Khi bé chào đời, mỗi giây phút đầu tiên đều vô cùng quan trọng. Trong đó, một hành động nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn chính là cắt dây rốn muộn – phương pháp được Phương Đông áp dụng trong quy trình sinh chuẩn quốc tế.
Khi bé chào đời, mỗi giây phút đầu tiên đều vô cùng quan trọng. Trong đó, một hành động nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn chính là cắt dây rốn muộn – phương pháp được Phương Đông áp dụng trong quy trình sinh chuẩn quốc tế.
Cắt dây rốn muộn là việc chờ một khoảng thời gian sau khi em bé chào đời mới kẹp và cắt dây rốn, thay vì cắt ngay lập tức như thông thường. Năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ.
Trẻ có nguy cơ nhiễm trùng rốn nếu trì hoãn thời gian cắt rốn quá lâu
Trong phút đầu tiên sau sinh lượng máu truyền từ bánh rau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên tới 100ml trong 3 phút sau sinh. Lượng máu thêm này có thể cung cấp một lượng sắt tương ứng 40-50mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt của cơ thể (khoảng 75mg/kg cân nặng) có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu máu thiếu sắt trong năm đầu và không bị thiếu máu do thiếu sắt trong những tháng đầu.
Việc cắt dây rốn muộn đặc biệt tốt với trẻ non tháng, giúp trẻ không bị thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết não do giảm prothrombin.
Ngược lại, nó còn giúp kéo dài thời gian gắn bó da kề da – nền tảng cho sự kết nối cảm xúc và nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Việc cắt dây rốn sớm hay muộn đều không ảnh hưởng đến quá trình rụng rốn cũng như phương pháp chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh.
Cắt dây rốn giúp tăng lượng máu và sắt dự trữ cho trẻ
Quy trình được thực hiện ở cả trẻ sinh thường và sinh mổ bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với nữ hộ sinh để đảm bảo quy trình kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì an toàn tối đa cho cả mẹ và bé.