Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Phan Ngọc Linh

18-05-2022

goole news
16

Vùng mũi khó chịu, sưng tấy, chảy nước mũi… là những dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng. Đây là căn bệnh đang diễn ra khá phổ biến tại các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp. Với tình trạng bệnh ngày càng trẻ hóa như hiện nay, nắm bắt những thông tin cần thiết và điều trị sớm về bệnh dị ứng này rất quan trọng và cần thiết. Tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua những thông tin sau đây.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng có tên tiếng Anh là Allergic rhinitis là tình trạng có các dấu hiệu giống như cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh, tăng áp lực xoang… Nhưng nguyên nhân lại không giống như cảm lạnh là do virus gây ra mà bệnh lý này đến từ những chất gây dị ứng từ bên ngoài. Chẳng hạn như lông động vật, phấn hoa, bụi, hóa chất…

Bệnh lý này khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học hành và ảnh hưởng xấu đến người mắc phải. Người bệnh có thể học cách tránh các yếu tố kích hoạt đó và tìm cho mình hướng điều trị thích hợp. 

Viêm mũi do dị ứng có nhiều nguyên nhân

Viêm mũi do dị ứng có nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây nên viêm mũi dị ứng?

Các chất gây nên viêm mũi dị ứng đường hô hấp thường lưu hành trong không khí, những chất này điển hình như: 

Có trong nhà

Những chất thường xuyên có trong nhà như vật nuôi trong nhà, khói, bụi, nấm mốc… Đặc biệt là nấm mốc có hại thường phát ra những bào tử li ti trong không khí, xâm nhập vào trong mũi và cả hai phế quản. Thường gặp nhất là Aspergillus, Alternaria, Cladosporium và Penicillium.

Viêm mũi do dị ứng xuất hiện ở nhiều đối tượngViêm mũi do dị ứng xuất hiện ở nhiều đối tượng

Viêm mũi do dị ứng xuất hiện ở nhiều đối tượng

Có ngoài trời

Các chất gây dị ứng ngoài trời thường gặp nhất là phấn hoa cỏ,  phấn hoa lúa, phấn hoa từ cây khác nhau… Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người gặp tình trạng bệnh viêm mũi.

Lông động vật là một trong những nguyên nhân gây dị ứng

Lông động vật là một trong những nguyên nhân gây dị ứng

Từ nghề nghiệp

Những hoạt động đặc thù của nghề nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Một số chất gây dị ứng như cao su, thợ cắt tóc, thợ làm bánh, bác sĩ thú y (động vật), nhà sinh vật học, chất persulfates…Các chất gây dị ứng chéo như mủ các loại hoa quả… Theo đó, danh sách dị ứng chéo là rất dài, mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trước các tác nhân này. 

Phấn hoa cũng là nguyên nhân làm cho mũi dị ứng

Phấn hoa cũng là nguyên nhân làm cho mũi dị ứng

Những dạng viêm mũi dị ứng điển hình

Có hai dạng viêm mũi dị ứng phổ biến là viêm mũi dị ứng thời tiết (theo mùa) và viêm mũi dị ứng quanh năm, mỗi dạng lại có thời gian diễn biến khác nhau. 

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa thường có những biểu hiện quá mẫn khi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây nên dị ứng. Điển hình trong số đó là gió mùa, mang theo không khí lạnh, hoặc phấn hoa dị ứng và loại cỏ mọc theo mùa nhất định… Dị ứng theo mùa chỉ xuất hiện vào thời điểm nhất định trong năm theo những tác nhân đó và sẽ biến mất khi các tác nhân kết thúc mùa của mình. 

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Đây là tình trạng thường gặp ở những người thường dị ứng với những tác nhân xuất hiện thường xuyên, quanh môi trường sống như hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc, lông vật nuôi…Những yếu tố này luôn có mặt trong môi trường nên khó có thể tráng khỏi. Bởi vì tiếp xúc với những tác nhân này trong một thời gian dài nên hầu như thời điểm nào người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Viêm mũi do dị ứng có thể xuất hiện quanh năm

Viêm mũi do dị ứng có thể xuất hiện quanh năm

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng như thế nào? 

Viêm mũi do dị ứng có nhiều biểu hiện có thể dễ nhầm lẫn với cảm cúm hoặc những căn bệnh hô hấp khác, Những người mắc bệnh thường biểu hiện các triệu chứng khởi phát sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Một số dấu hiệu viêm mũi điển hình đó là:

Ngứa mũi

Đây là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất của bệnh, ngứa mũi thường xảy ra khi bắt đầu có dấu hiệu viêm mũi. Các niêm mạc mũi khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn yếu tố kích ứng sẽ có phản ứng (ngứa mũi, hắt hơi) để cảnh báo sự xâm nhập của vi sinh vật tại khu vực tai mũi họng. 

Ngứa mũi là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất của bệnh

Ngứa mũi là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất của bệnh

Hắt hơi

Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp phải các vấn đề hô hấp, để đẩy nhanh các tác nhân lạ ra khỏi khoang mũi. Hắt hơi thường là một tràng liên lục, kéo dài và nhiều lần trong ngày, lặp đi lặp lại trong suốt đợt viêm mũi. Triệu chứng hắt hơi có thể nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường.

Chảy nước mũi

Chảy nước mũi nguyên nhân từ viêm mũi do dị ứng thường xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi có các dấu hiệu hắt hơi. Biểu hiện này có sự tương đồng với những bệnh về hô hấp và tai mũi họng khác. Nhưng thông thường, những người mắc viêm mũi dị ứng thường chảy cả 2 bên, dịch trong suốt và không có mùi bất thường như những bệnh lý khác. 

Chảy nước mũi do viêm mũi thường xuất hiện với hắt hơi

Chảy nước mũi do viêm mũi thường xuất hiện với hắt hơi

Tắc nghẹt mũi

Sau một thời gian chảy nước mũi, sẽ bắt đầu có biểu hiện tắc nghẹt mũi. Bởi nước mũi chảng quá nhiều gây nên ngạt mũi và phù nề niêm mạc mũi, tình trạng này có thể xuất hiện ở một bên mũi hoặc ở cả 2 bên. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến khó thở, người bệnh phải thở bằng miệng. 

Đau đầu, mệt mỏi

Người  bệnh có thể bị khó thở do tắc hoặc ngạt mũi, điều này khiến cho quá trình lưu thông không khí lên não và hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Điều này khiến xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, uể oải… làm tác động không nhỏ đến lao động, sinh hoạt. Không những thế, những cơn đau do viêm mũi do dị ứng gây ra có thể ảnh hưởng đến xoang vùng mặt, gây ra đau xoang. 

Người bệnh thường mỏi mệt

Người bệnh thường mỏi mệt

Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh viêm mũi khác

Có không ít bệnh nhân viêm mũi do dị ứng bị lầm tưởng bệnh của mình với những căn bệnh viêm mũi thông thường. Điều này dẫn đến quá trình điều trị không hiệu quả, thậm chí tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng không mong muốn. Do đó, để phân biệt 2 loại bệnh này, cần căn cứ theo những yếu tố nhận biết như: 

 

 

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi thông thường

Nguyên nhân

Do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, thông thường là các chất như lông thú cưng, hóa chất, khói bụi…

Do cơ địa của từng người.

Do các tác nhân gây hại là vi sinh vật như virus, vi khuẩn…

Do mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm (hiếm gặp).

Triệu chứng  

Xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục, ngạt 2 bên mũi…
  • Triệu chứng diễn biến nhanh và xảy ra đột ngột.
  • Dịch mũi lỏng không mùi, có thể xuất hiện viêm kết mạc dị ứng.

Xuất hiện các triệu chứng như:

  • Hắt hơi nhưng không thường xuyên, nghẹt mũi là chủ yếu.
  • Dịch mũi nhầy, đặc, chứa mủ.
  • Cơ thể sốt, mệt mỏi và sợ lạnh. 

 

Hướng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng 

Nhiều người lo lắng liệu viêm mũi dị ứng có chữa được không, chữa như thế nào. Căn bệnh này tuy không khó chữa nhưng nếu không điều trị có bệnh chuyển sang giai đoạn viêm mũi dị ứng mãn tính, gây ra khó khăn trong điều trị, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. 

Thuốc Tây Y

Nhiều người băn khoăn viêm mũi dị ứng uống thuốc gì, theo phương pháp Tây Y người ta thường dùng những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi triệu chứng. Thông thường, thuốc điều trị dị ứng ở các nước phương Tây thường dùng dạng uống, xịt hoặc nhỏ mũi. Điển hình là: 

  • Nhóm thuốc Decongestants: Đây là thuốc có tác dụng thông mũi, giảm bớt áp lực lên tai, mũi… và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Chống chỉ định với bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ những bệnh nhân có vấn đề về bàng quang, tiết niệu.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Có tác dụng cắt cơn dị ứng, cần tuân thủ theo hướng dẫn không sử dụng tùy tiện.
  • Nhóm thuốc xịt, nhỏ mũi: Thường có thành phần corticosteroid để chống viêm và các đáp ứng miễn dịch. Tác dụng chính là giảm các triệu chứng ngứa ngáy, tắc mũi, chảy mũi…Thường được bác sĩ chỉ định dùng ngắn hạn kết hợp cùng với theo dõi diễn biến bệnh.
  • Tiêm thuốc chống dị ứng: Áp dụng cho trường hợp nặng, cẩn trọng khi dùng.
  • Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT): Ít được áp dụng, chỉ định khi trong những trường hợp cần kiểm soát các triệu chứng.

Nếu như có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế khoa tai mũi họng để có hướng điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc viêm mũi điều trị các triệu chứng nếu như không có chỉ định của bác sĩ.  Lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây hại cho dạ dày, gan, thận.

Thuốc tây nên dùng đúng liều lượng kê đơn

Thuốc tây nên dùng đúng liều lượng kê đơn

Phương pháp dân gian

Chữa bệnh theo dân gian phổ biến ở các nước châu Á, sử dụng cây cỏ quen thuộc với những dược tính nhất định để giảm các triệu chứng. Hiệu quả chỉ ở mức tương đối, khó xác định, thường do kinh nghiệm dân gian truyền lại. Phương pháp dân gian thường áp dụng để chữa  viêm mũi do dị ứng là: 

  • Tỏi: Theo dân gian, tỏi có thể sát khuẩn và cải thiện viêm nhiễm. Dùng tỏi giã nát ngâm cùng mật ong, thấm dung dịch đặc vào mũi, thực hiện 3 lần/ngày để cải thiện bệnh.
  • Cây ngũ sắc: Dùng hoa ngũ sắc kết hợp với lá khế, bạc hà nghiền nát sau đó gói vào gạc, nút vào lỗ mũi từng bên, để khoảng 15 phút. 
  • Ké đầu ngựa: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, ức chế miễn dịch… Dùng ké đầu ngựa khô tán thành bột mịn, lấy 3g hòa cùng với nước uống 3 lần/ngày. 
  • Bèo cái: Bèo cái có tác dụng giảm dị ứng, giải cảm. Bèo đem rửa sạch rồi giã nát, lọc lấy nước sau đó pha loãng với nước để uống. 

Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và dễ tìm kiếm bởi đây đều là những thảo dược quen thuộc, dễ kiếm. Đặc biệt là an toàn không có tác dụng phụ nhưng chỉ hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ. Những bệnh nhân mắc viêm mũi mãn tính, tái đi tái lại áp dụng phương pháp này không có hiệu quả. 

Tỏi là cách điều trị bệnh hiệu quả

Tỏi là cách điều trị bệnh hiệu quả

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp bệnh nhân đã thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc từ các yếu tố giải phẫu gây thuận lợi cho gai vách ngăn, lệch vách ngăn… Phẫu thuật can thiệp sẽ giúp can thiệp và loại bỏ những yếu tố này. 

Cách li dị nguyên

Nếu như chưa thể tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh, hoặc chưa có điều kiện đi thăm khám, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp cách ly dị nguyên để điều trị tạm thời… Trong quá trình điều trị với thuốc, phương pháp cách ly này cũng được áp dụng đồng thời để có hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để có thể phòng bệnh viêm mũi do dị ứng có hiệu quả, tốt nhất nên tránh xa các tác nhân gây bệnh. Bởi căn bệnh hô hấp này có thể tái phát, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, chính vì thế kể cả những người chưa từng nhiễm bệnh lẫn những người đã điều trị khỏi cũng nên có những phương pháp phòng tránh thích hợp. Biện pháp phòng tránh tương tự đối với cách ly dị nguyên, bao gồm:

  • Nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa thường xuyên, để thông thoáng và tránh ẩm mốc để hạn chế tối đa những tác nhân gây dị ứng.
  • Không nên nuôi chó, mèo hoặc tiếp xúc với chúng nếu như đó là tác nhân khiến cho bạn dị ứng.
  • Thay chăn, gối, đệm định kỳ để hạn chế tối đa việc phát triển của ký sinh trùng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cai thuốc lá, thuốc lào.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, đeo khẩu trang lúc lau dọn nhà cửa, khi ra đường.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, khói thuốc…
  •  Không ăn những thực phẩm có nguy cơ cao gây ra dị ứng như sữa, hải sản…
  • Giữ ấm cơ thể nhất là vùng mũi họng khi thời tiết thay đổi, chuyển lạn và sử dụng điều hòa hợp lý, tránh quá chênh lệch với môi trường xung quanh. 
  • Uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng nhiều vitamin như rau, củ quả để tăng đề kháng….
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng có tác dụng phòng và điều trị bệnh tốt.

Nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Những câu hỏi thường gặp

Bên cạnh những kiến thức cơ bản về viêm mũi do dị ứng, nhiều người cũng có những băn khoăn khác nhau liên quan đến căn bệnh này. Phương Đông sẽ đưa ra những lời giải đáp cụ thể sau đây: 

Căn bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Bệnh viêm mũi do dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. 

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng?

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng trong gia đình đã có người mắc bệnh này. Bên cạnh đó, những người có bệnh hen suyễn hoặc chàm da cũng có thể tăng nguy cơ viêm mũi do dị ứng. 

Ai cũng có thể mắc viêm mũi do dị ứng

Ai cũng có thể mắc viêm mũi do dị ứng

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không, biến chứng như thế nào?

Nhìn chung, căn bệnh này khá phổ biến và không gây ra nguy hiểm nào đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi xoang dị ứng gây nhiều phiền phức cho sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, về lâu dài nếu như tiếp tục không khắc phục các tác nhân gây bệnh, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như: 

  • Viêm mũi xoang xuất tiết: Xuất hiện các dịch nhầy đặc thù, không điều trị kịp thời có thể xuất hiện các bệnh bội nhiễm khác.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Do đặc thù vùng tai, mũi, họng nên bệnh này nếu như không điều trị tận gốc có thể khiến cho ổ vi khuẩn di chuyển đến vùng khác gây viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Gây đau đầu, giảm thị lực, sưng mí mắt: Viêm xoang sang mãn tính khiến dịch mủ lây lan ảnh hưởng đến thị lực. 

Qua những thông tin trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về viêm mũi dị ứng cũng như hướng phòng và điều trị hiệu quả. Nếu như xuất hiện những biểu hiện ban đầu, nên nhanh chóng đi khám và xác định nguyên nhân điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,795

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám