Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhanh khỏi hơn

Hương Thắm

21-08-2020

goole news
16

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi luôn là điều làm cho cha mẹ lo lắng. Điều này khiến các bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ bú. Vậy cần làm gì giúp con dễ chịu? Cha mẹ hãy tham khảo một số cách xử trí tại nhà khi trẻ bị nghẹt mũi dưới đây.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì?

Nghẹt mũi hay ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. 

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

➽ Cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa cần chú ý gì?

Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu do trẻ chưa học cách thở bằng miệng. Nghẹt mũi không làm con bị chảy nước mũi nhưng trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm thực sự là nỗi ám ảnh đối với cha mẹ, bởi khi đó bé sẽ rất quấy khóc, bỏ bú kéo theo hệ lụy là chậm phát triển về cân nặng cũng như một vài chỉ số khác. Tuy không quá nhiều nguy hiểm, nhưng mẹ nên cần chú ý để tìm nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng. Nếu không chú ý xử lý có thể dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do một số nguyên nhân như:

  • Cúm
  • Các bệnh do virus (như cảm lạnh)
  • Viêm xoang
  • Không khí khô
  • Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa
  • Dị ứng với phấn hoa, bụi hoặc các món ăn

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như chảy nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, khó thở. Việc trẻ phải thở bằng miệng dẫn đến một số bệnh khác như viêm họng, ho khan, khô tím môi, ho đờm…

Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể thực hiện một trong những cách dưới đây:

Nhỏ nước muối sinh lý

Làm loãng dịch mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9%vào 2 bên lỗ mũi cho trẻ. Việc này giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Nó có tác dụng thông mũi vô cùng hiệu quả. Nước muối sinh lý không những làm sạch mũi, sát khuẩn mà còn giúp ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi của trẻ.

Nhỏ nước muối sinh lý giúp giảm tình trạng nghẹt mũi

Nhỏ nước muối sinh lý giúp giảm tình trạng nghẹt mũi

Nên vệ sinh mũi khoảng 3 - 5 lần/ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú và đi ngủ. Bế trẻ nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi vài giọt nước muối sinh lý. Sau đó chờ khoảng vài phút, lau sạch nước muối thừa chảy ra ngoài.

Lưu ý cha mẹ không nên lạm dụng phương pháp này. Không nên nhỏ mũi bằng nước muối quá 4 ngày liên tiếp. Điều này có thể khiến mũi trẻ bị khô hơn.

Hút mũi

Nếu trẻ bị ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy. Phụ huynh có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho trẻ. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho dịch loãng ra rồi hút. Cách này giúp lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của ra ngoài.

Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi. Tiệt trùng bằng xà bông và rửa qua nước sôi. Mẹ không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Bởi dễ gây kích ứng cho niêm mạc mũi của trẻ.

Massage cánh mũi

Khi đã nhỏ nước muối sinh lý, mẹ hãy dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ day nhẹ vào 2 bên lỗ mũi.

Massage mũi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Massage cánh mũi cho bé điều trị nghẹt mũi rất hiệu quả

Cách này nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả và dễ thực hiện. Thực hiện việc massage mũi nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

Xông hơi

Hơi nước giúp làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. Đồng thời cung cấp độ ẩm, làm mũi trẻ ấm hơn. Ngoài ra còn có tác dụng giảm ho, đặc biệt phù hợp với tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh.

Nâng cao đầu khi ngủ

Nâng cao đầu khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Chỉ cần đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.

Những lưu ý khác khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, mẹ không tự ý dùng thuốc co mạch hoặc kháng sinh cho trẻ. Bởi nếu dùng sai thuốc bệnh không những không khỏi mà còn gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Không dùng miệng để hút chất nhầy từ mũi của trẻ. Việc này chỉ làm vi khuẩn lây từ miệng của người lớn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra còn tác động lên sụn mũi vốn rất mềm yếu của trẻ.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó. Để chắc chắn con đang gặp vấn đề gì cha mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở Y tế uy tín. Cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám, cha mẹ vui lòng liên hệ theo số hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
22,192

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám