Top 4 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà giúp giảm nôn trớ, ọc sữa sau khi bú

Triệu Thị Kim Anh

28-05-2024

goole news
16

Trong 1 năm đầu đời, trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ, ọc sữa. Cha mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện và thực hiện các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ thông khí từ dạ dày, con yêu dễ chịu, ngủ ngoan, bú tốt và lớn nhanh hơn. 

Tại sao cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh?

Cha mẹ nên tìm hiểu các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh từ sớm để kịp thời áp dụng. Bởi trên thực tế, trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh vì nhiều nguyên nhân như:

  • Bú quá no: Dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ chứa được khoảng từ 5 - 7 ml sữa. Khi trẻ được ba ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được từ 22 - 27 ml sữa. Nếu bé bú nhiều hơn rất dễ bị trào ngược, ọc sữa
  • Cho bé bú không đúng tư thế: Tư thế sai khiến bé bị nuốt nhiều hơi vào dạ dày khiến bé vừa nuốt nhiều hơi nhiều sữa. Nếu trẻ có thói quen bú ngắn, thời gian bú nhanh thì nguy cơ bé bị ọc sữa sẽ càng cao. 
  • Ợ hơi sau bú: Khi hút sữa, bé thường nuốt cả không khí vào dạ dày khiến trẻ có phản xạ khó chịu, dễ nôn trớ, quấy khóc
  • Trào ngược dạ dày: Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang chứ chưa nằm dọc như người lớn. Đồng thời, hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, các cơ không co bóp đồng bộ khiến nhu động ruột bị rối loạn, bé hay ọc sữa.
  • Lý do bệnh lý như hẹp phì đại môn vị, lồng ruột,...

 

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược, nôn trớ

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược, nôn trớ

Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là các thao tác điều chỉnh tư thế, vỗ lưng ợ hơi, vỗ rung ợ hơi giúp bé giải phóng luồng khí trong dạ dày. Do đó, trong dạ dày bé sẽ chỉ còn sữa, trẻ no lâu, ngủ ngon, dễ chịu và ít quấy khóc hơn. 

Khi nào cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh? 

  • Mỗi lần sau khi bé bú xong
  • Giữa cữ bú
  • Bé bú được nửa bình sữa 
  • Sau khi bé đã bú xong 1 nửa bình sữa hoặc 1 bên vú

Trong trường hợp bé thường xuyên nôn trớ hoặc trẻ bú đêm, trẻ bú trong 3 tháng đầu, phụ huynh nên kiên trì vỗ hơi cho con.

 

Thực hiện vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú sữa

Thực hiện vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú sữa

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh? 

Cha mẹ có thể tham khảo, thử áp dụng cho bé và lựa chọn ra các cách phù hợp nhất với con như sau:

Bế bé trên vai - Hướng dẫn cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh ợ hơi

 

Các tư thế bế bé để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau bú

Các tư thế bế bé để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau bú

  • Tìm một chiếc khăn sạch, đặt lên vai của mẹ
  • Bế bé theo chiều thẳng đứng, đặt cằm của bé đặt lên vai mẹ
  • Một tay cha mẹ giữ bé, tay còn lại xoa nhẹ nhàng vùng lưng của trẻ. Có thể xoa theo hình tròn hoặc khum bàn tay và vỗ lưng theo hướng từ dưới lên trên. Đây cũng chính là cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh ợ hơi thường gặp nhất.

Gợi ý, mẹ nên chụm bàn tay lại trước khi vỗ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, khi vỗ lưng mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng. 

Đặt bé ngồi trên đùi

  • Đặt trên đùi cha mẹ một chiếc khăn sạch
  • Bế bé ở tư thế ngồi, lưng bé áp vào ngực mẹ
  • Người bế một tay giữ đầu và ngực của trẻ, tay còn lại xoa lưng con theo hình tròn hoặc chụm tay vỗ nhẹ từ phía dưới lên. Lưu ý ở tư thế này nếu đặt bé ngồi hơi nghiêng một chút về phía trước sẽ dễ ợ hơi hơn. 

Cha mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi theo hướng dẫn để vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi theo hướng dẫn để vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi

  • Đặt bé nằm sấp trên đùi mẹ, chú ý đặt phần đầu của trẻ cao hơn ngực. 
  • Dùng tay nâng phần cằm của bé, không tác dụng lực lên phần cổ của con
  • Dùng lòng bàn tay của mình xoa theo hình tròn ở sau lưng bé hoặc vỗ lưng ợ hơi cho bé nhẹ nhàng.

Tư thế nằm sấp ngang trên đùi cũng là một trong các cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh ợ hơi

Tư thế nằm sấp ngang trên đùi cũng là một trong các cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh ợ hơi

Bế bé ngang trước ngực

Lưu ý; Cách này chỉ áp dụng khi bé đã lớn và cơ thể cứng cáp hơn.

