Căng cơ quá mức thường gặp phải ở nhiều bộ phận trên cơ thể như chân, tay, thắt lưng, cổ, vai,... Ban đầu chỉ là cảm giác mỏi hoặc đau nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Căng cơ quá mức thường gặp phải ở nhiều bộ phận trên cơ thể như chân, tay, thắt lưng, cổ, vai,... Ban đầu chỉ là cảm giác mỏi hoặc đau nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Căng cơ quá mức là tình trạng phần cơ bắp nào đó trên cơ thể bị kéo giãn vượt quá giới hạn chịu đựng bình thường của cơ; kèm theo đó là cảm giác đau mỏi, khó chịu, thậm chí vùng cơ bị căng sẽ sưng tấy, bầm tím. Nhiều trường hợp cơ bị rách một phần hoặc toàn phần, ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ dẫn tới chảy máu cục bộ, đau nhiều tại vị trí tổn thương.
Căng cơ quá mức có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, nhưng thường gặp nhất ở chân, tay, thắt lưng, cổ, vai, gân khoeo sau đùi. Tình trạng này hay gặp sau khi vận động mạnh, hoạt động thể chất, tập luyện thể thao, mang vác đồ nặng sai tư thế,...
Căng cơ quá mức thường gắn liền với việc vận động quá sức ở chân, tay, vai.
Căng cơ quá mức thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Căng cơ gây ra các triệu chứng khá rõ rệt, thường thấy nhất là:
Các dấu hiệu này thường kéo dài trong khoảng một đến một vài tuần rồi tự khỏi với trường hợp căng cơ nhẹ. Còn các trường hợp nặng thậm chí có thể kéo dài hàng tháng.
Căng cơ quá mức không ngoại trừ độ tuổi, giới tính. Việc chúng ta làm việc quá sức, không khởi động khi tập luyện hoặc thực hiện vận động chân tay nào đó đều tiềm ẩn nguy cơ căng cơ.
Tuy nhiên, các vận động viên, hoạt động thể thao thường xuyên có nguy cơ cao hơn.
Một số trường hợp căng cơ quá mức xảy ra do ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế.
Bản chất của căng cơ quá mức là cơ bắp bị kéo giãn quá giới hạn nên sẽ gây đau đớn, giới hạn vận động tại nhóm cơ bị ảnh hưởng. Căng cơ thể nhẹ, thể trung bình có thể được điều trị khỏi ngay tại nhà bằng biện pháp chườm nóng, chườm đá, uống thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan vì có những trường hợp căng cơ nặng, đã bị rách cơ sẽ phải đi thăm khám xác định chính xác tình trạng và có biện pháp điều trị can thiệp để tránh biến chứng lâu dài cho sức khỏe.
Những trường hợp nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay là:
Để chẩn đoán căng cơ quá mức, khi thăm khám bác sĩ sẽ áp dụng các hình thức dưới đây:
Tùy vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây căng cơ mà có phương pháp điều trị phù hợp. Với các trường hợp căng cơ cấp tính, mức độ nhẹ ở chân, tay hay vai, gáy,... thì bạn nên dừng ngay mọi hoạt động lại, tiến hành chườm lạnh vào vị trí căng cơ. Cách này được đánh giá là rất có hiệu quả với các trường hợp căng cơ cấp tính, giúp làm giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giảm sưng tấy quanh chấn thương.
Nếu bị căng cơ khi chơi đá bóng, bóng chày, tennis thì nên cho đá vào túi chườm (tránh dùng đá lạnh chườm trực tiếp) ngay tại chỗ căng cơ khoảng 10 - 15 phút, lặp lại sau khoảng 1 tiếng, làm nhiều lần trong ngày, nhiều ngày.
Với các trường hợp bị trầy da hoặc tuần hoàn kém thì không nên chườm lạnh. Ngoài ra cũng cần lưu ý không nên xoa dầu hay chườm nóng tại vị trí bị căng cơ vì việc này sẽ khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi vốn có. Các trường hợp nặng nên đi thăm khám để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Căng cơ quá mức rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng dễ dàng phòng tránh bằng việc hình thành các thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động hợp lý tránh diễn tiến của căng cơ.