nên, khi thăm khám cha mẹ cần cung cấp chính xác những vấn đề, triệu chứng mà con bạn đã và đang gặp phải.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh, mức độ dị ứng, khả năng dung nạp thuốc hoặc liệu pháp sẽ có phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khác nhau. Cha mẹ cần đảm bảo đã kiểm tra với bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ phác đồ điều trị nào cho trẻ.

Phác trị dứt điểm viêm mũi dị ứng cho trẻ

(Phác trị dứt điểm viêm mũi dị ứng cho trẻ)

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng, hướng tới mục đích có ít tác dụng phụ nhất. Hiện nay có 2 nhóm thuốc, gồm thuốc dùng tại chỗ và thuốc uống, được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng ở trẻ em uống thuốc gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Điều trị bằng thuốc dùng trực tiếp tại chỗ

Một số loại thuốc dùng trực tiếp tại chỗ để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ có thể kể đến:

  • Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%): Có thể sử dụng thường xuyên làm thuốc nhỏ mũi cho trẻ, loại dung dịch này có khả năng làm sạch mũi, loãng dịch mũi giúp thông thoáng mũi.
  • Thuốc xịt viêm mũi dị ứng cho trẻ em chứa Glucocorticoid: Một số loại thuốc sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng như Bacotide, Nasacort, Flixonase, nhưng không được khuyến nghị sử dụng lâu dài vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ.
  • Thuốc nhỏ mũi co mạch: Ví dụ như Oxymetazolin, Naphazolin thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên không được tự ý sử dụng, cần có chỉ dẫn từ phía bác sĩ, tránh gây tím tái, choáng, khó thở cho trẻ.

Điều trị bằng thuốc uống

Đối với việc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ bằng thuốc viêm mũi dị ứng cho bé uống, phụ huynh chỉ sử dụng khi đã thăm khám và có đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa. Tùy biểu hiện lâm sàng mà sẽ có hướng dùng thuốc phù hợp, có thể kể đến:

  • Sổ mũi, nhầy mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt có thể dùng thuốc kháng histamin (Loratadin, Clorpheniramin, Cetirizin), nhằm điều trị viêm mũi và giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc này không có tác dụng với tình trạng nghẹt mũi.
  • Viêm mũi dị ứng liên quan đến nhiễm khuẩn dùng thuốc kháng sinh uống, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Viêm mũi, viêm xoang ở trẻ em nặng đi kèm điều kiện không phản ứng với thuốc điều trị khác, hướng dẫn sử dụng thuốc uống chứa Glucocorticoid.

Một số loại thuốc cường giao cảm như Phenylephrine, Ephedrine, Pseudoephedrine chỉ được sử dụng làm thuốc đặc trị viêm mũi ở trẻ em, viêm xoang ở người lớn. Bởi vậy, cha mẹ không nên sử dụng cho các bé, hoặc được giải thích cụ thể khi có chỉ định từ bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở bé, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

(Biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ)

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ tạp chất và dị ứng trong mũi, giảm viêm và phản ứng dị ứng. Việc rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý có thể giảm nguy cơ bị viêm mũi dị ứng.
  • Giữ độ ấm trong nhà: Đảm bảo môi trường trong nhà ấm áp và thoải mái có thể giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh và đảm bảo trẻ có đủ sự thông thoáng trong không gian sống.
  • Hạn chế trồng hoa, nuôi chó mèo: Nếu trẻ có phản ứng dị ứng với phấn hoa hoặc lông động vật, hạn chế tiếp xúc với chúng có thể giúp giảm nguy cơ viêm mũi dị ứng. Nếu nuôi thú cưng trong nhà, cần đảm bảo vệ sinh và làm sạch chúng thường xuyên để giảm tiếp xúc với lông động vật.
  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm: Vệ sinh và giặt sạch chăn, ga, gối, đệm thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và chất gây dị ứng khác. Điều này giúp giảm nguy cơ gây viêm mũi dị ứng do tiếp xúc với chất gây dị ứng trong môi trường ngủ của trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết: Trẻ em thường nhạy cảm với thay đổi thời tiết. Đảm bảo trẻ được ăn uống đủ, ăn đúng chế độ, mặc đồ ấm và tránh tiếp xúc với không khí lạnh có thể giúp giảm nguy cơ viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi.

Hoặc cha mẹ có thể đến chuyên Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được nghe tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe những năm đầu đời của con. Chủ động phòng tránh đóng vai trò quan trọng, ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm trước khi xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Kết lại, viêm mũi dị ứng ở trẻ em là phản ứng xảy ra ở mắt, mũi và cổ họng, do các chất gây dị ứng trong không khí kích hoạt, giải phóng Histamine và các hóa chất khác trong cơ thể. Phần lớn chất gây dị ứng cho trẻ đều vô hại, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể hình thành các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
826

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

PGS.TS. Bác sĩ cao cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh

PGS.TS. Bác sĩ cao cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh
19001806 Đặt lịch khám