  • Ôm bé trước ngực với tư thế hướng mặt bé ra bên ngoài. 
  • Một tay mẹ đặt dưới mông bé, tay còn lại vòng qua bụng bé để tạo ra một áp lực nhẹ.
  • Mẹ đứng dậy, đi bộ nhẹ nhàng, áp lực của vòng tay mẹ sẽ khiến hơi từ dạ dày của trẻ thoát ra ngoài. 

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh khi bé đã cứng cáp

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh khi bé đã cứng cáp

Câu hỏi liên quan 

Làm sao để biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Cha mẹ làm thế nào để nhận biết?

Khi bé ở hơi sẽ phát ra tiếng ợ hoặc bé sẽ ngừng khóc, vui vẻ và bú tiếp bình thường. Nếu khi vỗ lưng cho trẻ, mẹ thấy tiết ra 1 ít sữa thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. 

Cha mẹ nên thực hiện các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?

Cha mẹ nên thực hiện các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh trong vòng 10 - 15 phút. Sau đó, nếu bé vẫn chưa ợ hơi thì mẹ nên đổi tư thế và tiếp tục vỗ lưng của bé. 

 

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ không cần vỗ ợ hơi nữa

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ không cần vỗ ợ hơi nữa

Cho tới khi con yêu được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện, bé cứng cáp hơn, biết bò, ngồi thì sẽ tự đẩy khí dư ra ngoài. Thời điểm này cha mẹ không cần thực hiện vỗ ợ hơi. 

Bên cạnh đó tình trạng đầy hơi, chướng bụng và nôn trớ của bé cũng sẽ giảm dần và biến mất. 

Nếu sau khi thực hiện, trẻ sơ sinh không ợ hơi thì sao?

Nếu khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ tại nhà như trên, bé vẫn có các dấu hiệu đầy hơi như quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng, tay nắm chặt,... Khi đó, mẹ nên đặt bé nằm ngửa và mát xa bụng nhẹ nhàng cho bé, nắm 2 chân bé làm động tác đưa vào bụng và đẩy ra (~ động tác đạp xe đạp).

Trong trường hợp, bé không ợ hơi và vẫn cảm thấy khó chịu thì cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

Cha mẹ cần lưu ý gì khi áp dụng các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Để giúp trẻ không còn bị ọc sữa, hạn chế nôn trớ, no lâu và ngủ ngon, gia đình nên chú ý:

  • Thực hiện vỗ lưng cho trẻ sơ sinh nhẹ nhàng. Tránh vỗ quá mạnh khiến hơi trong dạ dày không thoát ra ngoài, đồng thời, bé cũng dễ bị hoảng sợ
  • Duy trì vỗ lưng ợ hơi thường xuyên cho con
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, mẹ hãy chia cữ để bé bú nhiều lần hơn. Như vậy mỗi lần bú số lượng sữa sẽ giảm đi, giúp bé dễ dàng tiêu hóa, tránh nôn trớ.
  • Không cho bé nằm ngay sau khi bú sữa: Sau khi cho bé ăn, mẹ không nên cho bé nằm ngay tránh khí thừa khiến con bị đầy bụng. 

Không nên đặt bé nằm ngay sau khi bú sữa

Không nên đặt bé nằm ngay sau khi bú sữa

  • Cho bé bú mẹ đúng cách: Mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ và nên tránh để bé ăn quá no trong 1 lần. Khi cho trẻ bú bình nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, sữa luôn ngập cổ bình và khí không len lỏi vào dạ dày bé.
  • Tư thế ngủ đúng: Gia đình nên nâng đầu của bé cao một góc 30 độ. Ở tư thế này, thực phẩm trong dạ dày không trớ và trào ngược lên lúc bé ngủ. 
  • Nói không với khói thuốc: Trẻ sơ sinh thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang thực hiện các dịch vụ thai sản trọn gói dành cho sản phụ khi ngay khi bắt đầu mang thai với đầy đủ các lần siêu âm, xét nghiệm định kỳ, đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mẹ và thai nhi. 

Ngoài ra, trong thời gian theo dõi thai kỳ sản phụ sẽ được hướng dẫn toàn bộ kiến thức để chuẩn bị hành trang làm mẹ vững vàng. Hướng dẫn chi tiết được truyền tải thông qua các lớp tiền sản. Mẹ sẽ được học cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, cách xử trí khi trẻ nhỏ bị sặc sữa,...

PGS.TS.BS Dương Bá Trực khám cho bệnh nhi tại BVĐK Phương Đông

PGS.TS.BS Dương Bá Trực khám cho bệnh nhi tại BVĐK Phương Đông

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh nhằm tránh tình trạng nôn trớ sau khi bú. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi cần hỗ trợ y khoa hãy liên hệ ngay tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,245

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám